Công nghệ sàn phẳng không dầm là gì

Đăng bởi: V­ương Quân 1 26 tháng 2, 2018 03:17:CH

Thông qua các hoạt động khoa học – kỹ thuật, nhiều công nghệ trong ngành xây dựng đã phát triển nhanh chóng. Những ứng dụng khoa học – công nghệ trong ngành xây dựng những năm qua đã đóng góp lớn cho ngành xây dựng Việt Nam. Những giải pháp trong quá trình thi công các công trình xây dựng đang ngày một được áp dụng một cách rộng rãi và đem lại những kết quả đáng mừng cho các chủ thầu, chủ công trình hay chủ dự án. Và đa phần những giải pháp công nghệ đó đều đem đến cho họ cả về mặt chất lượng cũng như chi phí cho công trình xây dựng được giảm xuống một phần. Và có thể kể đến một trong số đó là công nghệ sàn không dầm – một giải pháp xây dựng xanh cho môi trường. Vậy sàn không dầm là gì? Cấu tạo và cách thiết kế sàn không dầm như thế nào? Trong bài viết này sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về công nghệ sàn nhẹ không dầm cho quý khách.
 

Xem thêm: Biệt thự 2 tầng 1 tum
 

1. Sàn không dầm là gì?
 

Trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, sàn nhà là bộ phận chiếm tỷ lệ lớn, chịu lực phức tạp và có cấu tạo rất đa dạng. Đối với công trình ít tầng thì giá thành chi phí cho sàn chiếm một tỷ lệ lớn, còn với nhà nhiều tầng, do công trình chịu lực ngang cũng như tải trọng bản thân kết cấu lớn nên chi phí cho các bộ phận chịu lực ngang cũng như cột, tường sẽ tăng dẫn đến chi phí cho sàn chiếm tỷ lệ cao. Theo tính toán thì với công trình cao khoảng 40 tầng, trọng lượng sàn chiếm đến 50% trọng lượng toàn công trình. Như vậy, để tiết kiệm chi phí cho công trình xây dựng dân dụng, giảm thời gian thi công… thì một trong những giải pháp kết cấu được các nhà thiết kế và chủ đầu tư quan tâm là ứng dụng sàn phẳng ứng lực trước [sàn không dầm] trong kết cấu của tòa nhà.
 


Công nghệ sàn không dầm đã tạo ra một bước đột phá lớn trong xây dựng nói chung và trong thi công sàn móng nói riêng. Chính bản thân từ “sàn không dầm” đã nói lên tết cả về khái niệm sàn không dầm là gì? Đây là loại sàn không cần sử dụng sàn mà nó liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình. Chính vì thế nó tạo ra được những ưu thế riêng cho mình về cả đặc tính kỹ thuật và đặc điểm kinh tế. Tính cách mạng trong xây dựng của công nghệ sàn rỗng, sàn không dầm chính là cách sử dụng nhựa tái chế hình hộp hoặc hình quả bóng thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoẳng 50%.



2. Ưu, nhược điểm của công nghệ sàn không dầm là gì?
 

a. Ưu điểm của sàn không dầm là gì?
 

1- Ứng dụng rộng rãi: Sàn bê tông ứng lực trước hay còn gọi là sàn không dầm [sàn phẳng] được sử dụng rộng rãi tại các nước trong khu vực như Hongkong, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore... Ở Việt Nam, đối với những công trình nhà dân thì sàn phẳng vẫn được coi là phương pháp thi công mới lạ. Tuy nhiên, tại các công trình lớn thì việc thi công sàn nhà này được sử dụng khá phổ biến. 
 

2- Sàn không dầm tiết kiệm chiều cao so với công trình có hệ sàn dầm truyền thống, giảm chi phí xây tô và vỏ bao. So với thi công bê tông cốt thép thông thường, phương pháp thi công sàn phẳng tiết kiệm vật liệu hơn, tạo được không gian sử dụng nhiều hơn, rộng hơn; đồng thời, giảm thiểu việc sử dụng vật liệu xây truyền thống mà thay vào đó là sử dụng vật liệu xanh. Việc tiết kiệm vật liệu, máy móc và nhân công này ngoài giảm chi phí và thời gian trực tiếp còn giúp giảm lượng chất thải rắn, giảm việc tiêu thụ năng lượng và phát thải CO2 trong quá trình vận chuyển và thi công. Ngoài ra sàn không dầm tạo thành các lớp đệm không khí giúp sàn này cách âm và cách nhiệt tốt hơn sàn truyền thống. Đây là một trong những tiện ích thiết thực mang lại cho người sử dụng. Được sản xuất từ nhựa tái chế và được kiểm định không gây bất cứ độc hại nào cho người sử dụng.

3- Sàn không dầm là công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo hai hướng không dầm, ít cột và có khẩu độ nhịp lớn. Sàn không dầm rất linh hoạt trong thiết kế, có khả năng áp dụng cho nhiều loại công trình, có tính cách âm và cách nhiệt tốt. Sàn không dầm có khả năng tăng cháy nổ.

4- Rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí: Trong thi công, với 1 nhịp lớn, sàn bê tông ứng lực trước cần ít bê tông hơn, cho phép tháo cốppha sớm hơn. Sàn nhà xây dựng nhanh thì việc hoàn thiện có thể kết thúc sớm, đưa công trình vào khai thác sớm. Sàn không dầm có khả năng vượt nhịp lên tới 20m, nhưng chỉ hiệu quả trong nhịp từ 8 - 12m, kinh tế nhất là nhịp 9m. Với công nghệ sàn rỗng không dầm, việc thi công tấm sàn có thể tiết kiệm tới 35% lượng bê tông sàn so với sàn truyền thống, giảm thời gian lắp dựng mỗi sàn xuống 5 đến 7 ngày, giảm tải trọng bản thân tấm sàn cũng như tải trọng trên phần móng công trình, từ đó giảm kích thước hệ kết cấu cột, vách, móng.

5- Sàn không dầm có khả năng chịu động đất khá tốt. Lực động đất tác động lên công trình có giá trị tỷ lệ với khối lượng toàn công trình và khối lượng tương ứng ở từng cao độ sàn không dầm, tấm sàn phẳng chịu lực theo hai phương, với ưu điểm giảm nhẹ trọng lượng bản thân, khi kết hợp với hệ cột và vách chịu lực sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả chống động đất cho các công trình cao tầng.

6- Khối lượng nhẹ nhưng chịu được lực lớn, tính vượt nhịp cao, công tác ván khuôn, cốt thép đơn giản, chiều cao thông thủy lớn.



Xem thêm: Biệt thự 2 tầng mái bằng hàng trăm mẫu đẹp
 

b. Nhược điểm của sàn không dầm là gì?
 

1- Đẩy nổi: Trong quá trình đổ bê tông nếu như không kiểm soát được chất lượng cốp pha gỗ thì hay số neo có thể gây ra xô lệch bóng hoặc đẩy nổi tấm sàn. Từ đó khiến chiều dày sàn tăng thêm so với thiết kế, lớp bảo vệ bê tông đỉnh quả bóng mỏng và ít nhiều ảnh hưởng đến sự làm việc của kết cấu.
 

Khắc phục:  Kiểm soát kỹ chất lượng cốp pha gỗ, số lượng và quy cách của ty neo theo đúng tiêu chuẩn thì sẽ hạn chế được nhược điểm này. Nếu trong quá trình đổ bê tông mới phát hiện ra thì chọc thủng bóng sau đó nhồi bê tông vào rồi đầm chặt hoặc sau khi bê tông đông cứng nhồi bê tông sau cũng được.


 

2- Rỗ đáy: Ở một vài công trình mới sử dụng công nghệ sàn không dầm xuất hiện hiện tượng này, khi tháo ván khuôn sẽ có 1 vài vị trí nhìn thấy đáy quả bóng – gọi hiện tượng này là rỗ [ trong quá trình đổ bê tông đã bỏ bước đầm hoặc đầm dối ]. Gây thẩm mỹ không tốt và ảnh hưởng chút ít đến chất lượng sàn.
 


Khắc phục:

+ Chọn độ sụt bê tông khoảng 16±2 là phù hợp, trong quá trình đầm bê tông phải giám sát công nhân đầm đúng kỹ thuật và mật độ đầm theo tiêu chuẩn

+ Sau khi tháo dỡ cốp pha nếu trên bề mặt bê tông xuất hiện các vết rỗ, lỗ hổng thì phải đục hết phần bê tông yếu và các hạt cá biệt của cốt liệu nhô lên. Sau đó rửa sạch toàn bộ bề mặt vết rỗ bằng nước áp lực và lấp đầy vữa bê tông mới vào. Hỗn hợp bê tông để lấp đầy có cùng mác với bê tông cũ nhưng cốt liệu nhỏ hơn. Vữa bê tông lấp đầy phải được đầm chặt, miết cẩn thận.

+ Khi xuất hiện trên bề mặt bê tông có các lỗ hổng, các vết rỗ lớn hoặc bê tông bên trong kết cấu không đông đặc làm giảm khả năng chịu lực của tiết diện và khả năng chống thấm của bê tông, đặc biệt là đối với các kết cấu bê tông cốt thép quan trọng cần phải xử lý bằng biện pháp phun vữa.
 

3. Cấu tạo cơ bản của sàn không dầm là gì?
 

Về mặt cấu tạo, sàn rỗng không dầm có cấu trúc khá đơn giản, bao gồm tấm thép lưới trên, bóng hoặc hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế và tấm thép lưới dưới. Hệ sàn này là sàn rỗng làm việc 2 phương, được tổng hợp bằng phương pháp liên kết trưc tiếp giữa các khối rỗng và thép. Trong đó, những quả bóng hoặc hình hộp từ nhựa tái chế sẽ có vai trò giảm bớt lượng bê tông cốt thép không cần thiết đối với toàn bộ kết cấu của sàn, tức là phần bê tông này ở trục trung hòa của cấu kiện.

Các vùng lưới thép, khi được phối hợp với các lỗ rỗng tạo ra do các quả bóng nhựa sẽ có thể giúp tối ưu hóa kết cấu bê tông, các vùng chịu mô men uốn và các vùng chịu lực cắt. Trong quá trình thi công sàn rỗng không dầm, phải lưu ý đến đặc tính hình học cơ bản của 2 bộ phận chính: lưới thép gia cường và những quả bóng nhựa rỗng. Trong đó, lưới thép gia cường sẽ có nhiệm vụ phân bổ và định hướng những quả bóng tại những vị trí chính xác. Trong khi đó, những quả bóng nếu được đảm bảo ở những vị trí cố định, sẽ giúp giữ vứng định dạng, tạo ra 1 hệ thống vô số các dầm chữ I đam nhau 2 phương. Khi đổ bê tông vào hệ liên kết giữa thép và bóng trên, ta sẽ có được tấm dàn rỗng không dầm 2 phương, một hệ sàn an toàn, chắc chắn và tiết kiệm rất nhiều vật liệu.
 

Phân loại sàn rống không dầm
 

- Theo cấu tạo: Sàn không dầm đơn giản, sàn lắp ghép, đúc sàn toàn khối.

- Theo độ dày tấm sàn: 180 mm, 230 mm, 280 mm, 340 mm, 390 mm, 450 mm.
 

Tham khảo bộ sưu tập các mẫu nhà cấp 4 2 mặt tiền
 

4. Thực hiện thi công sàn không dầm
 

B1: Rải thép lớp dưới, do sàn phẳng vì vậy thép lớp dưới là lưới đều dạng hàn sẵn hoặc lưới buộc.
 

B2: Đặt panel hình bóng hoặc hộp được chế tạo tại nhà máy và chuyển đến công trình. Panel bằng nhựa tái chế nhẹ và dễ lắp đặt thủ công với tốc độ cao.

B3: Lắp thép lớp trên: thép lớp trên chủ yếu đã được cấu tạo trong panel, chỉ bổ sung thép gia cường và thép mũ cột.


B4: Thực hiện chống nổi: Sử dụng các phụ kiện chống nổi để ghim panel vào cốp pha để chống lực đẩy nổi khi đổ bê tông.

B5: Đổ bê tông: Sử dụng bê tông thương phẩm thông dụng, phương pháp và quy trình đổ thực hiện như các công trình thông thường.      
 

 

Qua bài viết hy vọng đã giải đáp thắc mắc cho quý khách về sàn không dầm là gì và các đặc tính và ưu thế vượt trội của công nghệ này.
 

Xem thêm: Nhà cấp 4 chữ L đẹp

Video liên quan

Chủ Đề