Công nghệ sản xuất rượu bằng hóa chất năm 2024

Mới đây, lực lượng chức năng đã kiểm tra và phát hiện Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Thanh Mai có địa chỉ tại xóm Tiền Phong, xã La Phù (huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội) sản xuất các sản phẩm chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý Nhà nước cấp.

Các loại rượu giả được sản xuất tung ra thị trường khiến không ít người tiêu dùng bị ngộc độc và tử vong vì loại rượu này.

Cụ thể, lực lượng chức năng đã phát hiện cơ sở trên sản xuất nước ngọt có gas từ nước giếng khoan trộn với đường Trung Quốc, cùng hương liệu tạo mùi các loại (cam, chanh, cola). Trung bình, với khoảng 200ml nước ngọt cốt, hòa đầy với nước giếng khoan, sục qua khí CO2 sẽ ra một chai nước ngọt có gas thành phẩm loại 1,5 lít. Các chai nước này sau đó được dán tem nhãn, đóng gói đẹp mắt khá giống với kiểu dáng các sản phẩm thương hiệu.

Nguyên liệu sản xuất nước ngọt của cơ sở này được mua trôi nổi ngoài thị trường (chất tạo màu, tạo ngọt, tạo mùi) với giá siêu rẻ, không qua kiểm định chất lượng. Đặc biệt, trinh sát còn thu giữ một túi đường cyclamate (không nằm trong danh mục các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm) tại cơ sở này. Với "công nghệ" sản xuất thủ công này, trung bình mỗi ngày doanh nghiệp cho ra lò 150 lít nước ngọt, tương đương 100 chai loại 1,5 lít.

Ngoài kinh doanh nước ngọt đóng chai có gas, Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Thanh Mai còn sản xuất nhiều loại rượu như: champagne, rượu vang nổ, rượu nho. Quá trình kiểm tra khu vực sản xuất rượu tại công ty này, lượng chức năng phát hiện trên 100 lít cồn công nghiệp.

Tại biên bản của lực lượng chức năng, Giám đốc Công ty này cũng đã thừa nhận, lượng cồn này đều mua trôi nổi ngoài thị trường và là nguyên liệu chính để pha chế rượu. Trung bình, mỗi ngày cơ sở này cho ra lò được khoảng 100 lít rượu các loại. Theo tìm hiểu, cồn công nghiệp không nằm trong danh mục các phụ gia được sử dụng trong thực phẩm, sản xuất đồ uống vì có chứa methanol - chất có thể gây ngộ độc.

.JPG)

Chỉ vì lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất thủ công sử dụng cồn công nghiệp để sản xuất rượu rồi bán tới tay người tiêu dùng.

Đồng thời, trước đó, Công an Hà Nội cùng với Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra cơ sở sản xuất rượu, nước giải khát Thiên Long (ở xã La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội) do bà Nguyễn Thị Ngân làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang sản xuất, pha chế, đóng chai các loại nước giải khát có ga với nhãn mác, bao bì bắt mắt như: hương vị cam, cola, chanh và rượu champagne không công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc. Chủ cơ sở thừa nhận, dùng cồn công nghiệp cấm sử dụng trong thực phẩm (đựng trong 3 thùng phuy to), kết hợp phẩm màu, đường Trung Quốc để pha chế rượu các loại như: Champagne, rượu vang đào…, song trên nhãn mác bao bì đều ghi rượu được sản xuất từ cồn thực phẩm...

Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Doãn Hữu Châu (Trưởng phòng PC46) cho hay: “Để tiêu thụ hàng nghìn chai nước ngọt, rượu làm từ đường cyclamate, cồn công nghiệp các chủ cơ sở sản xuất trên đã tìm đến thị trường "béo bở" ở nông thôn hoặc miền núi vùng sâu, vùng xa. Nơi đây người dân ít tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ và giá thành thì phù hợp với túi tiền của họ. Cơ sở Thiên Long bán một chai nước ngọt có ga loại 1,5 lít bán chỉ với giá 5.000 đồng; rượu champagne, rượu vang nổ, rượu nho bán giá 14.000 đồng.

Đường hóa học cyclamate là một chất làm ngọt, màu trắng, không mùi, dạng bột tinh thể, tan nhiều trong nước, có thể tạo vị ngọt gấp 30 lần đường sucrose (đường mía). Chất này đã bị cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cấm sử dụng. Tại Việt Nam, đường cyclamate bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm và khuyến cáo cyclamate có thể là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư và tiểu đường”.

“Vì thế, tôi khuyến cáo người tiêu dùng chỉ nên mua và sử dụng những loại rượu có nhãn mác, thương hiệu được đăng kiểm trên thị trường. Phòng PC46 tiếp tục kiểm tra nhiều cơ sở sản xuất khác, nếu phát hiện vi phạm nghiêm trọng sẽ đình chỉ và xử phạt nặng theo quy định của pháp luật..”, Ông Châu nhấn mạnh.

Cồn thực phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu sạch như ngô, sắn, khoai có chất tinh bột cao. Khi tinh chế sẽ loại bỏ các chất độc hại ra ngoài, thu được cồn an toàn. Còn cồn công nghiệp làm được từ rất nhiều nguồn nguyên liệu nhưng không qua tinh chế, vì thế trong cồn chứa nhiều chất độc hại, trong đó có hàm lượng methanol, aldehyt… cao, giá thành rẻ. Do đó, nạn nhân có thể bị ngộ độc và có thể dẫn đến tử vong sau khi uống phải rượu giả được sản xuất từ cồn công nghiệp.

Men bột dùng để pha với nước lã thành rượu được bán với giá từ 30 - 70 ngàn đồng/kg. Mỗi kg men có thể pha được từ 30 - 40 lít rượu mà không cần phải qua các công đoạn chưng cất truyền thống.

Men bột dùng để pha với nước lã thành rượu được bán với giá từ 30 - 70 ngàn đồng/kg. Mỗi kg men có thể pha được từ 30 - 40 lít rượu mà không cần phải qua các công đoạn chưng cất truyền thống.

Men + nước = rượu

Trong vai chủ một lò rượu, PV Dân Trí tìm đến chợ Kim Biên (quận 5) để hỏi mua men hoá chất về pha rượu. Theo lời giới thiệu của người lái xe ôm lâu năm tại đây, chúng tôi vào một sạp bán hoá chất nằm khá sâu trong chợ.

Khi thấy người lạ mặt tìm đến thì chủ sạp cho biết đã "hết hàng". Sau đó, PV đã nhờ người lái xe ôm vào mua thì chủ sạp mới bán các loại men pha rượu với giá 40 ngàn đồng/kg.

"Bây giờ công an đi kiểm tra nhiều lắm nên con phải vào 1, 2 lần người ta quen mặt mới bán. Chú ở đây quen mặt rồi nên người ta thấy là bán ngay. Từ sau con đi mua cứ nói chú 8 L. giới thiệu thì họ bán ngay", chú xe ôm cho biết.

Theo lời giới thiệu của ông L. , chúng tôi đi vào một sạp bán men khác trong chợ Bình Tây (quận 6). Tại đây, bà chủ sạp cho hay: "Có nhiều loại men lắm, giá từ 40 - 70 ngàn đồng/kg. Thích mua loại nào cô lựa cho. Mỗi kg men có thể pha được khoảng 40 lít rượu. Cứ hoà men với nước rồi bán thôi, không phải nấu nướng gì nữa. Pha bằng nước gì cũng được. Nếu muốn giống các loại nổi tiếng thì mua hương về pha thêm vào. Thích voka, nếp cái hoa vàng hay rượu tây đều có hết".

Công nghệ sản xuất rượu bằng hóa chất năm 2024

Những loại men dùng pha rượu trực tiếp không rõ nguồn gốc bán công khai

Công nghệ sản xuất rượu bằng hóa chất năm 2024

Một loại men rượu dạng nước được người bán sang chiết ra bán cho khách với giá từ 40 ngàn đồng/kg

Công nghệ sản xuất rượu bằng hóa chất năm 2024

Loại hương liệu này dùng để pha vào rượu cho ra mùi nếp cái hoa vàng giá 50 ngàn đồng/lít

Ghi nhận tại hai chợ Kim Biên và Bình Tây, các loại men pha rượu đều không có nguồn gốc. Tất cả đều được các chủ sạp đựng trong các bao lớn, khi khách có nhu cầu mua thì sẽ chia nhỏ ra để bán.

Tại hai chợ trên, PV nhận thấy có hàng chục sạp bán các loại men hoá chất cũng như các loại hương liệu pha chung với men để thành các loại rượu "xịn". Tuy vậy, nguồn gốc của các loại men và hương liệu trên đều không ai rõ từ đâu.

"Ở đây toàn men Trung Quốc thôi, độc hại lắm. Nếu con mua về làm thí nghiệm thì mua chứ đừng mua về bán, thất đức lắm con ạ. Uống mấy loại rượu này vào hư hết dạ dày rồi sinh ra đủ các loại ung thư con ạ. Chú thấy cũng nhiều người mua về bán nhưng không dám can ngăn. Họ toàn bán cho người nghèo thôi. Giờ uống rượu đã độc hại rồi mà còn uống các loại rượu pha sẵn thế này thì sớm muộn cũng vô viện nằm con ạ. Nguy hiểm lắm!", chú L. xe ôm chia sẻ thêm.

Tiêu đời vì rượu hoá chất

Theo các chuyên gia hoá chất, việc sử dụng các loại men rượu không rõ nguồn gốc để làm rượu gây nguy hại khôn lường cho sức khoẻ người uống. Cụ thể, không chỉ gây đau đầu, buồn nôn, khó thở, các loại rượu không rõ nguồn gốc còn có thể gây mù loà, thậm chí dẫn đến tử vong vì có chất chống đông.

Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyên Như Hải (chuyên kinh doanh rượu truyền thống) cho biết: "Rượu truyền thống phải trải qua 4 công đoạn: nấu chín gạo thành cơm, làm men, ủ men với cơm rồi đem chung cất. Tuỳ theo từng loại rượu mà thời gian chưng cất dài hay ngắn, thường thì việc chưng cất từ 30 - 50 ngày nhưng cũng có những loại rượu phải chưng hàng trăm ngày. Việc mua các loại men pha sẵn để làm rượu không chỉ giết chết người uống mà còn giết chết ngành rượu truyền thống".

Theo ông Hải, hiện nay khá nhiều cơ sở bán rượu đang áp dụng cách pha men rượu để trục lợi. Chỉ với vài kg men và hương liệu, các cơ sở bán rượu trên có thể cung cấp hàng ngàn lít rượu ra thị trường mà không cần chưng cất.

"Một cơ sở nấu rượu truyền thống 1 tháng cung cấp vài trăm lít rượu là nhiều rồi chứ đâu ra vài ngàn lít. Vài ngàn lít chỉ có những công ty sản xuất lớn thôi, còn lại là làm rượu giả hết”, ông Hải khẳng định.

Công nghệ sản xuất rượu bằng hóa chất năm 2024

Hàng loạt các loại hương liệu khác nhau được các tiểu thương bán công khai dù không rõ nguồn gốc

Công nghệ sản xuất rượu bằng hóa chất năm 2024

Các tiểu thương hướng dẫn người mua cách pha chế rượu không cần chưng cất

Ông Hải hướng dẫn: “Để phân biệt rượu truyền thống với rượu "đểu" khá đơn giản. Rượu "đểu" khi ngửi có mùi nồng nặc, hắc, sốc thẳng vào mũi. Rượu truyền thống có mùi thơm dịu và không bị sốc. Khi đổ xuống nền nhà, rượu "đểu" sẽ bốc hơi, mất mùi còn rượu truyền thống thì mùi thơm khá lâu mới hết”.

Chia sẻ về tác hại của các loại men rượu không rõ nguồn gốc để làm rượu, bác sĩ Trần Thị Nhu cho hay: “Hiện nay trên thị trường xuất hiện khá nhiều các loại rượu được làm từ men pha sẵn không rõ nguồn gốc. Theo kiểm tra thì các loại rượu trên đều được pha chế từ các loại chất hoá học, đặc biệt đều có chất methanol độc hại. Methanol là một loại cồn độc hại đã được khuyến cáo không sử dụng trên thế giới. Nếu uống loại cồn trên vào người sẽ gây độc cho gan, thận gây suy thận cấp, viêm gan nhiễm độc, đặc biệt là gây toan hóa máu nặng nề. Nếu dùng lâu ngày có thể dẫn đến mù loà, thậm chí gây chết não cục bộ".