Công văn đề nghị xử lý ô nhiễm môi trường năm 2024

(Quang Binh Portal) - Ngày 10/6/2024, UBND tỉnh đã có Công văn số 1058/UBND-KT về việc giải quyết kiến nghị của công dân cụm 3, tổ dân phố 14, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới phản ánh việc ô nhiễm môi trường ở 02 hồ xả nước thải hiện không sử dụng phía sau Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới khẩn trương thực hiện đầy đủ các giải pháp trước mắt và lâu dài theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, khẩn trương triển khai vệ sinh mặt hồ, phát quang hai bên bờ hồ, thu dọn bèo, cỏ ngập nước nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm nước lưu chứa trong 02 hồ xả nước thải; tăng cường các biện pháp xử lý sinh học (men vi sinh, chế phẩm sinh học) để khắc phục tình trạng ô nhiễm hạn chế ảnh hưởng đến mức thấp nhất môi trường sống của cộng đồng dân cư xung quanh, bố trí kinh phí hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc nạo vét, xử lý bùn, chất thải tồn động trong 02 hồ nhằm giải quyết tình trạng phát sinh khí bùn...

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu Bệnh viện xây dựng phương án cụ thể để xử lý dứt điểm vấn đề ô nhiễm tại 02 hồ phía sau Bệnh viện đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan khu vực, không để phát sinh thêm kiến nghị của người dân, hoàn thành chậm nhất trước ngày 30/12/2024.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tích cực theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các yêu cầu nêu trên đối với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới theo đúng quy định pháp luật, đảm bảo giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường, không để phát sinh thêm kiến nghị của người dân tại khu vực, báo cáo UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện và tham mưu giải quyết các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền (nếu có).

UBND thành phố Đồng Hới chỉ đạo UBND phường Nam Lý và các phòng, ban, đơn vị, địa phương liên quan tăng cường công tác tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức của người dân khu vực về giữ gìn vệ sinh chung, thu gom, tập kết rác thải sinh hoạt đúng nơi quy định để đảm bảo môi trường khu vực.

Thứ sáu, 14/06/2024, 07:40

VĂN BẢN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

V/v đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, xử lý hoạt động chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường

V/v đề nghị tăng cường công tác kiểm tra, xử lý hoạt động chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường

File đính kèm

Các văn bản cùng thể loại "Công văn"

THỐNG KÊ

  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,696
  • Tháng hiện tại92,940
  • Tổng lượt truy cập6,000,611

Căn cứ Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về quyền khiếu nại về ô nhiễm môi trường như sau:

Điều 163. Khiếu nại, tố cáo về môi trường
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Như vậy, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác bằng cách nộp đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường đến các cơ quan có thẩm quyền đề được giải quyết tình huống ô nhiễm đang diễn ra.

Nội dung trong đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường thường bao gồm các thông tin cụ thể và yêu cầu xử lý vấn đề ô nhiễm như mô tả về vấn đề ô nhiễm, địa điểm, thời gian xảy ra ô nhiễm, các ảnh hưởng từ nguyên nhân ô nhiễm, bằng chứng,...

Tham khảo Mẫu Đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường mới nhất năm 2024 tại đây.

Công văn đề nghị xử lý ô nhiễm môi trường năm 2024

Công văn đề nghị xử lý ô nhiễm môi trường năm 2024

Mẫu Đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)

Hành vi không tổ chức đối thoại về môi trường theo đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 55 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không tổ chức đối thoại về môi trường theo đơn khiếu nại như sau:

Điều 55. Hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Không tổ chức đối thoại về môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hoặc theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, khởi kiện của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
...

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền vi phạm hành chính như sau:

Điều 6. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Như vậy, người nào có hành vi không tổ chức đối thoại về môi trường theo đơn khiếu nại về ô nhiễm môi trường của tổ chức, cá nhân có liên quan thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường có phải là hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường không?

Căn cứ Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường như sau:

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường
...
9. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
...

Như vậy, tổ chức, cá nhân thực hiện việc che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường là vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường.