Công việc tài chính là gì

Thứ hai, 22/02/2021 08:34

[có 10 đánh giá]

Chuyên viên tài chính hay Chuyên viên tư vấn tài chính [Financial advisor] là người hỗ trợ công ty đầu tư tài chính và quản lý tài sản. Ngoài ra, Financial advisor còn xử lý các vấn đề liên quan đến bảo hiểm của khách hàng và giúp họ lập kế hoạch toàn diện về các khoản đầu tư trong tương lai. Chuyên viên tư vấn tài chính làm việc cho các tổ chức hoặc công ty, đôi khi là làm việc tự do. Để biết thêm thông tin về mô tả công việc cũng như yêu cầu của nghề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Ngoài trách nhiệm chính là quản trị dòng tiền cho công ty, Chuyên viên Tài chính còn có nhiều chức năng chuyên môn khác như thẩm định dự án đầu tư dưới góc độ tài chính để tư vấn cho lãnh đạo công ty, tư vấn đầu tư…

Việc làm Chuyên viên tài chính

Chuyên viên tài chính làm gì?

Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp quản lý tất cả các khía cạnh tài chính của một công ty. Người đó là một người giải quyết vấn đề, tập trung vào những phương thức tạo ra giá trị. Các khía cạnh tài chính của một doanh nghiệp để quản lý bao gồm lên dự toán vốn, quản lý dòng tiền, cấu trúc vốn, liên hệ với nhà đầu tư, quản trị vốn lưu động, giao dịch ngoại hối, chính sách cổ tức, lên kế hoạch tài chính và quản trị rủi ro. Doanh nghiệp càng lớn thì nhiệm vụ của một người càng được chuyên môn hóa hơn.

Các hoạt động thường nhật biến động nhiều theo thời gian và các dự án đặc biệt [ví dụ như nghiên cứu so sánh chi phí lợi ích của những địa điểm mở cửa hàng mới khác nhau] là chuyện thường. Cuối quý và cuối năm có thể là thời điểm bận rộn. Một số ngày toàn bộ đội ngũ sẽ phải làm việc cùng nhau và phân tích dữ liệu, còn phần lớn thời gian sẽ làm việc theo nhóm. Công ty càng lớn, khả năng phải làm việc theo nhóm của bạn càng cao. Liên hệ chặt chẽ với khách hàng nội bộ được yêu cầu, và tăng theo thời gian.

Những kỹ năng cần có của Chuyên viên Tài chính

Kỹ năng của chuyên viên tài chính

Các công việc của Chuyên viên Tài chính đòi hỏi sự tập trung cao độ và một mạch tư duy không ngừng nghỉ, chính vì vậy những tố chất cần có của một Chuyên viên Tài chính như sau:

  • Kĩ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic
  • Hiểu báo cáo tài chính, chiến lược kinh doanh và mối liên hệ giữa cả hai
  • Quan tâm tới thị trường tài chính và nền kinh tế
  • Kĩ năng giao tiếp
  • Kĩ năng tiếp thị
  • Ưa thích làm việc với người khác, kĩ năng làm việc nhóm
  • Thích học hỏi những điều mới mẻ
  • Đạo đức nghề nghiệp cao
  • Kĩ năng lãnh đạo
  • Kĩ năng tính toán tốt
  • Kĩ năng máy tính như Excel, PowerPoint, và Access

Yêu cầu với Chuyên viên Tài chính doanh nghiệp là gì?

  • Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc các chuyên ngành liên quan.
  • Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ CPA, ACCA hoặc CFA.
  • Thành thạo tin học văn phòng Có khả năng lập kế hoạch, báo cáo, trình bày.
  • Có khả năng phân tích và tổng hợp vấn đề Có thể đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng Tiếng Anh là một lợi thế Chịu được áp lực cao.

Danh sách Ứng viên Tài chính mới nhất

Tài chính là một trong những ngành nghề với nhu cầu rất lớn về lao động trong mọi nền kinh tế và ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Định nghĩa đơn giản nhất về “tài chính” là một môn học về tiền. Tiền là một công cụ giúp trao đổi hàng hóa và tích trữ tài sản trở nên nhanh chóng và tiện lợi. Cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của đồng tiền càng trở nên quan trọng và ngày càng phức tạp, từ đó “tài chính” mới ra đời. Cụ thể hơn, “tài chính” là một môn khoa học về sự quản lý và điều phối dòng tiền, ngân hàng, các khoản đầu tư, tài sản và vốn.

Có nhiều cách phân chia tài chính ra làm các phân ngành nhỏ hơn. Cách đầu tiên là phân tài chính thành các hệ thống tài chính [tài chính doanh nghiệp và tài chính công] và các công cụ tài chính liên quan đến tài sản [assets] và vốn [liability]. Theo một góc nhìn khác, tài chính gồm có tài chính công, tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân.

Nhà tuyển dụng là ai?

  1. Ngân hàng đầu tư [Investment Bank]:Ngân hàng đầu tư tập trung vào việc tư vấn cho các doanh nghiệp, công ty, chính phủ và các tổ chức lớn khác trong việc mua bán trái phiếu [bonds] và các loại cổ phiếu [stocks]. Các nhân viên ở đây chủ yếu là chuyên viên đầu tư [investment bankers] và chuyên viên giao dịch cổ phiếu [security salespeople/traders].

Ở Việt Nam các ngân hàng đầu tư còn chưa phát triển mạnh. Các định chế tài chính lớn có chuyên môn và cung cấp dịch vụ đầu tư tại Việt Nam thường là các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư.

Ví dụ:

  • Việt Nam: Chứng khoán Sài Gòn, VNDirect, HSC,… và các quỹ đầu tư: Horizon Capital, VinaCapital.
  • Mỹ: Goldman Sachs, Barclays, JPMorgan, Morgan Stanley, Deutsche Bank, Bank of America Merrill Lynch.
  1. Ngân hàng thương mại [Commercial Bank]:Ngân hàng thương mại có vai trò điều phối dòng tiền trong xã hội cho các đối tượng khách hàng: doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có nhu cầu về vốn hoặc tiết kiệm. Các công việc phổ biến là cán bộ tín dụng [để thực hiện các khoản cho vay] hay giao dịch viên [bank tellers]. Cũng nên chú ý rằng các ngân hàng thương mại hiện nay thường có một bộ phận đầu tư đóng vai trò như một ngân hàng đầu tư, vậy nên ranh giới để phân biệt giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại ngày càng trở nên khó xác định.

Ví dụ:

  • Việt Nam: Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV, etc.
  • Mỹ: JPMorgan Chase, Bank of America, Wells Fargo, etc.
  1. Quỹ đầu tư [Asset management firms/Hedge funds]: các quỹ đầu tư có chuyên môn quản lý các tài sản của cá nhân hay tổ chức và dùng nó để đầu tư và thu lợi nhuận một cách có chiến lược, sau đó lấy hoa hồng từ khoản lợi nhuận mang về. Ví dụ của các khoản đầu tư là cổ phiếu, chứng khoán được giao dịch công khai trên các sàn chứng khoán [sàn chứng khoán Hồ Chí Minh – HOSE, sàn chứng khoán Hà Nội – HNX hay sàn chứng khoán New York – NYSE]. Các công việc phổ biến là quản lý tổ hợp đầu tư [Portfolio manager] hay chuyên viên phân tích chứng khoán [Security analyst].

Ví dụ

  • Việt Nam: Quỹ đầu tư VinaCapital, quỹ đầu tư Mekong Capital,…
  • Mỹ: Vanguard Group, Pacific Investment Management, J.P. Morgan Asset Management
  1. Quỹ đầu tư vốn cổ phần cá nhân “Private Equity” [PE]: các quỹ đầu tư PE là các quỹ quản lý vốn của các tổ chức hoặc cá nhân giàu có. Khác với các quỹ đầu tư “hedge funds” hay “money management firms” thường mua bán cố phiếu hay trái phiếu được giao dịch công khai để sở hữu một phần của một doanh nghiệp, các quỹ PE thường mua lại toàn bộ một công ty. Công ty được mua lại bởi các quỹ PE sẽ rút khỏi thị trường chứng khoán và trở thành các công ty tư nhân. Các quỹ PE sẽ tái cấu trúc các công ty này và đưa lại ra thị trường nhằm kiếm lợi nhuận. Những công việc chủ yếu ở các quỹ PE là chuyên viên đầu tư [Investment bankers], chuyên viên phân tích thị trường, hay chuyên viên tái cấu trúc với những chuyên môn như phân tích tính hiệu quả của công ty, đàm phán giá cả của giao dịch, gây vốn hay thực hiện việc tái cấu trúc các công ty được mua lại.

Ví dụ:

  • Việt Nam: Dragon Capital, Mekong Capital, VinaCapital, Vietnam Investment Group
  • Mỹ: The Carlyle Group, Kohlberg Kravis Roberts, The Blackstone Group, Apollo Global Management
  1. Công ty đầu tư bất động sản [Real Estate Investment Corporation]: là những công ty đầu tư các dự án bất động sản, mua hay bán các dự án để phát triển dự án tới một mức rồi bán lại sinh lời. Các công ty này mua bán các dự án không nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng [các công trình] mà chủ yếu mua, gây dựng một thời gian rồi bán lại và tạo lợi nhuận từ quá trình gây dựng đó. Các công việc phổ biến là chuyên viên phân tích hay chuyên viên giao dịch. Rất nhiều quỹ PE cũng đầu tư vào các dự án bất động sản như các công ty đầu tư bất động sản.

Ví dụ:

  • Việt Nam: Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Hòa Phát
  • Mỹ: Michigan Realty Solutions, Ohio Investments, Pendo Management Group
  1. Bộ phận tài chính của các tập đoàn [Corporate Finance]: Bộ phận này sẽ phụ trách mọi vấn đề liên quan tới tài chính của công ty/tập đoàn, bao gồm việc mua bán, sát nhập [Merger and Acquisition], đầu tư sinh lời, điều chỉnh cấu trúc vốn [capital structure],… nhằm mục đích nâng cao giá trị doanh nghiệp và lợi ích tới các cổ đông của công ty.

Ví dụ:

  • CFO/ Corporate Finance của Kido Group, Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn Unilever
  1. Các công ty bảo hiểm [Insurance company]: Các công ty bảo hiểm quản lí một dòng tiền lớn do khách hàng trả khi tham gia vào chương trình bảo hiểm của họ, sau đó dùng nó để đầu tư mang lại lợi nhuận caovà quay vòng vốn để chi trả cho những rủi ro của khách hàng.

Ví dụ:

  • Prudential, Liberty Insurance, Bảo Việt

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM VIỆC TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH?

Yêu cầu về bằng cấp

Trong danh sách 100 người giàu nhất thế giới của tạp chí Forbes, hơn 90% trong đó làm trong ngành tài chính hoặc liên quan tới ngành tài chính. Nhưng để thành công trong ngành tài chính và trở nên giàu có nhờ tài chính trong dài hạn một cách chính đáng và hợp pháp thì không phải con đường dễ dàng.

Yêu cầu tối thiểu để có thể làm việc ở các công ty, doanh nghiệp hay tổ chức tài chính là bằng cử nhân đại học. Hơn thế nữa, bằng thạc sỹ cũng ngày càng trở nên phổ biến và dần trở thành một yêu cầu cần thiết để thành công.

Ngoài tấm bằng cử nhân, thạc sỹ hay tiến sỹ, những nhân viên trong ngành tài chính cũng cần phải trải qua những kì thi để có chứng chỉ như ACCA, CPA hay CFA.

Yêu cầu về kỹ năng

Trong thị trường lao động vô cùng cạnh tranh ngày nay, bằng cấp chỉ là một phần câu chuyện. Kĩ năng cứng về chuyên môn như sự thành thạo Excel, PivotTable hay VBA là vô cùng quan trọng. Kỹ năng mềm và tính cách phù hợp với ngành nghề cũng là những yếu tố nặng cân khi nhà tuyển dụng nhìn vào một ứng viên. Để thành công trong ngành tài chính, khả năng phân tích và giải quyết vấn đề hay kĩ năng giao tiếp tốt được cho là vô cùng thiết yếu. Ngoài ra, ứng viên cần phải chứng tỏ được mình có thể làm việc dưới áp lực cao, có khả năng thích nghi nhanh và biết ứng biến, làm việc nhóm tốt và đặc biệt nắm bắt được những chi tiết nhỏ. Ngành tài chính ngân hàng thường được biết đến với cường độ, giờ làm việc dài và căng thẳng. Ứng viên cần thể hiện được cho nhà tuyển dụng thấy mình phù hợp với văn hóa công ty và là một người dễ gần, thân thiện mà các đồng nghiệp sẽ muốn ở bên và làm việc cùng trong 60-100 tiếng/tuần.

Với tình trạng cung nhiều hơn cầu hiện nay, ngành tài chính ngân hàng là một ngành hứa hẹn nhưng cũng đầy thử thách để có thể bước vào.

CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP

Ngành tài chính có nhiều cách phát triển, nhưng một con đường phổ biến là cử nhân sau khi hoàn thành bậc đại học [undergraduate] sẽ vào làm chuyên viên phân tích [Analyst] trong vòng 2 – 3 năm. Sau đó, một số người sẽ ở lại và tiếp tục được thăng chức lên Associate [cấp cao hơn Analyst], Phó giám đốc [Vice-President], Giám đốc [Director] và sau cùng là Giám đốc quản lí [Managing Director] hoặc chuyển sang làm ở bên mua [buy-side] [Hedge fund, Private Equity firms]; trong khi một số người sẽ quay lại trường học để lấy bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh [MBA] và sau đó chuyển sang những hướng khác [Tư vấn – Consulting, Tổ chức phi lợi nhuận – Non-profit,…]  Các ngân hàng đầu tư lớn ở Phố Wall [Wall Street] hiện đang có xu hướng giữ chuyên viên phân tích Analysts ở lại bằng cách thu ngắn khoản thời gian thăng chức từ bậc Analyst lên đến Vice-President còn 6-7 năm.

Tại Việt Nam, một tấm bằng Kinh tế/Tài chính cũng có thể mở ra rất nhiều cánh cửa. Một con đường được nhiều bạn trẻ muốn làm về Tài chính Doanh nghiệp [Corporate Finance] lựa chọn gần đây là tham gia những chương trình Quản trị viên Tập sự [Management Trainee] của các công ty lớn [Chi tiết xem tại Management Trainee], vốn được nhắm đến những đối tượng mới ra trường. Trái lại, để làm việc ở các quỹ đầu tư hay những công ty chứng khoán, chuyên viên phân tích [analysts] thường được mong đợi đã có 2-3 năm kinh nghiệm và thường đi ra từ kinh nghiệm làm kiểm toán ở các công ty Big4. Lí giải điều này là do ở Việt Nam thị trường đầu tư còn non trẻ, các công ty trở nên thận trọng hơn trong việc chọn người vì chính họ cũng chưa đủ quy mô để dựng lên một chương trình đào tạo chỉnh chu và thông suốt như ở nước ngoài.

BỐI CẢNH NGÀNH TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Ở Mĩ, châu Âu và các nước có thị trường chứng khoán lớn và phát triển, thị trường lao động cho ngành Tài chính – Ngân hàng lớn nhưng càng ngày càng cạnh tranh và thường được biết đến là một trong những khối ngành với tỉ lệ nhận thấp nhất. Đặc biệt cho sinh viên quốc tế, sự cạnh tranh này còn trở nên gay gắt hơn khi họ chỉ có những lựa chọn là những công ty lớn có đủ khả năng và sẵn sàng tài trợ visa việc làm H1B.

Tại Việt Nam, khối lượng cung với hàng trăm ngàn cử nhân Tài chính – Ngân hàng hàng năm là rất lớn, vượt quá gấp nhiều lần nhu cầu tuyển dụng của các ngân hàng và các tổ chức, quỹ đầu tư. Theo Dân trí, năm 2015, 12,000 trên tổng số 29,000 tân cử nhân ngành tài chính ngân hàng được ghi nhận thất nghiệp. Sinh viên Việt Nam mới ra trường phần lớn được nhận xét là còn thiếu sót về kĩ năng mềm, không có nhiều hiểu biết đầy đủ về ngành và đặc biệt chưa biết tận dụng các mối quan hệ [network] để tìm kiếm cơ hội cho mình. Trong khi đó, các công ty với tỷ lệ thôi việc [turnover rate] thấp có xu hướng đòi hỏi nhiều yêu cầu cao hơn ở ứng viên, đặc biệt đối với các quỹ đầu tư.

Tài chính là một ngành chủ chốt có vai trò quan trọng trong sự phát triển của một nền kinh tế. Để thành công trong ngành này, các bạn sinh viên cần trang bị các kĩ năng cần thiết gồm cả kĩ năng cứng [phân tích tài chính, thị trường] và các kĩ năng mềm [giao tiếp, làm việc nhóm, thích nghi với môi trường]. Tuy ngành tài chính gắn liền với áp lực công việc lớn, ngành này vẫn thu hút một số lượng lớn các bạn sinh viên sau khi ra trường bởi sự hấp dẫn bởi nhiều lý do như tính chất đa dạng của công việc và nguồn thu nhập cao. Để có được quyết định phù hợp cho bản thân, bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng thông qua nhiều nguồn thông tin, nói chuyện với những người đã làm trong ngành và tốt nhất là có những trải nghiệm thực tế thông qua những kì thực tập. Nếu quyết định theo đuổi ngành tài chính chỉ đến từ những áp lực gia đình, xã hội, bạn sẽ khó có thể phát triển và cảm thấy hạnh phúc với lựa chọn nghề nghiệp của mình. Còn nếu bạn theo đuổi tài chính và tìm thấy ý nghĩa và niềm vui từ công việc mình làm, thì đây là ngành mà bạn nên tiếp tục theo đuổi để chinh phục thành công.

→ Xem thêm:

Học bổng Young Talent Scholarship 2020

ACCA là gì? Học ACCA để làm gì?

Các thông tin hữu ích trước khi quyết định học ACCA

Ngành kế toán, kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế [IFRS]

  • 18/04/2022 0
  • 18/04/2022 0
  • 18/04/2022 0
  • 04/12/2022 0
  • 04/10/2022 0

Video liên quan

Chủ Đề