Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024

Củ đậu (củ sắn) là một trong những loại thực phẩm đã quá quen thuộc với mọi gia đình nhờ vị giòn ngọt dễ ăn. Không chỉ có thể ăn sống như một món tráng miệng, làm các món ăn đơn giản trong thực đơn hàng ngày hoặc là nguyên liệu chính trong các món chay rất ngon; mà thành phần dinh dưỡng của chúng còn có thể khiến cả nhà mình bất ngờ luôn đó nha!

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay những lợi ích tuyệt vời mà củ đậu mang lại nhé!

\>> Xem thêm: Chọn mua củ đậu (củ sắn) ngon, sơ chế và bảo quản như thế nào là đúng cách?

Củ đậu mang nhiều lợi ích cho sức khỏe – Ảnh: theseedcollection

I. Củ đậu là gì?

Củ đậu hay còn được gọi bằng các tên khác như củ sắn, sắn nước… Củ đậu có hoa màu tím nhạt, cây có thể cao từ 4-5m, phần rễ phát triển to hình thành củ có vỏ màu vàng nhạt, mỏng còn ruột màu trắng kem.

Vị của củ đậu ngọt nhẹ, giòn và nhiều nước; có thể ăn sống trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: món xào, canh, món hầm, nộm hoặc súp…

II. Thành phần dinh dưỡng của củ đậu

Thành phần dinh dưỡng chính của củ đậu là nước (chiếm đến 80-90%); 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột, các loại Vitamins (C,E,…) và muối khoáng khác như: Sắt, Canxi, Photpho, Kali, Selen và Beta-carotene… đặc biệt là chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024

Thành phần dinh dưỡng chính của củ đậu là nước – Ảnh: res.cloudinary

III. Những lợi ích tuyệt vời từ củ đậu

1. Tốt cho tim mạch

Chất khoáng Kali, Sắt, Đồng, Nitrat có trong củ đậu rất có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức Cholesterol, thư giãn các mạch máu. Từ đó làm giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ; bảo vệ tim mạch và cải thiện tuần hoàn máu một cách tự nhiên nhất.

2. Tốt cho hệ tiêu hóa

Củ đậu có chứa rất nhiều chất xơ nên có những lợi ích thiết thực cho hệ tiêu hóa, đây chính là loại rau củ nên có trong chế độ ăn uống của cả gia đình mình.

Cụ thể, Inulin trong củ đậu được biết đến như một loại chất xơ Prebiotics – có tác dụng làm tăng số lượng lợi khuẩn và tạo ra môi trường bất lợi cho những vi khuẩn gây hại trong đường ruột, ngăn ngừa và điều trị táo bón

Ăn củ đậu với lượng vừa phải cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, bởi củ đậu có tính mát giúp giải nhiệt nhanh, có thể hỗ trợ giải độc rượu nhanh chóng, nhuận tràng do có rất nhiều chất xơ, giảm tăng tiết axit dạ dày.

3. Giảm cân

Nhờ có nhiều chất xơ nên củ đậu cũng có rất nhiều tác dụng trong làm đẹp như hỗ trợ giảm cân, làm mặt nạ, giúp chị em giảm các ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh. Đối với các thai phụ thì ăn củ đậu cũng có rất nhiều lợi ích như giảm thiểu tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa ổn định hơn.

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024

Củ đậu nhiều chất chống oxy hóa, Vitamin C và E, Selen và Beta-carotene – Ảnh: ik.imagekit

4. Giảm nguy cơ mắc ung thư

Thành phần dinh dưỡng của củ đậu nhiều chất chống oxy hóa, Vitamin C và E, Selen và Beta-carotene,…Trong đó:

  • Chất chống oxy hóa trong củ đậu có chức năng trung hòa các gốc tự do. Từ đó, chúng có thể ngăn chặn việc tế bào bị tổn thương và ung thư.
  • Chất xơ dồi dào được chứng minh tác dụng bảo vệ và chống lại ung thư ruột kết.
  • Prebiotics tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột; tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn bảo vệ; và tăng cường phản ứng miễn dịch. Ăn củ đậu có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

5. Tăng hệ miễn dịch

Ăn củ đậu rất tốt cho hệ miễn dịch bởi hàm lượng Vitamin C rất cao. Ngoài ra trong củ đậu còn có thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân hen suyễn và khó thở.

6. Tốt cho xương và răng

Hàm lượng Photpho và Kali có trong củ đậu sẽ giúp xương và răng của các thành viên trong gia đình mình cung cấp thêm dưỡng chất, phát triển và ngày càng khỏe mạnh hơn.

Củ đậu nhỏ nhỏ mà có “võ” quá cả nhà ha! Ăn vừa ngon mà lại nhiều dưỡng chất thế này thì các chị em nội trợ phải chọn ngay các món củ đậu ngon vào thực đơn Món Ngon Mỗi Ngày cho cả nhà mình đấy nhé!

Nhiều người muốn "trầm cảm" khi nghe những tên gọi "rõ ràng quả này mà không phải quả này" từ anh em Bắc- Nam.

Nói về độ đa dạng ẩm thực, Việt Nam nhận đứng số 2 chắc chẳng ai dám tranh số 1. Theo đó, các món ăn hay thực phẩm "quê nhà" không chỉ phong phú ở nguyên liệu, cách chế biến, thưởng thức mà ngay ở tên gọi cũng có sự khác biệt giữa các miền.

Vì thế, nhiều người muốn "trầm cảm" vì nghe thấy những loại trái cây, củ quả mang tên gọi lạ tai đến từ anh em Bắc- Nam.

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
Nói đến "quả na", người miền Bắc sẽ nghĩ quả này. Ơ nhưng người miền Nam lại gọi đây là "trái mãng cầu".

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
Người miền Bắc thắc mắc "quả mãng cầu" đây mới đúng chứ nhỉ? Người miền Nam thưa rằng, gọi là trái "mãng cầu xiêm" mới đúng nha.

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
Quả trứng gà vốn rất quen thuộc với nông thôn miền Bắc. Nhưng nếu đi du lịch miền Tây, ghé đến các vựa trái cây mà hỏi quả trứng gà, người bán chẳng hiểu bạn nói gì đâu. Vì người miền Nam gọi đây là "trái lê ki ma".

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
Người miền Bắc gọi đây là "quả roi", còn người miền Nam lại gọi đây là "trái mận".

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
Ơ nhưng "quả mận" của miền Bắc phải như thế này chứ? Không, người miền Nam gọi quả này là "mận Hà Nội".

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
Đây ắt hẳn là "quả dứa" của miền Bắc rồi. Ấy thế mà miền Nam lại gọi bằng cái tên "thơm". Mà thơm thật! Ăn "dứa" rất "thơm" nha.

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
Cái này chắc nhiều người biết. Người Bắc gọi đây là "quả quất". Ở miền Nam, người ta toàn kêu là "trái tắc" không à.

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
Rắc rối nữa đây, nói đến "củ sắn" người miền Bắc sẽ nghĩ đến thứ này. Vậy mà người miền Nam lại khẳng định, đây là "củ khoai mì".

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
Còn "củ sắn" của người miền Nam phải thế này chứ. Ơ kìa, đây chẳng phải "củ đậu" của người miền Bắc hay sao?

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
"Bạc hà" dùng dể nấu canh chua của người miền Nam. Nhưng người miền Bắc lại gọi thứ này bằng cái tên "dọc mùng".

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
Còn nói đến "bạc hà" của miền Bắc, mọi người chỉ nghĩ đến loại lá tạo mùi thơm này thôi. Còn ở miền Nam, người ta lầm tưởng nó là "húng lủi" đấy!

Củ sắn miền bắc gọi là gì năm 2024
Ơn trời, thứ quả này chắc dễ phân biệt nhất đấy: "Khổ qua" (miền Nam) và "mướp đắng" (miền Bắc) nhỉ.

Ying Ying Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/giai-tri/showbizplus/co-cac-loai-qua-bac-goi-mot-dang-nam-thua-mot-neo-nghe-muon-lu-lan-n-262633.html

Khổ qua ở miền Bắc gọi là gì?

Chúng ta hẳn chẳng còn xa lạ gì với trái khổ qua mà ở miền Bắc gọi là “mướp đắng”.

Củ đậu miền Nam gọi là gì?

Cây củ đậu hay củ sắn,Cây củ đỗ sắn nước (theo cách gọi miền Nam, danh pháp hai phần: Pachyrhizus erosus) là một cây dây leo có nguồn gốc từ México và Trung Mỹ.

Củ sắn gọi là củ gì?

Củ sắn còn được gọi là củ đậu, thuộc một loài dây leo thân thảo sống lâu năm, phần củ là những đoạn rễ phình to ra mà thành. Chúng có thể dài đến 2m và nặng đến 20kg.

Củ sắn ở miền Trung gọi là gì?

Củ đậu hay còn gọi là củ sắn, có nguồn gốc từ Miền Trung và Nam Mỹ, được sử dụng trong hàng ngàn năm là một thực phẩm ăn vặt có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món khác. Vỏ củ có màu vàng và mỏng như giấy còn ruột có màu trắng kem hơi giống ruột quả lê.