Cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội

Ngày 30/7, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức lễ khánh thành nhà Cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội. 

Công trình này cũng là nơi chia sẻ những thành tựu của doanh nhân là cựu sinh viên, thầy trò Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đồng thời thắt chặt kết nối giữa các thế hệ cựu sinh viên.

TS. Nguyễn Quân, Chủ tịch Mạng lưới Cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội cho hay: “Hiện nay, rất nhiều trường đại học có mạng lưới cựu sinh viên, nhưng việc xây dựng riêng một tòa nhà làm nơi để kết nối cựu sinh viên thể hiện sự quan tâm sâu sắc của trường”.

Theo ông Quân, nơi đây có thể giúp các thế hệ “người Bách khoa” dễ dàng kết nối, hỗ trợ về đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp và hướng nghiệp cho sinh viên. 

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội hy vọng đây sẽ là môi trường để kết nối, gắn kết các thế hệ sinh viên của nhà trường. Qua đó tạo nền tảng, ươm mầm cho các ý tưởng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.

Đây cũng là tòa nhà cựu sinh viên đầu tiên được xây dựng tại một trường đại học Việt Nam. 

Dự án nhà Cựu sinh viên được khởi công vào tháng 1/2022 với tổng kinh phí khoảng 3,6 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nhiều thế hệ cựu sinh viên.  Tòa nhà nằm ở vị trí trung tâm trong khuông viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội với 4 mặt tiền cùng không gian riêng biệt và thoáng mát. 

Không gian chính tại tầng một được thiết kế là nơi giới thiệu, trưng bày, quảng bá thành tựu, sản phẩm công nghệ và tổ chức các sự kiện kỷ niệm đặc biệt của các thế hệ cựu sinh viên nhà trường. Văn phòng làm việc của Mạng lưới Cựu sinh viên, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách khoa BK Fund cũng được đặt tại đây để chào đón các thế hệ cựu sinh viên.

Tòa nhà cũng dành riêng không gian để xây dựng “Vườn ươm sáng tạo khởi nghiệp Bách khoa” nhằm hỗ trợ, ươm tạo các nhóm, các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây cũng là địa điểm để các chuyên gia, cựu sinh viên đến chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ công tác tư vấn, đào tạo cho các nhóm nghiên cứu, khởi nghiệp và các sinh viên đam mê sáng tạo.

Nhà Cựu sinh viên tập trung đẩy mạnh các hoạt động xung quanh 4 lĩnh vực chính: kết nối hợp tác giữa các doanh nhân, kết nối nguồn kỹ sư trẻ với doanh nhân; đặt hàng giải pháp nghiên cứu và phát triển với nhóm nghiên cứu; chia sẻ kinh nghiệm giữa cựu sinh viên và sinh viên.

Các thế hệ cựu sinh viên, giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Cũng tại buổi lễ, ban tổ chức cũng ra mắt 6 Ban liên lạc cựu sinh viên thuộc Mạng lưới Cựu sinh viên Bách khoa.

Sau hơn 1 năm nghiên cứu, thậm chí ngủ tại chuồng nuôi để theo dõi hoạt động của đàn lợn, nhóm cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã chế tạo thành công hệ thống kiểm soát khí hậu trong chuồng nuôi.

Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học và sáng tạo của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm học 2021-2022.

Tạ Sơn Tùng, Chủ tịch hội đồng thành viên Rikkeisoft, người được Forbes Việt Nam bình chọn là nhân vật nổi bật tuổi dưới 30 năm 2014 từng quyết định rời bỏ môi trường làm việc ổn định để dấn thân vào một lối đi “chông gai” hơn.

Lễ khánh thành nhà Cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Nam

Ngày 30/7, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức "Lễ khánh thành nhà Cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội" nhằm giới thiệu hình ảnh dự án xây dựng tòa nhà Cựu sinh viên tới toàn bộ sinh viên, cán bộ, cựu sinh viên và các doanh nghiệp, đối tác của Nhà trường.

Sự kiện này cũng là cơ hội để chia sẻ những thành tựu của doanh nhân và thầy trò Đại học Bách khoa, đồng thời thắt chặt kết nối giữa các thế hệ cựu sinh viên - sinh viên dưới mái nhà chung.

Tòa nhà Cựu sinh viên đầu tiên được xây dựng tại một trường Đại học Việt Nam

"Hiện nay, rất nhiều trường đại học có mạng lưới cựu sinh viên, nhưng việc xây dựng riêng một tòa nhà thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đại học Bách khoa Hà Nội đối với các thế hệ sinh viên từng học tập tại Trường. Tòa nhà biểu tượng cho sự trao quyền nhiều hơn trong bối cảnh Đại học Bách khoa Hà Nội hướng tới tự chủ toàn diện, giúp các thế hệ của Đại học Bách khoa dễ dàng kết nối, hỗ trợ về đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp và hướng nghiệp cho sinh viên", TS. Nguyễn Quân, Chủ tịch Mạng lưới Cựu sinh viên Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh.

Đây là tòa nhà Cựu sinh viên đầu tiên được xây dựng tại một trường đại học Việt Nam. Dự án nhà Cựu sinh viên được phê duyệt nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập Trường. Với tổng kinh phí khoảng 3,6 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của nhiều thế hệ cựu sinh viên thành đạt, dự án đã được khởi công vào tháng 1/2022 do ông Dương Quốc Tuấn, thành viên Ban điều phối Mạng lưới Cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn Austdoor, trực tiếp điều hành thực hiện.

Tòa nhà Cựu sinh viên được đặt ở vị trí trung tâm trong Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nằm trên tuyến đường đôi nối Cổng ở mặt phố Trần Đại Nghĩa đến Cổng Parabol. Xếp cạnh Hồ Tiền và Thư viện Tạ Quang Bửu, những biểu tượng nổi bật của Đại học Bách khoa Hà Nội, nhà Cựu sinh viên có 4 mặt tiền với không gian riêng biệt và thoáng mát.

Không gian chính tại tầng một là nơi giới thiệu, trưng bày, quảng bá thành tựu, sản phẩm công nghệ và tổ chức các sự kiện kỷ niệm đặc biệt của các thế hệ cựu sinh viên Bách khoa Hà Nội. Cafe Bách khoa Alumni và văn phòng làm việc của Mạng lưới Cựu sinh viên, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách khoa BK Fund cũng được đặt tại đây để chào đón các thế hệ cựu sinh viên, cựu giáo chức trở về mái nhà chung.

Vườn ươm sáng tạo khởi nghiệp Bách khoa

Tòa nhà Cựu sinh viên cũng dành riêng không gian để xây dựng "Vườn ươm sáng tạo khởi nghiệp Bách khoa" nhằm hỗ trợ, ươm tạo các nhóm, các doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây cũng là địa điểm để các chuyên gia, cựu sinh viên đến chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ công tác tư vấn, đào tạo cho các nhóm nghiên cứu, khởi nghiệp và các sinh viên đam mê sáng tạo trong cộng đồng Đại học Bách khoa Hà Nội.

Với tinh thần kết nối, lan tỏa, và hỗ trợ nghiên cứu, sáng tạo và khởi nghiệp, dự án Nhà Cựu sinh viên tập trung đẩy mạnh các hoạt động xung quanh 4 lĩnh vực chính: Kết nối hợp tác giữa các doanh nhân, kết nối nguồn kỹ sư trẻ với doanh nhân, đặt hàng giải pháp nghiên cứu và phát triển với nhóm nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm giữa cựu sinh viên và sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội.

Đặc biệt, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ kết hợp với các doanh nghiệp cựu sinh viên để hỗ trợ địa điểm thực tập một kỳ cho sinh viên theo học chương trình đào tạo kỹ sư chuyên sâu đặc thù với tổng khối lượng 180 tín chỉ. Bằng kỹ sư chuyên sâu đặc thù có trình độ bậc 7, tương đương bằng thạc sĩ, được xây dựng dựa trên sự kế thừa những ưu điểm của chương trình kỹ sư truyền thống và nâng cao chất lượng để đảm tính thực tiễn và tính hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế.

Các thế hệ sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ có nhiều kết nối, lan tỏa, và hỗ trợ nghiên cứu, sáng tạo và khởi nghiệp trong ngôi nhà chung của mình

Hiệu trưởng Nhà trường, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng khẳng định, chính các thế hệ sinh viên Bách khoa là điều khiến Đại học Bách khoa Hà Nội khác biệt, "Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn luôn đi đầu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Chúng ta luôn tự hào về truyền thống của Trường, về phẩm chất của con người Bách Khoa - các thế hệ giảng viên, cựu sinh viên, sinh viên từ trước đến nay: mộc mạc, giản dị, chân thành, luôn làm việc với sự tôn trọng cá nhân, với sự đoàn kết, với tinh thần tận tâm, tận lực, với khát vọng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo và đột phá".

Mạng lưới Cựu sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội chính thức ra mắt nhân dịp Lễ kỷ niệm 59 năm ngày thành lập Trường với mong muốn kết nối các thế hệ sinh viên để chia sẻ, hợp tác và hỗ trợ cùng phát triển, phát huy những giá trị truyền thống và thương hiệu Đại học Bách khoa Hà Nội.

Từ khi thành lập năm 1956, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội luôn giữ vững vị thế là trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Việt Nam. Trong xu thế hội nhập quốc tế, Bách khoa Hà Nội ngày càng nâng cao được uy tín về chất lượng đào tạo và năng lực nghiên cứu khoa học, hướng tới tự chủ toàn diện, trở thành đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đa lĩnh vực với nòng cốt kỹ thuật và công nghệ, có vị thế cao trong khu vực và trên thế giới.

Phương Liên


Video liên quan

Chủ Đề