Đại ngọc nhi là ai

Đại Ngọc Nhi-Hiếu Trang Thái Hoàng Thái Hậu

 

Đại ngọc nhi là ai

Đại Ngọc Nhi-Mỹ nhân thảo nguyên

Thế kỉ thứ 17,dân tộc Mãn Châu-Ái Tân Giác La dưới sự lãnh đạo của Nỗ Nhỉ Cáp Xích bắt đầu nổi dậy chinh phục Trung Quốc.Người kế tục ông,Hoàng Thái Cực đã tiếp nối cha củng cố chính quyền Mãn Châu,thành lập nước Đại Thanh.Trong thời gian đó,bên cạnh Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn giúp đỡ củng cố chính quyền nhà Thanh,còn có một Hiếu Trang Thái Hoàng Thái Hậu xinh đẹp tài năng,đóng góp rất nhiều trong việc ổn định thế lực Thanh triều lúc ban đầu này.Đại Ngọc Nhi là tên thật của Hiếu Trang Thái Hoàng Thái Hậu,người được xưng là "Đệ Nhất Mĩ Nhân" của tộc Mãn-Mông.Gia thế cuả Thái hậu Hiếu Trang vốn là một trong những đại thế gia bối lạc , có quân đội và quyền hành lớn gần ngang với thế lực cuả Nỗ Nhĩ Cáp Xích [ Đại Hãn cuả Mãn Châu thời bấy giờ , tức Thanh Thái Tổ ] phụ thân của bà là bên ngoại cuả giòng Ái Tân Giác La , tên là Kim Đài Thạch , bà có ngừơì em gái ruột là Tiểu Ngọc Nhi cách cách , hai ngừơì là tuyệt đại giai nhân thơì bấy giờ.Bà có một mối tình đẹp với thập tứ a ca Đa Nhĩ Cổn,đã từng hẹn ước bên nhau nhưng Hoàng Thái Cực vì si mê bà mà đã ép bà làm phi tần.Sau này Hoàng Thái Cực xưng đế mở ra triều đại nhà Thanh , chính phúc tấn Triết Triết đc làm hoàng hậu còn Ngọc Nhi phong làm Trang phi ở tại Vĩnh Phúc cung.Bà có hai ngừơì con , ngừơì con gái là Công Chuá Cố Luân[ có bầu với Đức Nhĩ Cánh Lạc một tháng thì nguơì này tử trận và bà được Hoàng Thái Cực rước về ] và hoàng tử Phúc Lâm sau này là vua Thuận Trị . Cách cách Cố Luân được gả cho phò mã Bật Nhĩ Tháp Cát Nhĩ là bà con bên nội cuả Thái hậu Hiếu Trang.Ngọc Nhi thân với Lan Châu như tỷ muội.Tình cờ Hoàng Thái Cực trông thấy Lan Châu phải lòng ngay,phong làm Thần phi dành sự sủng ái tột bậc . Cả hai cùng sinh :con Thần phi kém cỏi yếu đuối , Ngọc Nhi sinh ra cửu a ca Phúc Lâm.Thần phi ôm hận trở bệnh nặng . Hoàng Thái Cực mê đắm thần phi nghe tin bỏ ngay chiến tuyến lập tức hồi kinh . Hoàng Thái Cực tức giận thổ huyết trút mọi oán giận lên Ngọc Nhi nhưng Ngọc Nhi vẫn lạnh lùng vô cảm.Hai năm sau, Hoàng Thái Cực bổng dưng băng hà.

Hiếu Trang Thái Hậu

Triều đình muốn lập mẹ con quý phi nhưng do Thế lực trong tay Đa Nhĩ Cổn quá lớn nên đưa con trai của Ngọc Nhi là Phước Lâm lên ngôi hoàng đế hiệu Thuận Trị để Đa Nhĩ Cổn làm Nhiếp Chính Vương.Bà trở thành Hiếu Trang Văn Thái Hậu.Trong thời gian Thuận Trị Đế cai trị,bà luôn dùng nhu tình giữ chặt dã tâm xưng đế của Nhiếp Chính Vương Đa Nhĩ Cổn,bảo vệ cho đứa con trai bé nhỏ này của mình.Bà sắp xếp cho Thuận Trị Đế thành hôn với cháu gái mình,nhưng Thuận Trị không hài lòng về chuyện này.Tuy vậy,bà vẫn ép buộc Thuận Trị lập cháu gái mình làm hoàng hậu.Nhưng Thuận Trị chỉ yêu một cô gái tên là Đổng Tiểu Uyển(Đổng Ngạc Phi).Thế là bà sắp xếp cho Đổng Thị thành hôn với hoàng tử thứ 11,em trai ông.Khi hoàng tử thứ 11 tự sát trước mặt Thuận Trị để phản đối ông nạp Đổng thị làm thứ phi,Thuận Trị tìm mọi cách đưa Đổng thị vào cung và lập làm Hoàng Quí phi.Năm 1657, Đổng Ngạc Phi(cách gọi khác của nàng Đổng Tiểu Uyển,đa số là theo cách này) hạ sinh con trai, chính là tứ hoàng tử Hoà Thạc Vinh Thân Vương. Thuận Trị định lập tứ hoàng tử làm Hoàng thái tử, nhưng không may hoàng tử đã chết yểu khi chưa đầy 1 tuổi. Cái chết của tứ hoàng tử đã khiến cho Đổng Ngạc Phi và Thuận Trị rất đau buồn. Đổng Ngạc Phi trở nên ốm yếu, bệnh tật liên miên. Nàng qua đời năm 1660 tại cung Thừa Càn khi mới chỉ 21 tuổi. Nhà vua đau lòng quá độ, truy phong nàng làm Hiếu Hiến Trang Hòa Chí Đức Tuyên Nhân Ôn Huệ Đoan Kính hoàng hậu, mặc dù vợ chính của ông ta, Hiếu Huệ Chương hoàng hậu, vẫn còn tại vị sờ sờ ra đó. Kể từ cái chết của nàng, Thuận Trị không tha thiết gì nữa, cuối cùng xuất gia đầu Phật. Sau khi diệc thệ, thi thể hỏa thiêu ở núi Cảnh Sơn.

Đổng Tiểu Uyển-Đổng Ngạc Phi-Đổng Quí Phi

Sau khi Thuận Trị đế mất,Hiếu Trang Thái Hậu lập con của Thuận Trị là Ái tân Giác la Huyền Diệp lên ngôi tức Hoàng Đế Khang Hy.Lúc này Đa Nhĩ Cổn đã mất,nên bà trở thành Hiếu Trang Thái Hoàng Thái Hậu,giúp đỡ cháu mình còn nhỏ bình ổn đất nước.Một giai đoạn mới của triều đại Mãn Thanh.-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bà là người có tài,tài năng trị nước không thua chi nữ hoàng Võ Tắc Thiên,vượt xa cả hậu duệ Từ Hi Thái Hậu.Chỉ là bà không độc tài,không khống chế đất nước vào tay mình.Việc bình ổn lúc khởi đầu này của nhà Thanh không ít công sức của bà.Sau khi Hoàng Thái Cực băng hà, một mình bà phải đấu tranh với rất nhiều thế lực chống đối để giữ vững ngai vàng cho con mình, trong đó nguy hiểm nhất là Đa Nhĩ Cổn. Trong 13 triều vua đời Thanh có nói, Hiếu Trang đã chấp nhận làm vợ Đa Nhĩ Cổn để y không làm hại đến vị thái tử còn non nớt.

Nguồn từ
+http://www.dienanh.net/forums/showthread.php?p=2345780
+http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26241

 


Là người phụ nữ quyền lực bậc nhất trong triều đình nhà Thanh, Hiếu Trang Hoàng hậu đã có một ảnh hưởng quan trọng trong việc giúp xây dựng và ổn định Thanh triều từ những ngày đầu tiên lập quốc.

Một trong những hành động đó chính là việc bà quyết định lấy Đa Nhĩ Cổn, người em trai của chính chồng mình, Hoàng đế Hoàng Thái Cực. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng, đằng sau cuộc hôn nhân có vẻ ngoài chính trị ấy là một câu chuyện tình còn nhiều uẩn khuất…

Hiếu Trang Hoàng hậu sinh năm 1613, tên tiếng Hán là Đại Ngọc Nhi, là công chúa của bộ tộc Borjigit, con của Hoàng tử Jaisang và là vợ của Hoàng đế Mãn Châu lúc bấy giờ là Hoàng Thái Cực.

 

Người ta kể rằng, Đại Ngọc Nhi không chỉ là người con gái đẹp nhất của bộ tộc Mãn – Mông mà còn tài trí hơn người với khả năng nói được cả ba thứ tiếng Mãn, Mông và Hán. Năm Thiên Mệnh thứ 10 triều đình Mãn Châu, một năm trước khi Hoàng Thái Cực lên ngôi kế thừa vương vị, Đại Ngọc Nhi đã được ông vua khai quốc của triều Thanh là Nỗ Nhĩ Cáp Xích hỏi cưới cho đứa con trai thứ 8 mà ông ta rất yêu quý. Năm đó, Đại Ngọc Nhi mới 13 tuổi.Trong 10 năm đầu về làm vợ của Hoàng Thái Cực, Đại Ngọc Nhi lần lượt sinh hạ cho ông vua triều Thanh 3 cô công chúa. Cho mãi tới năm 1936, Hoàng Thái Cực đổi tên nước thành Thanh, đổi niên hiệu là Sùng Đức. Cùng trong năm đó, Hoàng Thái Cực phong cho người vợ xinh đẹp Đại Ngọc Nhi của mình là Vĩnh Phúc Cung Trang Phi. Dường như để đáp lại ân tình của Hoàng Thái Cực, hai năm sau đó, Vĩnh Phúc Cung Trang Phi sinh cho Hoàng Thái Cực hoàng tử thứ 9, lấy tên là Phúc Lâm.Năm 1643, Hoàng Thái Cực qua đời ở tuổi 51 khi công cuộc “nhập quan” đánh chiếm Trung Nguyên của Thanh triều vẫn còn dang dở. Và điều rắc rối hơn chính là Hoàng Thái Cực không để lại bất cứ chiếu thư nào về vấn đề người sẽ kế thừa ông. Điều này đã gây nên sự xung đột tranh chấp ngôi vị trong nội bộ hoàng tộc triều Thanh giữa hai thế lực là Duệ Thân Vương Đa Nhĩ Cổn, người em 14 của Hoàng Thái Cực, tướng soái đứng đầu Bát Kỳ và Tô Thân Vương Hào Cách, con trai cả của Hoàng Thái Cực. Trong tình cảnh lúc đó, Duệ Thân Vương Đa Nhĩ Cổn, người có quyền lực nhất trong tám vị Nghị Chính Đại Thần, đã ý thức được rằng cán cân quyền lực chính trị và quân sự giữa hai bên bằng nhau, vì vậy, bất cứ bên nào lên làm vua đều làm mất thế cân bằng, gây ra sự xung đột và chiến tranh ngay trong nội bộ triều nhà Thanh. Trong khi nhiệm vụ quan trọng của triều đình là dẫn quân nhập quan, tiến đánh nhà Minh, chiếm thành Bắc Kinh.Sau khi suy tính kỹ càng, vị thân vương túc trí đa mưu quyết định người con thứ chín của Hoàng Thái Cực với người đẹp Đại Ngọc Nhi là Phúc Lâm kế vị.Sau khi con trai là La Phúc Lâm lên ngôi (tức thành Hoàng đế Thuận Trị), Vĩnh Phúc Cung Trang Phi được phong Hiếu Trang Văn Hoàng Thái hậu. Do lúc đó Thuận Trị chỉ mới 6 tuổi, tám vị Nghị chính Đại thần bầu ra hai vị là Duệ Thân Vương Đa Nhĩ Cổn và Trịnh Thân Vương làm hai vị Nhiếp chính vương. Cũng từ lúc này, Chính Hoàng Kỳ của Hoàng Thái Cực được chỉ huy dưới tay của Duệ Thân Vương Đa Nhĩ Cổn, cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai phe phái trong nội bộ hoàng tộc cũng vì vậy mà chấm dứt.Năm 1644, Lý Tự Thành tiến công Bắc Kinh, Sùng Trinh Hoàng đế tự vẫn tại núi Vạn Thọ, nhà Minh diệt vong. Cha của Ngô Tam Quế bị Lý Tự Thành giết rồi treo trên cổng thành, Ngô Tam Quế uất hận gửi thư cầu viện nhà Thanh, hứa sẽ mở cửa Sơn Hải Quan cho thiết kị quân Bát Kỳ của Thanh triều tiến vào trung nguyên.Đầu mùa hè năm 1644, sau khi đã đánh tan quân Lý Tự Thành, Đa Nhĩ Cổn đã dẫn quân tiến thẳng vào thành Bắc Kinh với danh nghĩa để tang cho Sùng Trinh Hoàng đế song thực tế là tiêu diệt nhà Minh, thiết lập đế chế của Thanh triều. Hoàng đế Thuận Trị trở thành ông vua Thanh triều đầu tiên ngồi trên ngai vàng tại Bắc Kinh.Cũng trong năm đó, sau khi đến Bắc Kinh, Thuận Trị đã phong cho Đa Nhĩ Cổn là Thúc phụ Nhiếp chính vương, nắm mọi quyền điều hành triều đình, quyền lực không khác gì một Hoàng đế. Vị Hoàng đế trẻ tuổi Thuận Trị khi đó dường như chỉ là một vật mẫu được bày ra để làm vì chứ hoàn toàn không có thực quyền. Tuy nhiên, trước sau vị Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn hoàn toàn không mảy may có ý định cướp ngôi, dù có thể làm điều đó một cách dễ dàng.

Điều này đã khiến người đời sau không khỏi đặt câu hỏi: Vì sao trong số hàng chục người con trai của Hoàng Thái Cực, Đa Nhĩ Cổn lại chọn đúng hoàng tử thứ 9 Phúc Lâm? Và vì sao Đa Nhĩ Cổn vẫn an phận làm một Nhiếp chính vương trong khi ông ta hoàn toàn có đủ điều kiện để trở thành một Hoàng đế thay thế cho Thuận Trị? Và chính từ đây mối quan hệ bí ẩn giữa Hiếu Trang Hoàng hậu và vị Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn bắt đầu hé mở.

 

Còn nữa...

Theo Người đưa tin

Lấy bối cảnh những năm đầu của Thanh Triều, bộ phim “Mỹ nhân vô lệ” vén màn bí mật nơi cung cấm với câu chuyện yêu-hận-tình-thù của các nhân vật có thật trong lịch sử: Hiếu Trang Văn hoàng hậu Đại Ngọc Nhi, thần phi Hải Lan Châu, hoàng đế Hoàng Thái Cực, vương tử Đa Nhĩ Cổn… Phim được thực hiện bởi chế tác Vu Chính, người chuyên khai thác đề tài mỹ nhân nơi cung cấm…
 

Thái hậu nhà Thanh mất 37 năm không ai dám chôn cất: Vua không cho hạ táng vì 1 lý do

Gần 4 thập kỷ không được hạ táng, di thể của người phụ nữ quyền lực này đã ở đâu trong suốt 37 năm không nơi chôn cất?
Đại ngọc nhi là ai

Tại Trung Hoa cổ đại, cổ nhân vì tin vào quan niệm "trần sao âm vậy" nên rất coi trọng việc an táng. Đây cũng là lý do mà nhiều nhân vật có quyền thế thời xưa thường cất công xây cho mình một nơi an nghỉ bề thế với nhiều đồ vật tùy táng rất có giá trị.

Tuy nhiên vào thời đại nhà Thanh, có một nhân vật dù đã từng đứng trên đỉnh cao quyền lực nhưng vẫn phải chịu cảnh không nơi an táng trong gần 4 thập kỷ.

Nhân vật hy hữu này chính là Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu – một trong những người phụ nữ quyền lực nhất của vương triều Mãn Thanh trong lịch sử Trung Hoa.

Sau khi qua đời trong thời kỳ người cháu Khang Hi đang trị vì, vị Thái hoàng Thái hậu này đã để lại một di ngôn có nhiều điểm nghi vấn. Và chính di nguyện ấy đã trở thành một trong những nguyên nhân khiến thi thể của bà không được chôn cất trong suốt 37 năm.

 

Di ngôn đầy ẩn ý của vị Thái hoàng Thái hậu không được chôn cất suốt gần 4 thập kỷ

 

Đại ngọc nhi là ai

Chân dung Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu (bên trái) và bức tranh được cho là vẽ Đại Ngọc Nhi - Hán danh của người phụ nữ quyền lực này.

Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu (1613 – 1688) hay thường gọi là Hiếu Trang Thái hậu, tên thật là Bố Mộc Bố Thái, Hán danh Đại Ngọc Nhi. Bà xuất thân trong gia tộc Mông Cổ cao quý mang dòng dõi trực hệ của em trai Thành Cát Tư Hãn.

Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu từng là một phi tần của Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực. Bà cũng là thân mẫu của vua Thuận Trị và là tổ mẫu của Khang Hi đế.

Sinh thời, vị Thái hoàng Thái hậu này được biết đến với tài trí hơn người và bản lĩnh chính trị thuộc hàng xuất chúng. Bà cũng được sử sách tôn vinh là nhân vật có sức ảnh hưởng và đặc biệt là có đóng góp to lớn trong việc ổn định nội bộ Thanh triều trong buổi đầu lập quốc.

Chính sử Đại Thanh vẫn thường ca tụng và đánh giá vị Hiếu Trang với những lời lẽ rất tích cực. Có ý kiến còn khẳng định, bà đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của vương triều Mãn Thanh, đồng thời còn đặt nền tảng vững chắc để Khang Hi mở ra một thời đại thịnh trị nổi tiếng là "Khang – Càn thịnh thế" sau này.

Mặc dù từng là người đứng sau của hai vị Hoàng đế là Thuận Trị và Khang Hi, nhưng Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu không lợi dụng cơ hội để chiếm quyền nhiếp chính mà chỉ âm thầm giúp nhà vua cân bằng các thế lực trong triều.

Cũng bởi điều này mà bà thường được hình dung là một nhân vật có tính cách đối lập và sở hữu tài năng, nhân cách vượt xa Từ Hi Thái hậu – người bị cho là phải chịu trách nhiệm chính trong việc khiến vương triều Đại Thanh sụp đổ.

Đại ngọc nhi là ai

Khác với một Từ Hi thích xa hoa lãng phí và ham mê quyền lực, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu thường được ca tụng bởi nhiều phẩm chất đáng quý và bản lĩnh chính trị xuất sắc.

Thế nhưng dù đã từng được sử sách nhắc tới với nhiều lời tán dương, Hiếu Trang vẫn được biết tới là một nhân vật sở hữu cuộc đời có nhiều ẩn tình.

Trong số những giai thoại về đời sống riêng tư của bà, nổi tiếng nhất phải kể tới mối quan hệ đặc biệt giữa Hiếu Trang và Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng Hiếu Trang cũng là một trong số những phi tần bất hạnh nhất của lịch sử Đại Thanh. Bởi lẽ ngay cả khi sắp buông tay trần thế, bà cũng không muốn hợp táng với người chồng Hoàng Thái Cực của mình.

Giả thiết này cũng không phải không có cơ sở, bởi theo chính sử Thanh triều, trước lúc Hiếu Trang qua đời, bà đã để lại dặn dò người cháu Khang Hi của mình với nội dung như sau:

"Thái Tông (chỉ Hoàng Thái Cực) cung phụng an cửu đã lâu, tránh vì ta mà kinh động đến. Huống hồ tâm huyết của ta đã dành trọn cho hai cha con Hoàng đế, chỉ cần an táng gần Hiếu lăng là ta mãn nguyện rồi".

Theo đó, Hiếu Trang đã lấy lý do không muốn kinh động đến Thái Tông để dặn dò cháu ruột không hợp táng bà với chồng mình. Cũng theo di nguyện của vị Thái hoàng Thái hậu ấy, bà muốn được an táng gần Hiếu lăng – tức nơi an nghỉ của con trai là Hoàng đế Thuận Trị.

Chính lời trăn trối trên đã khiến hậu thế không khỏi hoài nghi về tình cảm vợ chồng giữa Hiếu Trang và Hoàng Thái Cực. Thế nhưng thực tế, di ngôn của bà không chỉ khiến người đời sau hoài nghi mà còn làm cho bản thân Khang Hi đế lúc bấy giờ cũng rất mực đau đầu và khó xử.

Đây cũng là nguyên nhân khiến thi thể của Thái hoàng Thái hậu Hiếu Trang dù đã qua đời gần 40 năm vẫn chưa thể an táng vì chẳng tìm được nơi thích hợp.

Không có lăng tẩm an táng trong 37 năm, di thể của Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu đã ở đâu?

Đại ngọc nhi là ai
Tình cảm bà cháu khăng khít giữa Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu và Khang Hi đế thường được nhắc tới như một giai thoại hiếm có trong lịch sử Trung Hoa. (Ảnh minh họa).

Đối với Hoàng đế Khang Hi mà nói, tổ mẫu Hiếu Trang có thể xem là người mà ông tôn kính nhất, cũng là nhân vật để lại cho ông nhiều ảnh hưởng sâu sắc hơn cả.

Khang Hi kế vị khi mới lên 4 sau cái chết đột ngột của người cha là Thuận Trị đế. Chỉ vài năm sau khi đăng cơ, thân mẫu của ông cũng buông tay trần thế. Trong bối cảnh đó, người đã một tay bồi dưỡng, chăm lo và dốc hết tâm sức cho vị Hoàng đế này chính là tổ mẫu Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu.

Vì người con Thuận Trị đế qua đời khi mới chỉ ngoài 20, cho nên khoảng thời gian mà vị Thái hoàng Thái hậu này chăm sóc cháu trai có lẽ còn gắn bó và lâu dài hơn so với con trai ruột của bà.

Nhìn lại mấy ngàn năm lịch sử Trung Hoa, việc một vị Thái hoàng Thái hậu có thể toàn tâm toàn ý bồi dưỡng ra một đế vương ưu tú đã là chuyện khó. Cho nên tình cảm bà cháu sâu nặng như Hiếu Trang với Khang Hi lại càng được xem là vô cùng hiếm có.

Tháng 12 năm Khang Hi thứ 26 (1867), Thái hoàng Thái hậu lâm trọng bệnh nguy kịch. Nhà vua ngày đêm không rời, tận tay bồi thuốc, cũng tự mình đi bộ đến Thiên đàn, thỉnh cầu trời xanh giảm đi tuổi thọ của ông để tăng thêm tuổi thọ cho tổ mẫu.

Chính sử ghi lại, Khang Hi đế khi đọc chúc văn, nước mắt liên tục chảy, vừa run vừa nói:

"Thiết nghĩ không có tổ mẫu Thái hoàng Thái hậu, tuyệt không thể có đại nghiệp ngày hôm nay, cùng cực chi ân, suốt đời khó báo… Nếu đại tính hoặc nghèo, nguyện giảm thần linh, ký tăng Thái hoàng Thái hậu mấy năm tuổi thọ".

Chỉ tiếc rằng chẳng bao lâu sau, Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu đã qua đời ngay trong tháng 12 năm ấy, để lại cho Khang Hi một nỗi đau khó có thể nguôi ngoai...

Đại ngọc nhi là ai
Cái chết của Thái hoàng Thái hậu đã trở thành một cú sốc lớn trong cuộc đời của Hoàng đế Khang Hi. (Ảnh minh họa).

Tương truyền rằng sau khi tổ mẫu băng hà, nhà vua vì quá đau khổ mà đã khóc lóc liên tục nhiều ngày, thậm chí có lúc còn thổ huyết đến mức ngất xỉu.

Hiếu Trang qua đời vào mùa đông năm ấy, nhưng thi thể của bà vẫn được đặt tại Từ Ninh Cung trong suốt nhiều tuần lễ, còn nhà vua sau đó liên tục tới đây thủ tang ngay cả trong những dịp lễ tết.

Tháng giêng năm sau ấy, di thể của Thái hoàng Thái hậu được dời đến Tấn cung. Cả ngày hôm đó, Khang Hi đã đi bộ bên cạnh linh cữu của bà, sau đó lại quỳ xuống than khóc không ngừng.

Vốn dĩ vị Hoàng đế này cương quyết muốn để tang 27 tháng, nhưng do bá quan văn võ hết mực khuyên ngăn, ông mới giảm xuống còn 27 ngày, lấy ngày thay cho tháng.

Tháng 4 cùng năm, Khang Hi lại tự mình hộ tống quan tài của Hiếu Trang, đưa di thể bà tới đặt tại Tạm An Phụng điện gần với Hiếu Lăng của Thuận Trị đế.

Thực chất, tổ chế của Thanh triều vốn không cho phép bất kỳ vị người phụ nữ nào trong hoàng tộc được phép xây dựng lăng tẩm riêng. Dù là Hoàng hậu, Thái hậu hay Thái hoàng Thái hậu, những người này sau khi qua đời đều phải được hợp táng chung  mộ với chồng mình.

Tuy nhiên quy định trên vốn đi ngược với di ngôn của Hiếu Trang, mà Hiếu lăng của vua Thuận Trị khi ấy vốn đã không còn chỗ trống thích hợp xây lăng tẩm. Đây cũng là lý do khiến Khang Hi đế vô cùng đau đầu vì không biết nên chôn cất tổ mẫu của mình ở nơi nào.

Đại ngọc nhi là ai
Khi còn tại vị, bản thân Hoàng đế Khang Hi cũng chưa thể trọn được nơi an táng phù hợp cho tổ mẫu của mình. Di thể của Hiếu Trang cũng vì vậy mà chưa từng được chôn cất trong suốt 37 năm. (Ảnh minh họa).

Sau cùng, ông dã quyết định lập nên một tòa "Tạm An Phụng điện" và đặt linh cữu của Thái hoàng Thái hậu ở đó. Để xây dựng nên tòa điện này, Khang Hi đã cất công hủy bỏ 5 gian phòng phía đông Từ Ninh cung và đem toàn bộ kiến trúc ở đó "sao chép" đến Tạm An Phụng điện.

Tuy nhiên đây cũng chỉ có thể xem như một nơi tạm đặt linh cữu, còn di thể của Hiếu Trang thực chất vẫn chưa có lăng tẩm để an táng đàng hoàng.

Cũng kể từ đó, Khang Hi hàng năm đều đi tới Tạm An Phụng điện để yết tế tổ mẫu. Và di thể của Hiếu Trang cứ được đặt ở tòa cung điện này trong vòng 37 năm cho tới tận khi Tiên đế băng hà.

Phải đến thời đại Ung Chính tại vị, hoàng tộc Ái Tân Giác La mới tìm được phương án ổn thỏa để an táng di thể của Hiếu Trang Thái hoàng Thái hậu.

Theo đó, vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành thân của Hiếu Trang và Hoàng Thái Cực, người chắt Ung Chính đã hạ chiếu xây dựng Chiêu Tây Lăng, coi đó là lăng tẩm riêng để an táng Thái hoàng Thái hậu.

Nhờ vào chiếu chỉ trên mà di thể của Hiếu Trang sau gần 4 thập kỷ cuối cùng cũng tìm được nơi chôn cất. Bà cũng trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử Đại Thanh được xây dựng lăng tẩm một cách độc lập.

 


Chuyện phim xoay quanh cuộc đời của nhân vật có thật trong lịch sử - Hiếu Trang Văn Hoàng hậu (tên gọi Đại Ngọc Nhi), người có sức ảnh hưởng cũng như đóng góp to lớn trong việc xây dựng và ổn định Thanh triều những ngày đầu thành lập. Đại Ngọc Nhi là công chúa của bộ tộc Mông cổ Khoa Nhĩ Bí không chỉ nổi tiếng xinh đẹp mà còn thông minh, lương thiện. Tình cờ được Hoàng Thái Cực – con trai thứ tám của Đại hãn nước Đại Kim (Đại Thanh sau này) cứu giúp, cô đã đem lòng yêu mến. Nhưng Ngọc Nhi rất đau khổ khi biết rằng, người ngày đêm mong nhớ lại chính là hôn phu của người cô ruột Triết Triết (sau này là Hiếu Đoan Văn Hoàng hậu). Trong khi đó, thập tứ hoàng tử Đa Nhĩ Cổn lại yêu Ngọc Nhi tha thiết những không được đáp lại.

 
 
 
Một cảnh trong phim "Mỹ nhân vô lệ"

 


Về sau, vì quyền lực và địa vị của bộ tộc, Ngọc Nhi cũng được Hoàng Thái Cực phong làm Trang phi. Nhưng Hoàng Thái Cực lấy cô không phải vì tình yêu mà chỉ lợi dụng để trấn áp thế lực của người em trai Đa Nhĩ Cổn và tin rằng Ngọc Nhi là phúc tinh của triều đình.

Mỗi nhân vật trong phim là một câu chuyện đẫm nước mắt, vì yêu mà sinh oán hận, hãm hại lẫn nhau, để rồi đến cuối cùng chỉ biết đau khổ gào thét trong tấn bi kịch không lối thoát. Kịch bản của “Mỹ nhân vô lệ” khéo léo dẫn dắt người xem vào từng câu chuyện của các nhân vật, kể cả những nhân vật phụ.

Bên cạnh kịch bản chặt chẽ, sức hút của “Mỹ nhân vô lệ” còn nhờ vào dàn diễn viên trẻ đẹp, đang lên của điện ảnh Hoa ngữ, đó là Viên San San, Hàn Đống, Lưu Khải Uy, Trương Mông...