Đại tràng kích thích là gì

Trong cuộc sống hiện đại, áp lực công việc gấp gáp khẩn trương, căng thẳng về tinh thần, ít có thời gian thư giãn vui chơi giải trí… nên bệnh có xu hướng ngày càng gặp nhiều hơn.

Nguyên nhân mắc hội chứng đại tràng kích thích

Hội chứng đại tràng kích thích [HCĐTKT] còn có nhiều tên goi khác: bệnh đại tràng chức năng, viêm đại tràng co thắt, rối loạn cơ năng ống tiêu hóa… Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và ngày càng nhiều, thường gặp nhất ở lứa tuổi thanh niên và tỷ lệ bị ở nữ thường cao gấp 3 - 4 lần so với nam giới. Tại Mỹ có khoảng 25% dân số mắc bệnh, ở Việt Nam có 30-40% bệnh nhân đến khám ở chuyên khoa tiêu hóa mắc HCĐTKT.

Người bị hội chứng đại tràng kích thích cần tránh những bữa ăn quá nhiều đạm, đồ chiên rán để hạn chế bớt sự co bóp của đại tràng.

Nguyên nhân bệnh chưa rõ, chỉ ghi nhận có một số cơ chế tham gia gây bệnh như: bất thường co bóp tại tiểu tràng và đại tràng, tăng cảm nhận đau của cơ quan nội tạng, bất thường về tâm thần [bị trầm cảm, sang chấn tâm lý, stress …]. HCĐTKT chỉ là những triệu chứng, không có bằng chứng về những tổn thương thực thể khi đi khám đại tràng qua nội soi, sinh thiết…

Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và không dẫn đến một số bệnh khác như viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng… nhưng gây khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Những dấu hiệu đặc trưng

Bệnh kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm với 2 triệu chứng chính: đau bụng và rối loạn đi tiêu.

Đau bụng, thường là đau quặn thắt có khi đột ngột, nhưng cũng có khi báo hiệu trước bằng biểu hiện đau lâm râm trước đó 4-5 phút, người bệnh có cảm giác mót đại tiện cấp bách phải đi tiêu. Cơn đau thường xuất hiện ngay sau bữa ăn hoặc sau khi có chấn thương tâm lý, ở phụ nữ có thể xuất hiện trong thời gian gần kỳ kinh nguyệt. Vị trí đau thường ở vùng dưới phía bên trái, đôi khi cũng xuất hiện ở bên phải. Một đặc điểm điển hình của cơn đau là khi trung tiện hoặc đi tiêu xong thì đỡ đau hoặc hết đau ngay và sinh hoạt bình thường.

Rối loạn đi tiêu, thường là tiêu chảy [cũng có khi không tiêu chảy mà thành khuôn sền sệt như kiểu “sống phân”] có đặc điểm thường xảy ra vào buổi sáng, sau bữa điểm tâm, tiêu chảy liên tiếp 2-3 lần, thậm chí nhiều hơn rồi bình thường không có gì suốt ngày hôm đó, ban đêm ít khi bị. Tiêu chảy có thể kéo dài hàng tháng, sau đó tự hết mà không cần điều trị. Một dạng khác là đau bụng, táo bón [phân có thể có mũi nhầy nhưng không có máu], hoặc tiêu chảy xen lẫn với từng đợt táo bón.

Ngoài 2 triệu chứng đặc trưng nói trên, người bệnh có thể mệt mỏi, lo lắng, mất ngủ… nhưng bình thường không sốt, các xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm, Xquang bụng, nội soi ống tiêu hóa… đều bình thường. Nhưng bệnh cứ kéo dài làm cho người bệnh buồn phiền, giảm chất lượng cuộc sống và nếu kiêng khem nhiều, ăn uống giảm sút có thể trở thành gầy yếu.

Tập thể dục điều độ, nhẹ nhàng để giảm nguy cơ mắc bệnh.   Ảnh: TM

Điều trị thế nào?

Điều trị HCĐTKT là một khó khăn chung cho cả Đông và Tây y, dùng thuốc gì vẫn cứ bị tái phát. Do chưa biết chính xác nguyên nhân nên chỉ điều trị triệu chứng là chính. Việc dùng thuốc tùy theo triệu chứng nào là chủ yếu thường bao gồm thuốc điều hòa nhu động ruột; Nếu đau bụng nhiều thì dùng các thuốc giảm co thắt; Nếu tiêu chảy nhiều thì dùng Loperamide, Diarsed,  Lomotil… Một số thuốc an thần, chống trầm cảm cũng có thể được chỉ định.

Lời khuyên của thầy thuốcCần thay đổi lối sống để phòng bệnh và góp phần làm giảm bệnh như: tránh suy nghĩ căng thẳng, không làm việc quá sức, tập thể dục thường xuyên, tập đi bộ, bơi lội, tập thở sâu theo phương pháp dưỡng sinh… để tạo một cơ thể khỏe mạnh thích ứng với môi trường sống của xã hội hiện đại.

Trong ăn uống cần điều độ, không bê tha rượu bia, kiêng các chất kích thích chua, cay, cà phê, những thức ăn sinh hơi. Kiêng những thực phẩm nếu ăn vào bị rối loạn tiêu hóa như sữa và sản phẩm có sữa, chất tanh [tôm, cua, cá…], mỡ, trứng… Nếu ăn không thấy có rối loạn tiêu hóa thì không cần kiêng. Ăn chậm nhai kỹ, không ăn một bữa quá no mà có thể chia thành những bữa nhỏ để hạn chế bớt sự co bóp của đại tràng.


Hội chứng ruột kích thích [IBS - Irritable bowel syndrome] hay còn gọi là Viêm đại tràng co thắt đó là các rối loạn chức năng của đại tràng, tái đi tái lại nhiều lần mà người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột.


Những ai dễ mắc ruột kích thích?

            IBS thường gặp ở tuổi thanh niên và trung niên, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ 18-30 tuổi, giảm sau tuổi 50, nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới tỷ lệ 2:1. Những người có trình độ học vấn cao, học sinh, cán bộ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với công nhân, nông dân, thành thị mắc bệnh nhiều hơn ở nông thôn...

Nguyên nhân:

            Cơ chế bệnh sinh hiện chưa rõ, bệnh có liên quan đến nhiều yếu tố, hai yếu tố chủ đạo là nhiễm trùng đường ruột và rối loạn tâm lý, ngoài ra yếu tố di truyền, ăn uống, dùng thuốc, nội tiết... Các yếu tố này làm phát sinh những động ruột bất thường, liên quan đến tính phản ứng cao của nhu động ruột và sự mẫn cảm của đường ruột.

Triệu chứng:

            Hội chứng ruột kích thích là hội chứng rối loạn chức năng, không có tổn thương thực thể, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống, bệnh kéo dài làm cho người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột.

Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

            EĐau bụng: là triệu chứng chủ yếu và thường gặp nhất, xuất hiện sau khi ăn, hay đau vùng bụng dưới và hố chậu trái. Giảm đau sau khi đại tiện hoặc trung tiện

            EĐại tiện lỏng: 3-5 lần/ngày, phân lỏng hoặc nát, phân có thể lẫn nhầy nhưng không bao giờ có máu theo phân.

            ETáo bón: đại tiện phân rắn, lượng ít, có thể lẫn nhầy và xuất hiện xen kẽ với đại tiện lỏng.

            EChướng bụng: Thường nặng về ban ngày, đặc biệt sau buổi trưa, giảm về ban đêm sau khi ngủ.

            Các triệu chứng trên thường tái phát lặp đi lặp lại, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như: sốt, sút cân nhanh, đi ngoài ra máu tươi hoặc phân đen, tự sờ thấy khối bất thường ở bụng hoặc biểu hiện của thiếu máu như da niêm mạc nhợt, hay chóng mặt hoa mắt... thì cần cảnh giác và đến gặp bác sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.

Điều trị và phòng ngừa:

            Điều trị IBS là một khó khăn chung cho cả Tây y và Đông y, mặc dù điều trị nhưng bệnh rất dễ tái phát, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

            E Y học hiện đại:

            Các triệu chứng lâm sàng có thể giảm hoặc mất sau điều trị nhưng rất dễ tái phát. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm: Thuốc bổ sung chất xơ; Thuốc chống tiêu chảy; Thuốc kháng cholinergic và chống co thắt; Thuốc chống trầm cảm; Thuốc kháng sinh...

            E Y học cổ truyền:

            Hiện nay, dùng thuốc Đông y là một hướng điều trị ngày càng được nhiều người bệnh mắc IBS ưu chuộng sử dụng. Theo Đông y, hội chứng ruột kích thích được xếp vào các chứng: Tiết tả, phúc thống, phúc chướng, tiện bí... Nguyên nhân bệnh là do rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là tỳ vị, thận, can và các yếu tố đàm thấp, huyết ứ. Tùy theo nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng mà Đông y phân thành các thể bệnh khác nhau và dùng các bài thuốc cổ phương, nghiệm phương gia giảm các vị thuốc sao cho phù hợp. Nhưng pháp điều trị chủ đạo vẫn là điều hòa chức năng tỳ vị, hành khí chỉ thống, chỉ tả [nếu đại tiện lỏng], nhuận tràng thông tiện[nếu đại tiện táo]..

            EĐể điều trị và phòng ngừa hội chứng ruột kích thích hiệu quả, đối với bệnh nhân cần thực hiện tốt 1 số điểm sau:

1. Tránh căng thẳng, lo âu, suy nghĩ.

2. Ăn uống đúng giờ, lượng vừa phải, không nên ăn uống quá nhiều.

3. Kiêng đồ ăn tanh, lạnh, cay, ít dầu mỡ, lượng đạm vừa phải, tăng cường rau xanh chất xơ, hoa quả.

4. Hạn chế uống bia rượu và cà phê

5. Kiêng ăn những đồ ăn uống sinh hơi như: đồ uống có ga, các loại đậu, bắp cải, nho, táo...

Ts.Bs Trần Văn Chiển

Khoa Y học cổ truyền

Video liên quan

Chủ Đề