Dân sự ví dụ về lỗi cố ý trực tiếp năm 2024

Lỗi cố ý và lỗi vô ý là hai khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật để chỉ ra tính chất khác nhau của hành vi phạm tội và cách mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự. Chúng ta sẽ đi sâu vào từng khái niệm để hiểu rõ hơn về tính chất của chúng, cũng như sự liên quan đến trách nhiệm hình sự của người phạm tội. Hãy cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây!

1. Căn cứ pháp luật

2. Thế nào là yếu tố lỗi trong pháp luật hình sự?

Lỗi là dấu hiệu quan trọng thuộc mặt chủ quan, là yếu tố cơ bản của cấu thành tội phạm. Có thể hiểu: lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó.

Có thể bạn quan tâm: Phạm tội nào sẽ bị đi tù? Cần làm gì để tránh bị phạt tù

3. Quy định về lỗi cố ý và vô ý trong Bộ luật hình sự

Dân sự ví dụ về lỗi cố ý trực tiếp năm 2024
Quy định về lỗi cố ý và vô ý trong Bộ luật hình sự

3.1. Lỗi cố ý

Căn cứ Điều 10 BLHS 2015 quy định về Cố ý phạm tội như sau:

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

3.2. Lỗi vô ý

Căn cứ Điều 11 BLHS 2015 quy định về Vô ý phạm tội như sau:

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

3.3. Phân loại lỗi trong pháp luật hình sự

- Dựa vào tính chất của lỗi cố ý, có thể chia làm 2 dạng lỗi cố ý:

  • Lỗi cố ý trực tiếp
  • Lỗi cố ý gián tiếp

- Dựa vào tính chất của lỗi vô ý, có thể chia làm 2 dạng lỗi vô ý:

  • Lỗi vô ý vì quá tự tin
  • Lỗi vô ý do cẩu thả

Có thể bạn quan tâm:

Luật hình sự và tội phạm kinh tế: Phòng ngừa và xử lý

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự mới nhất

4. Phân biệt giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự

Dân sự ví dụ về lỗi cố ý trực tiếp năm 2024
Phân biệt giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý Tiêu chí Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp Vô ý vì quá tự tin Vô ý do cẩu thả Căn cứ pháp lý

Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015

Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015 Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015 Khái niệm Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Về mặt lý trí

Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội Nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra Phải thấy trước hậu quả nhưng lại không thấy trước được hậu quả đó

Về mặt ý chí

Sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra Người phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ Người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra

Nguyên nhân

Có cố ý Có cố ý Do quá tự tin vào khả năng của mình Do cẩu thả

5. Ví dụ về lỗi cố ý và lỗi vô ý

- Ví dụ về lỗi cố ý: Do có mâu thuẫn trong quá trình làm việc nên A dùng dao đâm B với ý muốn giết chết B. Như vậy, A ý thức được hành vi của mình sẽ gây cho B bị thương hoặc mất mạng nhưng A vẫn thực hiện và còn mong hậu quả đó sẽ xảy ra.

- Ví dụ về lỗi vô ý: Anh A sử dụng bẫy điện để bẫy chuột. Anh đã thực hiện đấu điện trực tiếp từ nguồn điện và sử dụng dây dẫn ra kênh mương. Tuy nhiên, anh B do say rượu đã nhẫm phải bẫy điện của anh A dẫn đến việc anh B bị điện giật dẫn đến tử vong. Như vậy, hành vi cẩu thả của anh A đã gây ra hậu quả chết người bằng hành vi vô ý của mình.

Trong trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan đến lỗi cố ý hay lỗi cố ý, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư tư vấn của Luật Ánh Ngọc qua Điện thoại: 0878.548.558 hoặc Email: [email protected]. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc.