Dạng tiến hóa nào cũng cần phải thất bại năm 2024

Việc học hành không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng ta thường sẽ phát triển dễ dàng khi học từ những kinh nghiệm thực chiến hơn là từ việc truyền dạy của người khác. Ông bà ta còn có câu “Thất bại là mẹ thành công”. Vậy thì rốt cuộc chúng ta học được gì từ những vấp ngã ? Và phải chăng thất bại có phải là một dạng động lực ? Nghiên cứu của chúng tôi gần đây cho rằng nó có thể.

Bên cạnh việc học hỏi không ngừng như cách ta từng bước tiến hóa trong quá khứ, chúng ta giờ đây còn có thể học từ đời sống, những trải nghiệm thực tế hay những mối quan hệ xã hội. Học thầy, học bạn, học từ người đi trước đều là những phương thức chúng ta hay dùng bởi: Chúng dễ dàng, không tốn kém và mỗi người đều có những kiến thức khác nhau khiến cho lượng kiến thức ta tiếp thu cũng vô cùng dồi dào. Tuy vậy, việc học từ người khác như vậy không khiến ta thực sự hiểu sâu, cũng chính vì thế mà việc tự học trở nên vô cùng quan trọng.

Tại sao lại có tiền lệ này ? Người lớn chúng ta với cái tôi cao hiếm khi chấp nhận một quan điểm khác với ta và vì thế những quan niệm cũ kĩ, không còn phù hợp vẫn cứ “đóng đinh” trong tư duy của họ.

Dạng tiến hóa nào cũng cần phải thất bại năm 2024

Nguồn ảnh: sưu tầm

Chúng ta thường khó thay đổi quan niệm bởi những cơ chế tâm lý và xã hội, hay cụ thể hơn là thiên kiến chủ quan (Chỉ xem xét những căn cứ hay bàn luận mà quen thuộc với chúng ta và bác bỏ những gì mâu thuẫn với ta), “hiệu ứng dội ngược” (Khi người khác thách thức niềm tin của bạn, niềm tin ấy càng trở nên mãnh liệt hơn) hay hiệu ứng đám đông (Không dám đưa ra quan điểm khác với tập thể nếu chưa ai lên tiếng trước ta).

Việc gạt bỏ một quan điểm cũ mà chưa có kiến thức gì đã vội tiếp nhận thêm cái mới hơn khiến chúng ta rời khỏi vùng “thoải mái” của mình tạo nên sự chống đối đối với những gì người khác cố gắng truyền đạt cho ta. Kinh nghiệm thực tiễn sẽ dạy ta nhiều hơn, khiến ta tập cách làm quen và thích nghi tốt hơn. Một trong những giám đốc thành công được chúng tôi phỏng vấn cho bài nghiên cứu này đã khẳng định rằng “Ngay cả khi tôi của hiện tại quay ngược thời gian về dạy cho tôi vào 12 năm trước, tôi nghĩ tôi vẫn sẽ không học được gì bởi mình cần học từ chính những trải nghiệm trực tiếp của chính mình”

Chúng ta không chỉ phải tự thân trải nghiệm, mà chính trải nghiệm đó cũng cần phải để lại cho ta vết thương mới có thể đem lại bài học. Một trong những câu trả lời chúng tôi nhận được trong bài phỏng vấn đã trả lời rằng “Tất cả những gì tôi học được thật ra tôi rút ra được sau khi vài lần “cố đấm ăn xôi”.” Một nghiên cứu công bố năm 2010 của Madsen và Desai đã chỉ ra rằng thất bại mang lại nhiều bài học cho chúng ta hơn là thành công. Hơn nữa, nghiên cứu cũng nêu thêm bài học từ thành công thường dễ bị lãng quên hơn.

Dạng tiến hóa nào cũng cần phải thất bại năm 2024

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Vậy, chúng ta giỏi hơn nhờ những bài học xương máu. Thế nhưng kiểu học như thế này thường thách thức những quan điểm hiện tại của ta, khiến ta cảm thấy không thoải mái. Việc học từ thất bại liệu có dễ ? Nó diễn ra như thế nào ? Và ta thực học được gì từ nó ?

Bài nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào cách những người thành công rút ra bài học, nhưng hầu hết đều quy tụ về cách chúng ta học từ thất bại. Chúng tôi phát hiện ra rằng quá trình này vô cùng phức tạp, nó bao gồm 3 góc nhìn, sự phối hợp tương tác giữa trực giác và phản ánh, cảm giác như một con tàu lượn siêu tốc. Sự kết thúc của nó cũng đơn giản như khi chúng ta rút ra được những câu tục ngữ từ bài học của mình. Thực chất khi học chúng ta thường học các quy tắc đơn giản được xây dựng dựa trên dòng nghiên cứu do Christopher Bingham, Kathleen Eisenhardt và cộng sự.

Việc học bắt đầu từ thất bại thách thức góc nhìn chúng ta về sự vật sự việc. Bài học ngay từ đầu không xuất hiện dễ dàng và chúng ta không thể cảm nhận được chuyện gì đang thực sự xảy ra. Và điều này cũng khiến ta vô cùng bối rối. Liệu có điều gì không đúng ở đây không ? Cái gì đã không xảy ra ? Chúng ta thường đau đáu về những gì đã diễn ra, mọi suy nghĩ tồi tệ cứ liên tục chạy trong đầu ta và chúng ta thường tâm sự cho những người sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và chỉ ra cho ta điều gì sai cần phải loại bỏ.

Và cuối cùng chúng ta cũng hiểu tường tận về nó, được rút ra bởi những cuộc thảo luận, thông tin trong sách, hay một tình huống tương tự khơi dậy tư duy loại suy. Không phải lúc nào nó cũng xuất hiện như khi ta nảy ra một sáng kiến tức thời. Đôi khi việc xuất hiện cần rất nhiều thời gian. Khoảnh khắc ta hiểu không chỉ về 1 góc nhìn nhận mà thực ra là cả 3 khía cạnh, chỉ ra cho chúng ta cần loại bỏ, những gì cần học hỏi, và cần làm gì từ bài học đó. Chúng tôi thường trình bày 2 góc nhìn cuối, tập hợp thành những quy tắc đơn giản, những câu tục ngữ cho chúng tôi tự đặt ra để nắm bắt bài học tốt hơn từ những vấp ngã.

Dạng tiến hóa nào cũng cần phải thất bại năm 2024

Nguồn ảnh: Sưu tập

Một ví dụ cụ thể cho 3 góc nhìn rút ra từ bài học thất bại của cá nhân tôi: Vài năm trước, tôi đã áp lực mình quá nhiều trong buổi tập cho giải chạy ba môn phối hợp, chân tôi bắt đầu trở nên đau và tôi hoàn toàn phớt lờ nó để cố chạy tiếp. Tôi đến nhì một cách loạng choạng và rồi sau đó tôi đã phải có một cuộc phẫu thuật. Thất bại đó đã mang lại cho tôi một bài học giá trị, giúp tôi thay đổi cách suy nghĩ ngay lập tức.

Vậy 3 góc nhìn được áp dụng như thế nào trong tình huống trên ? Góc nhìn đầu tiên dạy tôi rằng, tôi tưởng tôi có thể ép buộc được cơ thể mình mà không cần giới hạn nào. Thực tế như mọi người đã thấy, tôi đã sai và bị thương, vì vậy tôi cần loại bỏ suy nghĩ rằng : “Cơ thể tôi không thể bị thương”. Góc nhìn thứ hai giúp tôi hiểu rằng điều gì là cần thiết cho tôi : “Tôi nên lắng nghe bản thân mình và đối xử với nó thật nhẹ nhàng, tình cảm với sự tôn trọng dành cho một người bạn chứ không nô lệ”. Cuối cùng góc nhìn thứ ba dạy tôi cách ứng dụng bài học vào trong các buổi tập. Tôi rút gọn nó thành một câu quy tắc vô cùng đơn giản : “Lần thứ nhất cảm thấy đau, tôi sẽ chú ý. Nếu có lần thứ hai, tôi sẽ lập tức dừng lại”

Vậy chúng tận dụng việc học từ thất bại như thế nào ? Dựa trên hệ thống 3 góc nhìn trên, chúng ta có thể hiểu rõ những trải nghiệm không tốt và chuyển chúng thành những bài học giá trị bằng việc nắm bắt ba thứ sau: Giả thiết nào không đúng, giả thiết nào đúng, và chúng ta cần làm gì để giải quyết nó. Chúng ta có thể hoàn thành ba thứ đó bằng việc tự hỏi những câu sau: “Trước khi thất bại, tôi đã nghĩ rằng (...),

Nhưng tôi nhận ra rằng (...);

Bây giờ, tôi sẽ (...).”

Hãy áp dụng nó trong những thất bại gần đây của bạn và trải nghiệm thử phương pháp này, nó không hề tốn nhiều thời gian.

Sau đó, bạn có thể thử đúc kết bài học của mình thành câu tục ngữ, hay một câu nói ngắn gọn bắt tai của riêng mình để khiến việc học trở nên dễ nhớ hơn. Sau cùng, sau khi kiểm tra và củng cố bài học, bạn cũng có thể chia sẻ nó với những người muốn học từ những trải nghiệm riêng mình.

-----

Dịch giả: Đăng Khoa

Nguồn ảnh: Google

Link bài gốc: https://www.psychologytoday.com/us/blog/to-choose-or-not-to-choose/202309/what-exactly-do-we-learn-from-failure

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.