Đánh giá chất lượng các định dạng audio

Lossless - Lossy: Định dạng nào tốt nhất

1. Lossless - Lossy: là gì? Lossless và Lossy ngày nay đã trở thành 2 thuật ngữ phổ biến, dùng trong lưu trữ hình ảnh, âm nhạc... tức multimedia nói chung. Về âm nhạc mà nói, thì: Lossless: Là các định dạng nhạc số chất lượng siêu cao: Với lưu trữ lossless mà nói, thì đây là cách lưu trữ lại gần như tất cả những âm thanh mà chúng ta cần nghe. Đây là định dạng hoàn hảo nhất trong thế giới số mà chúng ta biết đến. ! Tại sao lại là "gần như tất cả" mà không phải là "tất cả"? Những định dạng nhạc được coi là "lossless - Không mất thông tin" phải có tần số lấy mẫu gấp đôi ngưỡng nghe của người: >= 20kHz x 2 = 40kHz. Vậy nên tần số lấy mẫu ở các file lossless thường gặp là 44100Hz, 48kHz, 96kHz, 192kHz, 384kHz. Những định dạng nhạc lossless phổ biến: WAV (Windows Wave, audio file format for IBM-compatible personal computers), AIFF, FLAC (Free Lossless Audio Codec), ALAC (Apple Lossless Audio Codec). Lossy: Là các định dạng nhạc số chất lượng từ thấp đến cao. Loại lưu trữ này có đánh mất thông tin trong quá trình lưu trữ: Nếu nhạc chất lượng càng thấp, thì lượng thông tin bị đánh mất càng nhiều; tai thường cũng nhận ra. Nếu nhạc chất lượng càng cao thì lượng thông tin bị đánh mất càng ít, loại này tai dơi và thiết bị xịn mới phân biệt được. Tất nhiên loại này có tần số lấy mẫu nhìn chung là thấp hơn so với ngưỡng nghe của người. Những định dạng nhạc lossy phổ biến (ở Việt Nam): mp3 ( MPEG-1 Audio Layer 3), m4a (advance Audio Coding), wma. 2. Kỹ thuật phân tích phổ - Spectrum Analyzer: Để dùng phân tích phổ, có rất nhiều phần mềm chuyên nghiệp, ví dụ: Adobe Audition. Tuy nhiên dùng một phần mềm thu âm chuyên nghiệp chỉ để phân tích phổ các file nhạc thì khác gì giết gà dùng dao mổ trâu? Vậy nên mình chọn Spek. Phần mềm này nhẹ nhàng, chỉ có đúng 1 công dụng duy nhất là phân tích phổ mà thôi. 3. So sánh phổ của các định dạng - Tại sao lại không nên convert ngược? Trước khi so sánh, chúng ta cần nói qua 3 thông số cơ bản cấu thành nên đặc điểm của một file nhạc: - Sample rate: Tần số lấy mẫu. Khái niệm này dùng để chỉ số lần lấy mẫu trong một giây. Số lần lấy mẫu càng cao, thì tín hiệu số càng gần với đường cong âm thanh của Analog. Phần này xin xem thêm tại link ở HDVietnam đã dẫn ở đầu bài.

Đánh giá chất lượng các định dạng audio
\===>
Đánh giá chất lượng các định dạng audio
Chất lượng của các đĩa CD đạt đến 44100 số lần lấy mẫu như trên trong 1 giây. Như vậy chúng ta gọi là 44100Hz. Và như phân tích ở trên phần 1, ta có 44.1kHz/2 = 22.05kHz, vượt qua ngưỡng nghe của người là 20kHz ==> Chất lượng nghe đạt như Analog (Phần này cũng giống như ảnh liên tục: Nếu đạt >=24 khung hình trên giây thì mắt người sẽ cảm thấy là liên tục. Nếu ít hơn, ta bắt đầu thấy hình ảnh giật giật Đọc đến đây mới biết khả năng nghe "siêu phàm" hơn khả năng nhìn rất nhiều, ít ra là về độ nhạy bén ) - Bit rate (Liên quan đến bit depth): Tạm thời khó dịch ra tiếng việt. Đọc xong phần này chúng ta sẽ hiểu luôn bitrate là gì mà không cần phải dịch nữa (chả lẽ lại dịch là tốc độ bit? Nghe không liên quan)

với chuẩn đĩa CD sample rate = 44.1kHz, bit depth = 16bit thì bit rate = 1411kbps

Bit rate = bit per second: Lúc lấy mẫu ở phần sample rate, thì lấy cái đó để đo cái gì? Thể hiện cho cái gì? "Chiều cao" của cột lấy mẫu đó thể hiện cho cái gì đây? Cho độ chi tiết của âm thanh (cao thấp, trầm bổng) chứ còn gì nữa Vậy thì "chiều cao" khi số hóa nên là bao nhiêu? Chúng ta nên chọn khoảng từ 0-1? Hay 0-100? 0-256? hay 0-2000?... Nếu chúng ta chọn cách thể hiện chỉ là 0-1. Vậy là khi 0: Không có âm thanh, và 1: Có âm thanh. 128kbps: Lúc này trong khoảng từ 0-128kbps này, chúng ta phải mã hóa hết được những gì mà chúng ta thu vào: Tiếng trống, guitar, tiếng vocal... và bởi vì khá chật hẹp nên chúng ta không thể mã hóa hết được. Các bản thu 128kbps do vậy không đạt được độ chi tiết cần thiết. Nếu chúng ta chọn càng cao (tất nhiên càng tốn dung lượng), ví dụ: 1411kbps (1000 kilobit trên 1 giây) thì càng có nhiều thông tin được mã hóa hơn. Và do vậy bản thu chi tiết hơn, trung thực hơn. Bitrate có thể nói lên được rằng âm thanh được mô tả trung thực đến đâu. (Càng cao càng trung thực. Với một bản nhạc cố định thì bit rate càng cao bao nhiêu thì âm thanh càng gần với thực tế phòng thu bấy nhiêu). (Sưu tầm)

Các tin khác

  • Trên tay Xiaomi Mi Watch: Đồng hồ GPS giá rẻ tích hợp nhiều chế độ tập luyện thể thao
  • Xiaomi ra mắt sạc dự phòng 25000mAh, công suất 200W, sạc được laptop, giá 1.4 triệu đồng
  • Trên tay POCO M3: Chỉ hơn 3 triệu đồng đã có mặt lưng giả da, loa kép, camera 48MP, pin khủng 6000mAh
  • OPPO Reno5 ra mắt: Màn hình 90Hz, Snapdragon 765G/Dimensity 1000+, 4 camera sau, sạc nhanh 65W, giá từ 9.5 triệu đồng
  • Xiaomi ra mắt Mi Watch Lite quốc tế: Pin 9 ngày, đo nhịp tim, chống nước 5ATM, giá khoảng 50 USD
  • Xiaomi ra mắt công nghệ sạc không dây 80W nhanh nhất thế giới: Sạc đầy pin 4000mAh chỉ trong 19 phút