Đánh giá chất lượng là gì?

Chất lượng sản phẩm là gì? Quy trình kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp

Một sản phẩm có chất lượng tốt luôn là mong muốn của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Vậy những quy chuẩn để kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì để có thể đánh giá, kiểm soát chất lượng của hàng hóa một cách chính xác nhất? Hãy cùng Blog.TopCV tìm hiểu về chất lượng sản phẩm trong bài viết sau!

Chất lượng sản phẩm là gì?

Chất lượng sản phẩm là tập hợp những thuộc tính, đặc điểm của sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nhà sản xuất và người tiêu dùng, làm cho sản phẩm có giá trị sử dụng. Có những thuộc tính của sản phẩm có thể đo lường, so sánh bằng hệ thống thông số kỹ thuật và cũng có những đặc điểm không thể định lượng được một cách chính xác.

Một sản phẩm có chất lượng tốt sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng khi sử dụng, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Ngược lại, những sản phẩm kém chất lượng có thể gây nguy hiểm cho người tiêu dùng và gây ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm là gì?

>>> Tham khảo: “Tất tần tật” về bộ phận quản lý chất lượng trong doanh nghiệp

Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm

Những yếu tố vĩ mô bên ngoài doanh nghiệp

Trình độ kinh tế và trình độ sản xuất: Năng lực, trình độ sản xuất của một nền kinh tế sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm làm ra. Năng lực và trình độ càng cao thì độ tinh xảo, chính xác của hàng hóa sẽ tăng cao.

Sự phát triển của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ càng cao thì khâu nghiên cứu và phát triển [R&D] của ngành sản xuất sẽ càng phát triển, và đây chính là động lực để nâng cao trình độ sản xuất.

Những yếu tố nội lực bên trong doanh nghiệp

Con người – Nhân lực: Yếu tố con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất, bao gồm trình độ chuyên môn, ý thức kỷ luật và tinh thần lao động. Nhâ 

Công nghệ, máy móc và trang thiết bị: Khi áp dụng công nghệ mới vớiphương thức sản xuất tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ tăng lên.

Nguyên vật liệu: Nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản phẩm là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, do đó ngay từ khâu thu mua, doanh nghiệp cần phải kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp một cách cặn kẽ. Nhiều doanh nghiệp lớn còn chủ động một phần nguồn nguyên liệu để hạn chế rủi ro

>>> Tham khảo: Nhân viên kiểm tra chất lượng là gì? Những yêu cầu cơ bản trong công việc

Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm

Những chỉ tiêu có thể đo lường cụ thể

Đây là tập hợp những tiêu chí liên quan đến phẩm chất của sản phẩm, thường được xây dựng theo một hệ thống [hay còn gọi là bộ tiêu chí]. Những chỉ tiêu này có thể do chính nhà sản xuất thiết kế, hoặc do cơ quan quản lý, tổ chức chuyên nghiệp đề ra nhằm thống nhất một thang đánh giá trên toàn thế giới.

Những chỉ tiêu này là căn cứ chính xác nhất để đánh giá chất lượng sử dụng và độ tin cậy của một sản phẩm khi lưu hành trên thị trường. Những thị trường xuất khẩu khó tính [như EU hay Nhật Bản] thường tự xây dựng một bộ tiêu chí riêng với những thông số về kỹ thuật, hàm lượng cao hơn so với chuẩn chung.

Nhiệm vụ của nhân viên quản lý chất lượng sản phẩm là gì?

Bộ tiêu chuẩn chất lượng được công nhận trên toàn thế giới đó chính là tiêu chuẩn ISO, ngoài ra mỗi ngành hàng, sản phẩm sẽ có bộ tiêu chuẩn riêng. Một số bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khác có thể kể đến như: HACCP, OHSAS, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

>>> Tham khảo: Tìm hiểu về tiêu chuẩn chất lượng ISO

Những chỉ tiêu không thể đo lường cụ thể 

Đó là những đặc điểm liên quan đến tính thẩm mỹ, tính tiện dụng và độ hợp lý trong giá cả. Dù có những tiêu chí cơ bản nhưng đây đều là những chỉ tiêu không thể định lượng chính xác mà phụ thuộc vào người tiêu dùng và thị trường đánh giá. Mỗi nhóm người tiêu dùng, mỗi thị trường lại có mức thu nhập, đặc điểm tiêu dùng và sở thích khác nhau nên đây là những chỉ tiêu không thể đo lường chính xác mà doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tâm lý khách hàng, insight,.. để sản xuất sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng và được đón nhận

>>> Tham khảo: PDCA là gì? Hiệu quả của PDCA trong quy trình quản lý chất lượng

Nhân viên kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp – Họ là ai?

Bộ phận kiểm soát chất lượng – Quality Control [QC] có nhiệm vụ thử nghiệm, phân tích sản phẩm để đo lường những thông số kỹ thuật của sản phẩm, từ đó đánh giá chất lượng sản phẩm dựa trên hệ thống quy chuẩn đã có sẵn [ví dụ ISO, TCVN,…]. QC được chia làm 3 bộ phận tương ứng với 3 khâu sản xuất

  • IQC: Kiểm soát chất lượng đầu vào [Input Quality Control]
  • PQC: Kiểm soát chất lượng của quy trình sản xuất [Process Quality Control]
  • OQC: Kiểm soát chất lượng đầu ra [Output Quality Control]

QC thường bị nhầm lẫn với QA, vậy cụ thể QA khác QC như thế nào? QA [Quality Assurance] là bộ phận đảm bảo chất lượng – họ có nhiệm vụ xây dựng những quy trình quản lý, đo lường chất lượng để QC thực hiện việc đo lường.

>>> Tham khảo: Nhân viên kiểm tra chất lượng là gì? Những yêu cầu cơ bản trong công việc

Mong rằng, thông qua việc tìm hiểu chất lượng sản phẩm là gì? Những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm, bạn đã hiểu rõ những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng là gì cũng như quy trình kiểm soát chất lượng trong doanh nghiệp ra sao. Nếu bạn muốn tìm kiếm việc làm HOT thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc. Truy cập TopCV ngay hôm nay để không bỏ lỡ những vị trí hấp dẫn nhất nhé!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Chất lượng là gì? Chất lượng là một thuật ngữ rất quen thuộc; được sử dụng khắp mọi nơi từ sản phẩm cho đến dịch vụ. Tuy nhiên, khái niệm về chất lượng cũng gây ra không ít tranh cãi; đa số đều dựa trên cảm nhận cá nhân là chính. Nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tranh cãi này là do góc độ nhìn nhận, cách tiếp cận khác nhau của mỗi người.

1. Theo chuyên gia của LAVAN thì

Định nghĩa về chất lượng theo chuyên gia của LAVAN

Chất lượng đơn giản nhất là làm đúng yêu cầu. Yêu cầu ở đây không chỉ là yêu cầu về sản phẩm [specification] hay yêu cầu về kỹ thuật [technical requirement], mà nó còn bao gồm rất nhiều yêu cầu khác của cả hai bên đã ký kết với nhau. Ví dụ: yêu cầu về điều kiện đóng gói, yêu cầu về điều kiện bảo quản, yêu cầu về vận chuyển đúng thời gian, yêu cầu về giá,…

Vậy chất lượng là gì? Chất lượng hiểu đơn giản nhất là “Đúng chuẩn, hay đáp ứng yêu cầu”.

Xét theo khía cạnh rộng hơn thì, đáp ứng đúng yêu cầu còn có ý nghĩa bên trong nội bộ của tổ chức. Tổ chức được vận hành bởi rất nhiều quy trình. Mà mỗi quy trình lại có yêu cầu đầu vào và đầu ra, mỗi công việc đều có yêu cầu. Nên chất lượng còn có nghĩa là mình làm công việc của mình đúng theo những yêu cầu của công việc. Do đó, chất lượng không chỉ là công việc của trưởng phòng chất lượng hay nhân viên chất lượng; mà nó là công việc của tất cả mọi thành viên của tổ chức/ doanh nghiệp.

2. Chất lượng là gì? Theo ISO 9000: 2015

Định nghĩa về chất lượng theo ISO 9000: 2015

Một tổ chức mà muốn tập trung vào chất lượng sản phẩm/ dịch vụ thì sẽ thúc đẩy được nhiều thứ, trong đó có văn hoá, hành vi ứng xử. Với mục đích cuối cùng là mang lại giá trị cho khách hàng bằng cách là đáp ứng các nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan.

Chất lượng của một sản phẩm hay dịch vụ được xác định bằng khả năng đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và ảnh hưởng mong muốn, cũng như không mong muốn đến các bên liên quan.

Chất lượng của sản phẩm và dịch vụ không những bao gồm khả năng công dụng dự kiến, mà còn bao gồm cả cảm nhận của khách hàng.

>> Bạn nên tham khảo cách triển khai hệ thống quản lý chất lượng lượng ISO 9000:2015

3. Chất lượng là gì? Theo một số chuyên gia đại thụ trong ngành

“Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng”.

“Chất lượng là mức độ có thể dự đoán được về tính đồng đều và có thể tin vậy được, tại mức chi phí thấp nhất và được thị trường chấp nhận”.

“Chất lượng là khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ, đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng”.

“Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”.

4. Đặc điểm của chất lượng

Từ định nghĩa chất lượng là gì, ta rút ra được một số đặc điểm của chất lượng như sau:

Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.

Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.

Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phi xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan; ví dụ như các yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội.

Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng.

Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình và phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt của các Chuyên gia đánh giá và kiểm soát chất lượng.

Như vậy, Chất lượng là gì? Chất lượng là phù hợp với yêu cầu. Cho nên cần phải hiểu khái niệm về chất lượng một cách có hệ thống, để đảm bảo việc đưa ra các quyết định trong quá trình quản trị chất lượng toàn diện đạt hiệu quả cao nhất.

>> Bạn có biết tại sao phải quản lý chất lượng sản phẩm trong suốt chu trình sản xuất?

Video liên quan

Chủ Đề