Room trong ngân hàng là gì

Khi NHNN đặt ra một tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa cho một ngân hàng nào đó ở mức nhỏ hơn so với [cùng kỳ] năm trước và/hoặc so với các ngân hàng khác trong hệ thống thì điều này có thể được hiểu rằng ngân hàng này đang có mức độ rủi ro cao hơn so với chính nó hoặc so với các đối thủ trong cùng hệ thống.

Sự rủi ro này có thể là kết quả của việc ngân hàng này cho vay quá nhiều so với vốn chủ sở hữu hoặc cho vay quá tập trung vào các lĩnh vực được cho là rủi ro cao như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và... các dự án BOT!

NHNN có trong tay đầy đủ các công cụ để quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại cho nền kinh tế, hoàn toàn có thể thay thế được công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng/hệ thống ngân hàng.

Nhưng để hạn chế những hậu quả này thì NHNN không cần phải siết lại hạn mức tăng trưởng tín dụng của từng ngân hàng. Cụ thể hơn, để hạn chế rủi ro có ít vốn mà cho vay quá nhiều thì NHNN chỉ cần yêu cầu và tăng cường thanh tra việc tuân thủ của các ngân hàng thương mại về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên tổng tài sản có.

Tỷ lệ này đã được quy định trong nhiều thông tư như Thông tư 41/2016, rồi ngay trong bản thân các quy định về vốn an toàn tối thiểu của Basel mà các ngân hàng đã tự nguyện đăng ký tuân thủ [theo Basel II] và đã được NHNN công nhận.Còn để hạn chế các ngân hàng cho vay quá nhiều, quá tập trung vào các lĩnh vực rủi ro như trái phiếu doanh nghiệp hay bất động sản thì đã có các quy định liên quan trong Thông tư 22/2019 quy định về các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Ví dụ, về cho vay để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp, Thông tư 22 quy định một loạt điều kiện như chỉ được cấp tín dụng với thời hạn đến một năm, có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, không được cấp tín dụng cho khách hàng trong một số trường hợp quy định cụ thể, và tổng mức dư nợ cho vay để đầu tư, kinh doanh trái phiếu doanh nghiệp không được quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp...

Ngoài ra, Thông tư 22 cũng quy định các hệ số rủi ro cho từng hạng mục tài sản. Tài sản được cho là rủi ro càng cao thì hệ số rủi ro này cũng càng cao, làm cho ngân hàng thương mại càng phải có thêm nhiều vốn chủ sở hữu nếu vẫn muốn cho vay cùng một lượng tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro này. Ví dụ bất động sản, hệ số rủi ro áp dụng cho tài sản này là 200%, so với mức 100% dành cho tài sản là cổ phần.

Cũng có thể có lo ngại rằng nếu không quy định mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng thì sẽ dẫn đến chạy đua lãi suất, đẩy mặt bằng lãi suất lên cao, gây khó cho nền kinh tế. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất trong cả hệ thống và nền kinh tế có tăng lên hay không lại phụ thuộc cuối cùng vào chính sách tiền tệ của NHNN.

Nếu NHNN sẵn sàng đáp ứng thanh khoản của hệ thống và nền kinh tế thì việc một số ngân hàng nào đó tăng lãi suất sẽ không gây ra áp lực đáng kể làm tăng lãi suất cả hệ thống. Cũng cần lưu ý rằng NHNN đã từng áp dụng trần lãi suất. Ở đây không bàn đến việc công cụ này có lợi hay hại, hiệu quả hay không, sự từng tồn tại của công cụ này càng cho thấy nếu muốn chặn cuộc đua lãi suất thì sẽ có nhiều công cụ khác mà không cần phải áp đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng.

NHNN cũng quy định tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tối đa cho cả hệ thống ngân hàng trong từng thời kỳ. Khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng nhỏ hơn so với cùng kỳ thì mục đích có thể là vì muốn điều chỉnh tốc độ tăng trưởng tín dụng theo sát với tăng trưởng kinh tế để không gây ra những vấn đề như tăng trưởng quá nóng, lạm phát đang có xu hướng tăng lên.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lạm phát đến từ tăng trưởng tín dụng cuối cùng sẽ phụ thuộc vào lập trường chính sách tiền tệ của NHNN. Nếu NHNN siết chặt hơn cung tiền thì NHNN sẽ không cần phải siết chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của một hay nhiều ngân hàng thương mại, bởi yếu tố quyết định mức tăng trưởng tín dụng trong nền kinh tế chính là lượng tiền bơm thêm ra nền kinh tế từ NHNN. Các ngân hàng thương mại chỉ là kênh trung chuyển lượng tiền bơm ra này vào nền kinh tế chứ không phải là nơi tạo ra tiền để mà lo ngại sẽ làm tăng lạm phát nếu không khống chế được việc cho vay của họ.

Tóm lại, NHNN đã ban hành, thực thi và có trong tay đầy đủ các công cụ để quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại cho nền kinh tế. Những công cụ này hoàn toàn có thể thay thế được công cụ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho ngân hàng/hệ thống ngân hàng mà NHNN đang thực hiện. Việc cần làm chỉ là thanh tra, kiểm tra, chế tài nghiêm ngặt để buộc các ngân hàng thương mại phải nghiêm túc thực thi các quy định an toàn cho vay này.

Nếu vẫn tiếp tục áp dụng hạn mức tăng trưởng tín dụng thì các ngân hàng thương mại lại bị thêm một biện pháp quản lý hành chính kém minh bạch, mang tính trói buộc mà vẫn không làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng trở nên an toàn hơn.

Theo TheSaiGonTimes

Ngân hàng Nhà nước [NHNN] vừa có văn bản chấp thuận về việc nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2021 cho một số ngân hàng thương mại trong nước.

Theo đó, trong đợt cấp tăng trưởng tín dụng lần này, NHNN chấp thuận cho một số ngân hàng được điều chỉnh mức tăng trưởng tín dụng cả năm lên tới 14-15%, thay vì mức cao nhất là 10-12% được cấp ban đầu.

Cụ thể, Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng [VPBank] được chấp thuận điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng từ 8,5% lên 12,1% cho cả năm nay. Còn MBBank cũng được đồng ý mức dư nợ tín dụng tối đa đến hết năm 2021 từ 10,5% lên 15%.

Một số ngân hàng được nới room tín dụng [Ảnh minh họa]

Các ngân hàng được nới room tín dụng lần này đa phần là những ngân hàng đã đáp ứng tốt chuẩn Basel II, một số đã bước sang lộ trình Basel III. Những ngân hàng này cũng nằm trong nhóm ngân hàng luôn tiên phong trong việc giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế.

Bên cạnh đó, NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng được nới hạn mức tăng trưởng tín dụng lần này xây dựng kế hoạch và kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

Đồng thời, các tổ chức tín dụng cần thực hiện tốt các giải pháp về hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo an toàn hệ thống và góp phần ổn định thị trường tiền tệ.

Các nhà băng cần phải kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực quản lý rủi ro, khả năng huy động vốn, đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn để cấp tín dụng, tiếp tục duy trì ổn định mặt bằng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay.

Cùng với đó, NHNN cũng lưu ý các ngân hàng cần chấp hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn, giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, ngoại hối, quản trị rủi ro và kiểm soát nợ xấu...

Mặt khác, NHNN cũng yêu cầu các nhà băng cần tập trung tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đặc biệt, các ngân hàng cũng phải kiểm soát chặt chẽ và hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán...; giảm dần tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực bất động sản; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng, kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ...

Trước đó, tại cuộc họp giữa Hiệp hội Ngân hàng và các tổ chức tín dụng về việc giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được tổ chức vào ngày 12/7, một số ngân hàng thương mại đã kiến nghị được cấp thêm room tín dụng trong những tháng cuối năm để ngân hàng có dư địa tín dụng hỗ trợ khách hàng tốt hơn.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc Vietcombank, cho biết, đầu năm, Vietcombank được giao hạn mức tín dụng là 10% nhưng đến nay đã tăng trưởng 9%. Do đó, việc được nới "room" là cần thiết để ngân hàng này tiếp tục hỗ trợ khách vượt qua khó khăn

Một số ngân hàng khác như BIDV, SHB, TPBank, LienVietPostBank… cũng có kiến nghị được nới room tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm nay.

Về vấn đề này, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng nhà nước ,cho biết, NHNN sẽ tiếp nhận và xử lý đề xuất nới, cấp thêm ‘room’ tín dụng mới cho các ngân hàng sử dụng hết chỉ tiêu.  Dựa trên kiến nghị của các ngân hàng, NHNN sẽ tiến hành đánh giá và đưa ra định mức phù hợp cho mỗi tổ chức tín dụng. Việc này cũng tiến hành tương tự như mọi năm, khi nào có ngân hàng yêu cầu, đề xuất sẽ được xử lý.

Còn ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho hay, NHNN xem xét cách giao chỉ tiêu tín dụng hàng năm. Đặc biệt, với các ngân hàng đã áp dụng tốt Basel II và Basel III nên được tạo thuận lợi khi cấp room tín dụng.

Đầu năm nay, NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành khoảng 12% và sẽ được phân bổ hạn mức cụ thể xuống từng nhà băng, tùy vào năng lực hoạt động trong năm 2021.

Song song đó, NHNN cũng giao chỉ tiêu tín dụng lần một đến các tổ chức tín dụng trong hệ thống. Theo đó, nhóm ngân hàng quốc doanh gồm Agribank, BIDV, VietinBank được cấp “room” tín dụng năm nay là 6,5-7,5%, riêng Vietcombank được giao 10,5%. Một số ngân hàng thương mại cổ phần như VIB, ACB, Sacombank được giao hạn mức tín dụng là 8,5-9,5%. Còn hạn mức tín dụng của MBBank, VPBank, Techcombank là 10,5-12%.

Có thể thấy, mặt bằng "room" tín dụng được NHNN cấp cho các tổ chức tín dụng năm nay thấp hơn năm trước. Tuy nhiên, trong 5 tháng đầu năm nay, tín dụng toàn ngành ngân hàng đã tăng 5,1%. Từ tháng 4, một số ngân hàng như Sacombank, HDBank, ACB, SeABank đã tiệm cận room tín dụng được giao.

Anh Tuấn

Các ngân hàng thương mại đồng thuận giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn. Đợt giảm lãi suất lần này sẽ tập trung vào các doanh nghiệp đang chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19.

Video liên quan

Chủ Đề