Đất chua có độ ph bằng bao nhiêu

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Độ ph của đất chua là bao nhiêu ạ [ em đang cần gấp ]

Các câu hỏi tương tự

Độ pH của đất thường cố định với từng loại đất hay khu vực có vị trí địa lý tương ứng. Tuy nhiên những yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, tác động của con người và khí hậu có thể làm thay đổi giá trị pH của đất.

Để hiểu thêm tầm quan trọng của chỉ số pH đất, cách đo và điều chỉnh độ pH cho từng loại đất. Hãy cùng thiết bị Thịnh Phú tìm hiểu bài viết này nha.

Độ pH của đất là gì?

Độ pH của đất là thước đo độ chua hoặc độ kiềm của đất. Nói đơn giản là xác định được độ pH thì ta xác định loại đất đó có độ kiềm cao hay thấp, độ chua thấp hay cao.

Giá trị pH thực chất là thước đo nồng độ ion hydro. Bởi vì nồng độ ion hydro thay đổi trong một phạm vi rộng, thang logarit [pH] được sử dụng: khi pH giảm 1, độ axit tăng lên 10.

Nếu đất rất chua [tính axit] thì độ pH thấp và nồng độ ion hydro cao. Do đó, ở các giá trị pH cao [kiềm], nồng độ ion hydro thấp.

Hầu hết các loại đất có giá trị pH từ 3,5 đến 10. Ở những khu vực có lượng mưa cao hơn, độ pH tự nhiên của đất thường dao động từ 5 đến 7, trong khi ở những khu vực khô hạn là 6,5 đến 9.

Đất có thể được phân loại theo giá trị pH của chúng gồm:

  • Từ 6,5 đến 7,5: Là đất trung tính 
  • Trên 7,5: Đất kiềm.
  • Dưới 6,5 – Đất có tính axit.
  • Độ pH nhỏ hơn 5,5 được coi là đất có tính axit mạnh.
  • Trường hợp đặc biệt là đất phèn thường có giá trị pH luôn nhỏ hơn 4.

Nguồn gốc tạo nên độ pH đất

Độ pH của đất tự nhiên phụ thuộc vào loại đá mà đất được hình thành và các quá trình phong hóa tác động lên nó. Ví dụ như khí hậu, thảm thực vật, địa hình và thời gian. Các quá trình này có xu hướng làm giảm độ pH [tăng tính axit] theo thời gian.

Một số hoạt động nông nghiệp cũng có thể đẩy nhanh quá trình axit hóa đất như sử dụng lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong thời gian dài.

Do tác động của thiên nhiên và biến đổi khí hậu cũng là yếu tố tạo nên những loại đất có tính axit cao hay độ kiềm cao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ pH của đất 

Có nhiều yếu tố tự nhiên và tác động của con người làm thay đổi giá trị pH của đất. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Độ pH của đất bị ảnh hưởng bởi việc quản lý và sử dụng đất. 
  • Nhiều loại thực vật ảnh hưởng đến độ pH của đất. Ví dụ, các khu vực đất rừng có xu hướng chua hơn các khu vực đồng cỏ. 
  • Chuyển đổi đất từ đất rừng hoặc đồng cỏ sang đất trồng trọt có thể dẫn đến pH thay đổi mạnh sau một vài năm. 
  • Những những thay đổi do mất chất hữu cơ, loại bỏ các khoáng chất trong đất khi cây trồng được thu hoạch, xói mòn lớp bề mặt.
  • Việc bổ sung phân bón nitơ và lưu huỳnh có thể làm giảm độ pH của đất theo thời gian.
  • Quá trình nhiễm mặn, xâm nhập mặn cũng là nguyên nhân giảm độ pH trong đất.

Tại sao độ pH của đất lại quan trọng?

Độ pH rất quan trọng đối với sự phát triển của thực vật vì nó quyết định hầu hết các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Ở độ pH của đất là 6,5, số lượng chất dinh dưỡng có sẵn cao nhất để thực vật sử dụng. 

Nếu độ pH của vườn rau quá thấp, một số chất dinh dưỡng sẽ trở nên ít hơn, đặc biệt là phốt pho, trong khi các chất dinh dưỡng khác, như nhôm và mangan, có thể trở nên độc hại. Mức độ pH có tính axit cũng ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi trong đất.

Đất kiềm có độ pH cao cản trở sự sẵn có của các chất dinh dưỡng như sắt, mangan, đồng, kẽm và cả phốt pho. Thực vật phụ thuộc vào hàm lượng sắt cao, đặc biệt là cây xanh, hoạt động kém trong đất kiềm.

Cách đo độ ph của đất

Có nhiều phương pháp giúp đo và xác định nhanh độ pH của nhiều loại đất gồm:

Phương pháp thủ công

Sử dụng các chất hóa học như dấm chua, baking soda với tỉ lệ phù hợp với mẫu đất giúp xác định nhanh loại đất đó có tính axit hay kiềm.

Sử dụng kinh nghiệm bản thân, ngửi mùi của đất, màu sắc đất hay những biểu hiện của cây trồng mà xác định được chỉ số pH đất cao hay thấp.

Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, không tốn nhiều chi phí và thực hiện bất kỳ lúc nào.

Nhược điểm: Kết quả có độ chính xác thấp và không xác định chính xác giá trị pH cụ thể.

Phương pháp kỹ thuật

Máy đo độ pH đất Takemura

Sử dụng các loại máy đo điện tử chuyên dụng như máy đo pH đất Takemura, các biện pháp phân tích và đo trực tiếp trong phòng thí nghiệm. 

Ưu điểm: Xác định chính xác giá trị pH cụ thể, thời gian đo nhanh và độ tin cậy cao. 

Nhược điểm: Chi phí cao.

Những cách điều chỉnh độ pH của đất trồng 

Cách tăng độ pH đất

Nếu đất chua nên bón vôi để tăng độ pH của đất và làm cho đất bớt chua hơn. Lượng vôi chính xác cần thiết để điều chỉnh pH thích hợp chỉ có thể được xác định bằng thử nghiệm đất. 

Nếu kiểm tra đất có hàm lượng magie cao, hãy sử dụng vôi tôi. Nếu thử nghiệm cho thấy sự thiếu hụt magie, thì hãy sử dụng đá vôi dolomitic.

Người dùng nên kết hợp với thiết bị bút đo ph đất để giám sát và kiểm tra xem pH đất có tăng như đúng chỉ số mà mình mong đợi không nha.

Cách giảm độ pH đất

Nếu bạn đang trồng các loại cây ưa axit, nên bổ sung thêm nguyên tố lưu huỳnh hoặc nhôm sunfat.

Lưu huỳnh nguyên tố bị oxi hóa bởi các vi sinh vật trong đất. Phải mất vài tháng để điều chỉnh độ pH. Nên trộn lưu huỳnh vào đất sẽ mang lại kết quả tốt hơn là thêm nó lên bề mặt vì nó được xử lý nhanh hơn khi trộn vào đất. 

Nhôm sunfat phản ứng nhanh với đất và làm thay đổi độ pH của đất nhanh chóng, nhưng làm tăng khả năng cháy rễ cây.

Xem thêm: Cách giảm độ pH trong nước

Kết luận: Việc kiểm tra và đo độ pH đất trồng trọt, đất nông nghiệp thường xuyên là điều bà con nông dân nên thực hiện thường xuyên để kịp thời đưa ra các biện pháp điều chỉnh pH đất hợp lý nhất.

Xác định được độ pH sẽ giúp chúng ta đưa ra quyết định tác động vào đất như thế nào là đúng đắn nhất

  • Bạn có thể kiểm tra pH đất vào mọi thời điểm và trên mọi loại đất, nhưng cần lưu ý ở những thời điểm như sau khi bón phân, bón vôi, bổ sung hữu cơ thì không nên đo vì sẽ có sự sai sót cao.
  • Đối với khu đất mới, chỉ số pH ban đầu giúp bạn định hướng chọn loại cây trồng nào hoặc cải tạo đất trước sao cho phù hợp với loại cây muốn trồng.
  • Đối với khu đất đang canh tác, nhìn vào chỉ số pH đất để chỉ ra cách tác động vào đất như thế nào cho hợp lý, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
  • Một số biểu hiện trên cây trồng là gợi ý phải kiểm tra pH đất ngay như: Cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển,…
  • Kiểm tra pH có thể đo bằng 2 cách: sử dụng máy đo pH hoặc giấy quỳ.
  • Loại đất có tính axit cao [đất rất chua].
  • Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali [K], Phốt pho [P], Bo [B], Molipden [Mo.],… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất.
  • Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng,…

Biện pháp tác động: Nhất thiết phải bổ sung vôi để cải thiện tính axit trong đất, nâng độ pH lên cao hơn.

Chỉ số pH đất từ 5,1 – 6,0

  • Đất có tính axit [đất hơi chua].

Biện pháp tác động: Bổ sung vôi nếu muốn trồng các loại cây trồng khác nhất là cây trồng ưa vôi như cây họ đậu.

Chỉ số pH đất từ 6,1 – 7

  • Đất axit trung bình [đất trung bình].
  • Loại đất này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi.
  • Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt..
  • Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.

Biện pháp tác động: Với loại đất này cơ bản không cần tác động thêm, xong lưu ý luôn duy trì trạng thái cân đối giữa hàm lượng vô cơ và hữu cơ để bảo vệ đất.

Chỉ số pH đất từ 7,1 – 8

  • Đất có tính hơi kiềm.
  • Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu.
  • Trong môi trường đất kiềm các nguyên tố Mangan [Mn], Sắt [Fe]…sẽ bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi [Ca] dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.
  • Tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ trên họ rau thập tự giảm trên loại đất này.

Biện pháp tác động: Nếu muốn giảm độ kiềm có thể bổ sung các nguyên tố gây axit hóa như: Lưu huỳnh, sắt sunphat, ….

3. Kết luận:

Từ thực tế sản xuất cho thấy pH đất trồng không chỉ tác động đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây mà còn là 1 yếu tố tác động không nhỏ đến khả năng phát sinh, phát triển các dịch bệnh trên cây trồng nông nghiệp.

Việc kiểm tra, kiểm soát pH đất là thao tác quan trọng trong quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp. Xác định đúng độ pH đất là cơ sở để lựa chọn loại cây trồng cho phù hợp hoặc ngược lại chỉ số độ pH đất chỉ ra cho bạn phải tác động ra sao trên khu đất mình đang canh tác.

Bài viết liên quan:

>>PH đất quá thấp gây khó dễ cho cây có múi như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề