Tpp nghĩa là gì

TPP là viết tắt của Hiệp định Hợp tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương [Đối tác xuyên Thái Bình Dương], một hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia tạo nên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương [APEC].

TPP có mục đích thiết lập một khu vực thương mại tự do và xem xét lại các điều khoản của quan hệ thương mại, chính trị, pháp lý và kinh tế của những người tham gia.

Việc ký kết thỏa thuận diễn ra vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, với sự tham dự của 12 quốc gia được gọi là, bao gồm cả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Mặc dù ban đầu nó là một sáng kiến ​​của đất nước này, tổng thống đắc cử trong giai đoạn 2017-2021, Donald Trump, đã nghỉ hưu ngay khi ông nhậm chức vào năm 2017.

Sau đó, mười một quốc gia còn lại đã thiết lập Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiến bộ hoặc CPTPP [viết tắt bằng tiếng Anh]. Các quốc gia này là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Thay đổi này liên quan đến việc điều chỉnh trong một thỏa thuận bảy chương mới, lần đầu tiên bao gồm văn bản gốc của TPP. Tương tự như vậy, 22 trong số các quy định về các quy tắc bị đình chỉ và các điều kiện tiếp cận thị trường quy định trước đây được đảm bảo.

Do phạm vi và tham vọng của nó, khối kinh tế trở thành lớn nhất trên thế giới, thậm chí còn bỏ lại Liên minh châu Âu.

Thị trường CPTPP hoặc TPP-11, như nó được gọi, bao gồm hơn 500 triệu người tiêu dùng, tập trung 13,5% tổng sản phẩm quốc nội.

CPTPP mở cửa cho việc thành lập các quốc gia thành viên mới đáp ứng các điều kiện quy định. Colombia, Thái Lan và Hàn Quốc có thể nằm trong số đó.

Mục tiêu của TPP

TPP nhằm mục đích ảnh hưởng đến các lĩnh vực như tiếp cận thị trường, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và phát triển các ngành công nghiệp vừa và nhỏ [DNNVV]. Theo các nguồn chính thức, TPP có một số mục tiêu như sau:

  • Kích thích tăng trưởng kinh tế ở các nước thành viên. Tạo thêm việc làm để phát triển. Đặt nền tảng cho Hiệp định thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương [FTAAP] trong tương lai. Loại bỏ hoặc giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. trong thương mại. Thúc đẩy sự tăng trưởng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xem thêm:

  • Hiệp ước quốc tế. Thương mại tự do. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiệp định TPP là một trong những hiệp định kinh tế quan trọng được thành lập từ năm 2005. Kể từ khi ra đời cho đến nay TPP đã mang đến không ít thời cơ cũng như thách thức đối với các nước trên Thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy, chính xác TPP là gì, thời cơ thách thức của hiệp định này đối với Việt Nam là như thế nào?

1. TPP là gì?

TPP là viết tắt của cụm từ Trans-Pacific Partnership Agreement và có nghĩa là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

TPP là viết tắt của cụm từ Trans-Pacific Partnership Agreement và có nghĩa là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương. 

Hiệp định TPP là hiệp định thỏa thuận thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước vào ngày 4/2/2016 tại Auckland, New Zealand. Mục đích cuối cùng của hiệp định là hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 

>>>>> Xem thêm: Dòng tiền là gì? Phương pháp quản trị dòng tiền hiệu quả

2. Lịch sử hình thành TPP 

Hiệp định TPP có sự tham gia của 12 nước thành viên

Hiệp định TPP khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ. 3 nước sáng lập là Chile, New Zealand và Singapore phát động đàm phán nhân dịp hội nghị Cấp cao APEC 2002. 

Tháng 4/2005, Brunei xin gia nhập với tư cách thành viên sáng lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc. 

Hiệp định TPP là hiệp định mang tính mở. Dù không phải là chương trình hợp tác trong khuôn khổ APEC nhưng các thành viên APEC đều có thể tham gia. 

Năm 2007, Hoa Kỳ tham gia vào đàm phán TPP. 

Năm 2008, Úc, Peru, Việt Nam cũng tham gia đàm phán, nâng tổng số thành viên tham gia TPP lên 8 nước. 

Tháng 12/2009, đàm phán TPP chính thức khởi động. 

Từ tháng 10/2010 đến Tháng 2/2013 TPP có thêm sự gia nhập của các nước là Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản.

Tháng 4/2/2016, hiệp định TPP chính thức được ký kết.

3. Nội dung chính của hiệp định TPP là gì?

Hiệp định TPP hướng đến giúp các nước thành viên cùng phát triển

– Hiệp định TPP có phạm vi điều chỉnh rộng bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ [trừ tài chính], vệ sinh an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật, mua sắm chính phủ, minh bạch hàng hóa, sở hữu trí tuệ, môi trường và hợp tác lao động. 

– Các bên tham gia TPP sẽ tiếp tục đàm phán và ký 2 văn kiện quan trọng về đầu tư và dịch vụ tài chính, chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày TPP chính thức có hiệu lực [tức tháng 3 năm 2008].

– TPP thực hiện tự do hóa mạnh mẽ về hàng hóa. Thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. 

– Về dịch vụ, TPP thực hiện tự do hóa mạnh theo phương thức chọn – bỏ. Tất cả các ngành dịch vụ đều được mở trừ những ngành trong danh sách loại trừ. 

Các nước kỳ vọng hiệp định TPP sẽ giúp nâng cao mức sống của người dân, giảm nghèo, khuyến khích minh bạch, điều hành hiệu quả, cải thiện việc bảo vệ lao động, môi trường. 

>>>> Xem thêm: M&E là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành kỹ sư M&E tài năng

4. Hiệp định TPP mở rộng

Hiệp định TPP được đổi tên thành CPTPP 

Ngày 20/11/2017, Mỹ rút khỏi TPP. Cuối tháng 11/2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam, 11 nước còn lại đã thống nhất đổi tên hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP. 

CPTPP là viết tắt của cụm từ Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. 

Hiệp định TPP mới đã được ký kết vào ngày 8/3/2018 tại Santiago, Chile. Nhóm 6 nước là Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Úc. Hiệp định có hiệu lực ngay ngày đầu tiên hoàn tất thủ tục là 30/12/2018. Hiệp định TPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019.

Về nội dung, CPTPP có khoảng 20 nội dung bị tạm hoãn so với TPP cũ, chủ yếu là các cam kết cứng rắn về sở hữu trí tuệ mà Mỹ đề xuất trước đó. 

5. Thời cơ, thách thức của hiệp định TPP đối với Việt Nam

14/01/2019 hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực tại Việt Nam mang đến cả thời cơ và thách thức cho nền kinh tế. Cụ thể, 

5.1. Thời cơ

– Mở rộng cơ hội phát triển mạnh mẽ 

CPTPP là hiệp định mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ,… Hiệp định tạo nên áp lực cải cách môi trường kinh doanh, đầu tư cho Việt Nam, từ đó thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. 

– Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường 

Để hòa nhập hơn nữa với nền kinh tế thị trường cũng như hướng tới các “luật chơi” quốc tế, CPTPP thúc đẩy Việt Nam đẩy nhanh cải cách thể chế trong nước. Cải cách thể chế giúp thúc đẩy sự cạnh tranh, huy động và sử dụng tốt các nguồn lực có sẵn, tận dụng các nguồn lực bên ngoài. 

– Thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế 

Việc tham gia CPTPP giúp thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam mở rộng và tận dụng được lợi thế với các thị trường trước đây Việt Nam chưa từng gia nhập như Canada, Mexico, Peru,…

– Nhân thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam 

Trong hiệp định CPTPP, thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực đem đến cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp. 

Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ khi tham gia hiệp định TPP

5.2. Thách thức

– Thách thức về cải cách thể chế

Chính phủ phải cải cách luật chơi, thông tin, giáo dục, đào tạo,… Doanh nghiệp phải tăng cường sự hiểu biết để tận dụng lợi thế mà TPP đem lại. Tuy nhiên, trên thực tế việc cải cách không phải dễ dàng và còn không ít khó khăn, vướng mắc. 

– Ứng dụng thực tiễn khó khăn

Việt Nam là nước đang phát triển, công nghệ còn lạc hậu, tổ chức sản xuất, kiểm soát thị trường còn chưa theo kịp các nước thành viên. Trong khi đó, CPTPP đặt ra yêu cầu và tiêu chuẩn cao. 

– Khó tận dụng ưu đãi thuế quan

Tiềm lực các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, chưa liên kết chặt chẽ và tương hỗ lẫn nhau. Bởi vậy Việt Nam không thể tận dụng nguồn lợi ưu đãi về thuế quan từ CPTPP.

Trên đây là chia sẻ của Nhà Đất Mới về TPP là gì, đâu là thời cơ, thách thức đối với Việt Nam khi tham gia TPP. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích tận dụng vào công việc và nỗ lực hơn nữa đưa Việt Nam sánh ngang với các nước thành viên TPP. 

Việc chọn lựa và mua được nhà ưng ý là điều mà bất cứ ai cũng đều mong muốn. Nếu như, bạn đang cần tìm mua hoặc đăng bán nhà đất. Thì chắc chắn không nên bỏ qua kênh Mua bán nhà đất của nhadatmoi.net. Tại đây cập nhật đầy đủ các thông tin về giá bán nhà, khu vực hot. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua nhà với mức giá tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Nhadatmoi.net

Video liên quan

Chủ Đề