Đánh giá phim cơ trưởng sully

Không gì là không thể xảy ra ở kinh đô điện ảnh hàng đầu thế giới, từ sự lạnh nhạt người ta dành cho các bộ phim nhiều phần, reboot, remake… đến vẻ thờ ơ mà dòng phim tiểu sử đang đối mặt vài năm trở lại đây.

Tính riêng thể loại bom tấn, tất cả các phim phần hai, phần ba, phần mới, phần làm lại… đều sụt giảm doanh thu ít nhất 32% so với tập phim trước (theo The Hollywood Reporter).

Riêng thể loại tiểu sử, gần đây có Florence Foster Jenkins sở hữu hai cái tên quyền lực là Meryl Streep và Stephen Frears nhưng có vẻ phim chưa nổi bật được. Vài tháng trước, I Saw the Light và The Program và Nina… thậm chí còn không có nổi những lời bình luận tích cực.

Nếu chỉ kịch bản kém thì chưa đủ để khán giả tẩy chay phim bom tấn hoặc tiểu sử hay bất kì dòng phim nào khác, mà chính cách dẫn dắt đi theo lối mòn mới là nguyên lý dẫn đến nhiều phim không thành công.

Đánh giá phim cơ trưởng sully
Tom Hanks - vai chính trong Cơ Trưởng Sully

Người Mỹ tự động viên nhau?

Tại LHP Venice năm nay, một bộ phim tiểu sử khác được giới thiệu là Jackie (ngôi sao Natalie Portman đóng chính). Ban đầu, chẳng mấy ai quan tâm vì phim ít quảng bá nhưng sau suất chiếu tranh giải, phản ứng truyền thông cực kỳ tốt.

Trong khi đó, Cơ Trưởng Sully (ra mắt ngày 9-9) hiện đối diện trực tiếp với hàng triệu khán giả Bắc Mỹ và có vẻ đã cảm hóa được số đông nhờ cốt truyện nhân văn, đơn giản cùng dàn diễn viên thực lực.

Nội dung phim xoay quanh viên cơ trưởng dày dạn kinh nghiệm Chesley Sullenberger (cựu đại úy phi công không lực Hoa Kỳ) có biệt danh Sully. Ông đã bay hàng ngàn giờ với hàng triệu hành khách qua 30 năm nhưng lần đầu tiên gặp tai ương khi va phải đàn chim đang lao tới với tốc độ chóng mặt.

Đánh giá phim cơ trưởng sully
Tom Hanks vẫn giữ được phong độ trong Cơ Trưởng Sully

Hai cánh quạt nén hỏng dẫn đến lực đẩy hai động cơ bay không thể hoạt động, Sully cùng cơ phó Jeffrey Skiles mất khoảng vài chục giây xử lý. Sau vài phút, Sully quyết định đáp máy bay xuống sống sông Hudson giữa lòng New York vì theo cảm tính của một người cầm lái nhiều năm, chiếc Airbus A320 không đủ sức vào đường băng theo chỉ dẫn của trạm kiểm soát không lưu.

Sully cứu sống toàn bộ 155 nhân mạng trên máy bay kể cả phi hành đoàn trong tích tắc. Bộ phim không chỉ khai thác thời khắc lịch sử (dù rất ngắn) trên, mà còn ca ngợi những “anh hùng người Mỹ”: giọt nước mắt của viên kiểm soát không lưu; hành động cứu người của anh thuyền viên đang tuần duyên trên sông hay lời bình luận “300 cảnh sát Mỹ sẵn sàng hỗ trợ hành khách…”.

Cơ Trưởng Sully là một phim dành cho người Mỹ qua sự chỉn chu về hình thức, đầy lòng dũng cảm và nhất là đề cao một đất nước an toàn, lợi ích… nên chẳng có lý do gì để họ chê.

Dù vậy, Cơ Trưởng Sully không là một tuyệt tác - điều mà người xem trông chờ đối với hai cái tên "khủng" cỡ Clint Eastwood và Tom Hanks.

Đánh giá phim cơ trưởng sully
Đạo diễn Clint Eastwood (đội nón) từng làm nhiều phim tiểu sử như American Snipper, Gran Torino - Ảnh Variety

Vá lỗ hỏng

Trung thành với cấu trúc phim ba hồi: có mở đầu, có kịch tính, giải quyết tình huống và kết thúc - bộ phim dễ dàng giữ nhịp, không lan man và quan trọng là không làm khán giả buồn ngủ.

Tuy nhiên, có lẽ Clint Eastwood nghĩ rằng khán giả đã biết quá rõ về phim, về nhân vật qua thông tin trên mạng (rất đầy đủ và chi tiết) nên trong quá trình dàn dựng, ông đã tìm cách đảo ngược trình tự thời gian, đan xen quá khứ và hiện tại nhằm xáo trộn cảm xúc của khán giả một chút.

Cách làm của Clint khá mạo hiểm bởi ông đã đưa các tình huống trọng điểm (máy bay rơi, cuộc điều tra…) lên đầu phim nên về sau, diễn xuất của các nhân vật trong đó có vai người vợ do Laura Linney đóng tạo cảm giác lên gân.

Đánh giá phim cơ trưởng sully
Hai viên phi công có những giờ phút căng thẳng trong buồng lái, còn khán giả nín thở theo dõi

Chưa kể các nhân vật phụ là những hành khách trên máy bay xuất hiện nhạt nhẽo, nói vài ba câu thoại sáo rỗng. Ở khía cạnh này, Cơ Trưởng Sully không bằng những phim lấy đề tài tai nạn hàng không như Flight, United 93…

Ngoài điểm cộng là những cơn ác mộng chết chóc đeo bám Sully suốt thời gian chờ nghe phán quyết điều tra từ cơ quan an toàn vận tải quốc gia (NTSB), hình ảnh đáng nhớ nhất về Cơ trưởng Sully là cảnh viên cơ trưởng đi xuống cuối khoang để kiểm tra xem có ai còn sót lại hay không.

"Sully" (cơ trưởng Sully) là một bộ phim mà có lẽ ít nhiều người yêu điện ảnh đã từng xem qua. Được ra mắt năm 2016, tác phẩm do Clint Eastwood đạo diễn đã lay động trái tim của toàn thế giới qua câu chuyện về chuyến bay 1549 định mệnh và những cố gắng của toàn đội ngũ cứu hộ ngày hôm đó.

Trên thực tế, sự kiện về cơ trưởng Sully là hoàn toàn có thực và nó đã xảy ra vào khoảng thời gian này cách đây đúng 10 năm trước.

Đánh giá phim cơ trưởng sully

Cơ trưởng Sully thật (trái) và cơ trưởng Sully trên phim (phải)

Cụ thể, vào lúc 15 giờ 26 phút ngày 15 tháng 01 năm 2009, chuyến bay mang số hiệu US Airways Flight 1549 đã cất cánh từ sân bay LaGuardia, thành phố New York dưới sự điều khiển của cơ trưởng Chesley “Sully” Sullenberger. Trên máy bay có tất cả 150 hành khách và 5 phi hành đoàn.

Mọi thứ vẫn diễn ra bình thường cho đến khoảng 5 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay Airbus đã va chạm với một đàn chim khiến cả 2 động cơ hỏng hóc nghiêm trọng (một vài hành khách cho biết họ đã ngửi thấy mùi xăng bên trong cabin). Sau khi thực hiện các thao tác để phản ứng với tình huống, cơ trưởng Sully đã gọi radio đến đài kiểm soát không lưu, thông báo tình trạng khẩn cấp và yêu cầu sự trợ giúp.

Đánh giá phim cơ trưởng sully

Chiếc may bay số hiệu 1549 đã được cơ trưởng Sully đáp xuống sông Hudson, rất may mắn, cả 155 hành khách và phi hành đoàn đều bình an vô sự

Đài kiểm soát không lưu sau đó đã hướng dẫn máy bay đáp xuống sân bay Teterboro có địa điểm gần nhất, tuy nhiên do tình thế quá cấp bách vì máy bay đang mất độ cao, thậm chí suýt chút nữa đã va chạm với cầu George Washington, cơ trưởng Sully liền đưa ra quyết định hạ cánh máy bay xuống sông Hudson. Kỳ diệu thay, cả 155 người trên chuyến bay hôm đó đều bình an vô sự.

Câu chuyện về tai nạn này ngay sau đó đã được nhắc lại liên tục trên các phương tiện truyền thông. Cơ trưởng Sully cùng cả phi hành đoàn đã được phong danh hiệu anh hùng, ngoài ra, những đội cứu hộ tới từ sở cứu hỏa thành phố New York, tuần duyên Hoa Kỳ và 7 chiếc phà NY Waterway cũng được vinh danh vì đã nhanh chóng ứng cứu người bị nạn giữa sông Hudson.

Đánh giá phim cơ trưởng sully

Cơ trưởng Sully trong một lần gặp lại các hành khách ngày hôm đó

Đánh giá phim cơ trưởng sully

Chiếc may bay US Airways 1549 hiện đã yên vị tại bảo tàng

Lễ kỷ niệm về sự kiện này sẽ sớm được tổ chức tại Bảo tàng Hàng không Carolinas, nơi hội ngộ của phi hành đoàn và hành khách sau 10 năm kể từ khoảnh khắc lịch sử của ngành hàng không Hoa Kỳ. Chiếc máy bay Airbus ngày hôm đó cũng đã được đưa vào bảo tàng và không tiếp tục phục vụ hành khách nữa.

Tới tận bây giờ, sự kiện kỳ diệu về cơ trưởng Sully cùng tất cả cơ quan cứu hộ vẫn được người ta nhắc đến rất nhiều qua sách, truyện và phim ảnh, bộ phim "cơ trưởng Sully" có lẽ là tác phẩm điện ảnh tái hiện lại chân thực nhất về câu chuyện này.

Dưới đây, chúng ta hãy cùng nhìn lại một vài hình ảnh về chuyến bay 1549 sau khi đã hạ cánh trên sông Hudson vào ngày 15/01/2009:

Đánh giá phim cơ trưởng sully

Sau khi hạ cánh, máy bay nổi trên mặt nước sông Hudson, các khành khách và phi hành đoàn đều theo phao đi ra ngoài để tránh nguy hiểm

Đánh giá phim cơ trưởng sully

Đoàn người lênh đênh trên sông chờ cứu hộ tới

Đánh giá phim cơ trưởng sully

Rất nhanh chóng, các cơ quan chức năng đã tiếp cận với máy bay bị nạn và đưa 155 mạng sống về nơi an toàn