Đánh giá thực trạng của vietjet air năm 2024

  • 1. KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ BÀI TẬP NHÓM PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET Thành viên nhóm: Mã số: IB4401ST3_FINBTN TP. HỒ CHÍ MINH - THÁNG 3/2020
  • 2. về công ty  Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân giá rẻ đầu tiên của Việt Nam được cấp phép hoạt động từ năm 2007 và mở bán vé máy bay từ năm 2011. Hãng không chỉ vận chuyển hàng không mà còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử tiên tiến. Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Vietjet Air ngày càng khẳng định vị thế của mình.  Vietjet Air được thành lập từ 3 cổ đông chính là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank), với vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng (tương đương 37.5 triệu USD tại thời điểm góp vốn).  Hiện nay Vietjet đang khai thác mạng đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và hơn 30 điểm đến trong khu vực tới Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, khai thác đội tàu bay hiện đại A320 và A321 với độ tuổi bình quân là 3.3 năm.  Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn khai thác IOSA. Văn hoá An toàn là một phần quan trọng trong văn hoá doanh nghiệp Vietjet, được quán triệt từ lãnh đạo đến mỗi nhân viên trên toàn hệ thống. Vietjet vừa được xếp hạng an toàn hàng không ở mức cao nhất thế giới với mức 7 sao bởi AirlineRatings.com, tổ chức uy tín hàng đầu thế giới chuyên đánh giá về an toàn và sản phẩm của các hãng hàng không toàn cầu. Trước đó, AirlineRating cũng vinh danh Vietjet với giải thưởng “Best Ultra Low-Cost Airline 2018 - 2019”. Gần đây hãng cũng lọt top 50 hãng hàng không toàn cầu về hoạt động và sức khoẻ tài chính năm 2018, theo tạp chí Airfinance Journal. 2. Phân tích cơ cấu 2.1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán  Bảng cân đối kế toán của Vietjet Air bao gồm hai phần chính là tài sản và nguồn vốn  Tài sản gồm hai loại là tài sản ngắn hạn và dài hạn. Tài sản ngắn hạn gồm tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu (KPT) ngắn hạn, tồn kho và các loại tài sản ngắn hạn khác. Tài sản dài hạn gồm các KPT dài hạn, tài sản cố định, đầu tư dài hạn, tài sản dở dang và các tài sản dài hạn khác.  Nguồn vốn bao gồm hai phần là nợ phải trả (NPT) và vốn chủ sở hữu. NPT phải có hai loại là ngắn hạn và dài hạn. 2.2. Cơ cấu bảng báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo thu nhập) Bảng báo cáo thu nhập của Vietjet Air bắt đầu từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty, sau đó tính ra được lời nhuận thuần sau khi đã trừ các khoản giảm doanh thu và giá vốn hàng bán, sau đó tính ra được tổng lợi nhuận trước thuế bằng cách cộng thêm lợi nhuận của các hoạt động kinh doanh khác. Cuối cùng tính ra được lợi nhuận sau thuế sau khi đã trừ đi các khoản thuế 3. Phân tích tỉ số: 3.1. Phân tích khả năng sinh lời của công ty: Tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận biên tế, tỷ số ROA và tỷ số ROE.
  • 3. lợi nhuận gộp =Lợi nhuận gộp/Doanh thu 13.98% 15.48% Tỷ suất lợi nhuận biên tế = Lãi ròng/Doanh thu 9.96% 11.99% ROA = Lãi ròng/Tổng vốn 13.65% 16.03% ROE = Lãi ròng/Vốn chủ sở hữu 38.00% 47.89%  Ta nhận thấy tất cả các tỷ số thuộc nhóm khả năng sinh lời của Vietjet Air năm 2018 đều thấp hơn so với năm 2017, qua đó có thể đánh giá khả năng sinh lời trên một đồng doanh thu của công ty trong năm 2018 có phần giảm sút so với năm 2017. Nguyên nhân là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Nhưng so sánh với bình diện chung của nền kinh tế thì các tỷ số này tương đối cao, thể hiện khả năng kinh doanh hiệu quả của công ty so với các công ty khác. 3.2. Phân tích hiệu suất (vòng quay) tài sản: Kỳ thu tiền bình quân (DSO), vòng quay khoản phải thu, vòng quay tồn kho, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản. 2018 2017 đơn vị Kỳ thu tiền bình quân (DSO) = Khoản phải thu bình quân x 365 / Doanh thu 130.21 127.74 ngày Vòng quay khoản phải thu = 365 / DSO 2.80 2.86 Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Giá trị tồn kho bình quân 125.25 176.52
  • 4. sản cố định = Doanh thu thuần/ TSCĐ ròng 32.54 27.67 Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần / tổng tài sản . 1.37 1.34 2018 2017 Giá trị tồn kho bình quân = (hàng tồn kho đầu kì + hàng tồn kho cuối kì)/2 367.95 202.55  Qua các tỷ số trên, ta thấy được, từ năm 2017 qua năm 2018, thời gian trung bình để công ty thu lại tiền nợ từ khách hàng ngắn lại (DSO giảm, vòng quay KPT tăng). Kết hợp với chỉ số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2018 tăng so với 2017, ta nhận thấy được sự tiến triển trong khả năng thu nợ từ khách hàng của công ty. Ngoài ra, tỷ số TSCĐ và tỷ số tổng tài sản tăng cũng thể hiện được sự cải thiện trong hiệu quả tận dụng vốn của công ty. Cuối cùng, ta thấy vòng quay hàng tồn kho giảm, điều này có thể thể hiện một trong hai trường hợp. Một là, khả năng bán hàng tồn kho của công ty chậm, hiệu quả kinh doanh của công ty giảm. Hai là công ty gia tăng lượng hàng dự trữ để đề phòng trường hợp thị trường biến động đột ngột. Khi đó, ta phải xem xét đến chỉ số doanh thu và giá trị tồn kho bình quân, ta thấy cả doanh thu và giá trị tồn kho bình quân năm 2018 đều tăng so với năm 2017 (giá trị tồn kho bình quân tăng 1.82 lần). Qua đó có thể thấy trường hợp hai khả thi hơn khi công ty tăng lượng hàng tồn kho để đề phòng biến động đột ngột của thị trường. 3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động SX-KD của công ty: DSO, kỳ thanh toán bình quân, số ngày tồn kho và chu kì luân chuyển tiền mặt. 2018 2017 đơn vị Kỳ thu tiền bình quân DSO 130.21 127.74 ngày Kỳ thanh toán bình quân = Thời gian thanh toán các khoản phải trả 182.60 185.76 ngày
  • 5. kho = 365/ vòng quay hàng tồn kho 2.91 2.07 ngày Chu kì luân chuyển tiền mặt (Ctm) = thời gian tồn kho + thời gian thu các khoản phải thu - thời gian thanh toán các khoản phải trả -49 -56 ngày  Chu kì luân chuyển tiền mặt được hiểu là thời gian từ khi công ty thanh toán tiền mua nguyên vật liệu (NVL) cho đến khi công ty thu lại được tiền bán hàng từ các khoản phải thu. Từ đó, ta có thể lí giải số liệu đã được tính toán trên thành hai trường hợp:  TH1: Mô hình mô tả chu kì luân chuyển tiền mặt năm 2018 của công ty Vietjet: Công ty nhận NVL từ công ty cung cấp NVL và thanh toán tiền mua NVL cho công ty cung cấp sau đó một khoảng thời gian trung bình là 183 ngày. Nhưng từ khi nhận NVL, sản phẩm chỉ tồn kho trung bình 3 ngày trước khi được bán, và mất trung bình 130 ngày trước khi công ty thu lại được tiền bán hàng. Tổng thời gian từ khi công ty nhận NVL đến khi thu được tiền bán hàng là khoảng 133 ngày. Như vậy, công ty nhận được tiền bán hàng trước khi phải trả tiền mua NVL khoảng 49 ngày. Như vậy, có thể nói công ty hầu như không cần phải bỏ tiền cho vốn lưu động mà vẫn tạo ra được doanh thu nhờ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp NVL. Tuy nhiên, khi xem xét lại tính chất của công ty Vietjet là một công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không, khách hàng thường phải đặt vé và thanh toán tiền trước khi sử dụng dịch vụ. Như vậy, khoảng thời gian 130 ngày từ khi bán thành phẩm ( tức là khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển) cho đến khi công ty nhận được tiền từ khách hàng là không hợp lí, vì khách hàng thường phải trả tiền trước. Do vậy, ta cần phải xem xét đến trường hợp thứ hai.  TH2:
  • 6. trước tiền bán hàng khi khách hàng đặt vé và thanh toán tiền trước khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng một khoảng thời gian trung bình khoảng 183 ngày, khoản phải trả ở đây được hiểu là công ty nhận trước tiền từ khách hàng và nợ khách hàng quyền được sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng không của công ty mình trong tương lai. Mặt khác, công ty mua nguyên vật liệu và thanh toán trước tiền cho công ty cung cấp nguyên vật liệu trước khi nhận được NVL một khoảng thời gian khoảng 130 ngày và chỉ tốn khoảng 3 ngày tồn kho trước khi được bán cho khách hàng. Khoản phải thu ở đây được hiểu là công ty Vietjet thanh toán tiền NVL trước cho công ty cung cấp và sẽ phải thu lại NVL đó trong tương lai (công ty cung cấp nợ Vietjet NVL ). Thời gian công ty thanh toán tiền mua NVL cho đến khi bán cho khách hàng (KH) chỉ khoảng 133 ngày. Như vậy, công ty nhận được tiền từ KH trước khi phải thanh toán tiền mua NVL khoảng 49 ngày. Như vậy, có thể nói công ty không phải bỏ tiền cho vốn lưu động mà vẫn tạo ra được doanh thu nhờ chiếm dụng vốn của khách hàng.  Sau khi xem xét hai trường hợp và xem xét tính chất của công ty Vietjet, ta thấy trường hợp thứ hai khả thi hơn.  Từ năm 2017 sang năm 2018, kỳ thu tiền bình quân tăng khoảng 3 ngày, kỳ thanh toán bình quân giảm khoảng 3 ngày ,số ngày tồn kho tăng khoảng 1 ngày và chu kì luân chuyển tiền mặt tăng từ - 56 ngày lên - 49 ngày. Các số liệu này tuy có thay đổi nhưng so với số liệu tổng thể thì sự thay đổi này là không đáng kể, qua đó có thể nhận thấy, sang năm 2018, hiệu quả hoạt động SX-KD của công ty có giảm sút đôi chút so với năm 2017, nhưng nhìn chung, công ty vẫn giữ được hiệu quả hoạt động SX-KD cao của mình so với tổng thể ngành. 3.4. Đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn (tính thanh khoản) của công ty: tỷ số thanh toán ngắn hạn (CR), tỷ số thanh toán nhanh (QR), tỷ số thanh toán tiền mặt. 2018 2017 Trung bình ngành (3)
  • 7. toán ngắn hạn (CR)(thanh toán hiện hành) = tài sản lưu động / nợ ngắn hạn 127.70% 127.01% 115.00% Tỷ số thanh toán nhanh (QR) = (tài sản lưu động - tồn kho)/nợ ngắn hạn 124.56% 125.09% 107.00% Tỷ số thanh toán tiền mặt = tiền và các khoản tương đương tiền / nợ ngắn hạn 47.96% 49.32%  Từ năm 2017 sang năm 2018, cả ba chỉ số đều có sự thay đổi (CR tăng, QR và tỷ số thanh toán tiền mặt giảm), tuy nhiên, mức thay đổi là không đáng kể so với tổng thể các chỉ số, qua đó có thể thấy công ty vẫn duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn của mình.  Khi so sánh CR và QR với 1, ta thấy cả hai chỉ số đều cao hơn 1, thể hiện được rằng tài sản lưu động của công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán nợ ngắn hạn, và khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là khá tốt.  Tuy nhiên, khi so sánh với chỉ số trung bình ngành, ta thấy chỉ số QR và CR của Vietjet hơi cao hơn so với chỉ số trung bình ngành. Qua đó có thể thấy được phần nào hiện tại công ty đang hơi đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu. Và vì khoản đầu tư cao hơn so với nhu cầu đó không tạo ra được lợi nhuận, nên sự đầu tư đó là không hiệu quả. Từ đó, trong năm tài chính tiếp theo, công ty cần phân bổ lại nguồn vốn hợp lý hơn. 3.5. Đánh giá khả năng quản lý nợ của công ty: tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (VCSH), tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ dài hạn (NDH) trên VCSH, tỷ số NDH trên NDH và VCSH. 2018 2017 Tỷ số nợ trên VCSH = Nợ phải trả / VCSH 178.42% 198.83% Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Nợ phải trả / tổng tài sản 64.08% 66.54% Tỷ số NDH trên VCSH = NDH / VCSH 71.99% 67.51%
  • 8. trên NDH và VCSH = NDH / (NDH + VCSH) 41.86% 40.30%  Ta thấy tỷ số nợ trên VCSH của công ty khá cao so với mặt bằng chung của thị trường (gần bằng 2 năm 2017, và giảm xuống 1.78 năm 2018). Tỉ số nợ trên VCSH thể hiện cấu trúc tài chính của công ty qua việc vốn vay gấp bao nhiêu lần VCSH trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Việc tỉ số này quá cao như vậy có nghĩa là công ty đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên công ty có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt công ty sẽ càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất vay vốn ngân hàng ngày một tăng cao. Nhưng đối với Vietjet thì khác, như đã phân tích trong phần 3.3, bản chất của Vietjet là công ty cung cấp dịch vụ vận tải hàng không, khách hàng sẽ trả tiền trước khi thực sự sử dụng dịch vụ. Khoản tiền đó sẽ được ghi nhận như nợ ngắn hạn trong báo cáo tài chính của công ty. Nợ ngắn hạn càng cao chứng tỏ công ty càng có nhiều khách hàng, thể hiện hiệu quả kinh doanh cao của công ty.  Nợ ngắn hạn có trong hai tỉ số đầu trong bảng trên. Ta thấy, sang năm 2018, cả hai chỉ số đều giảm so với năm 2017. Qua đó có thể thấy được sự giảm sút của tỉ lệ nợ ngắn hạn so với VCSH và so với tổng nguồn vốn. Từ đó, có thể thấy được sự giảm sút trong khả năng kinh doanh của công ty khi bước sang năm 2018.  Khác với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn lại đến từ các khoản vay dài hạn của công ty và đến từ việc phải hành trái phiếu dài hạn. Hai công thức dưới chỉ bao gồm nợ dài hạn mà không bao gồm nợ ngắn hạn. Trong năm 2018, hai tỉ số bên dưới lại tăng so với năm 2017 (ngược lại so với hai tỉ số bên trên), thể hiện tỷ lệ vốn vay dài hạn của công ty so với vốn chủ sở hữu đã tăng so với năm cũ. Qua đó, ta thấy được sự giảm sút trong khả năng chi trả vốn gốc và lãi vay của các khoản nợ dài hạn, cũng như sự giảm sút trong khả năng quản lí nợ của công ty. Source:  Báo cáo tài chính thường niên của Công ty Cổ phần hàng không Vietjet: https://ir.vietjetair.com/Home/Menu/bao-cao-thuong-nien  Dữ liệu bình quân ngành hàng không: http://www.cophieu68.vn/category_finance.php  Giới thiệu về công ty: o vietjets.com.vn o https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_ty_C%E1%BB%95_ph%E1%BA%A7 n_H%C3%A0ng_kh%C3%B4ng_VietJet