Đánh giá về hoạt động giám định thương mại năm 2024

Thương mại là một ngành có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nuớc ta. Trong hoạt động thương mại, quá trình lưu thông hàng hoá tất yếu dẫn đến sự hao phí tổn thất và những rủi ro nhất định. Những tổn thất, hao phí này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Tuy nhiên, khi xảy ra những rủi ro, tổn thất… hàng hóa thường nảy sinh các tranh chấp giữa các bên liên quan.

Đánh giá về hoạt động giám định thương mại năm 2024

Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp dựa vào các “điều khoản thương mại quốc tế” và các văn bản quy định của pháp luật liên quan đến hàng hóa. Giám định thương mại và kết quả của giám định thương mại là một giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn, tranh chấp phát sinh.

Giám định thương mại là một hoạt động thương mại, thực hiện việc xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. Hoạt động này góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý của Nhà nước, giúp quá trình vận chuyển, lưu thông hàng hóa được diễn ra dễ dàng, thuận lợi.

Giám định có nhiều loại hình loại hình dịch vụ như: Giám định mọi loại hàng hóa về quy cách, phẩm chất, số lượng, khối lượng, tổn thất, xuất xứ, tiêu chuẩn an toàn…; lấy mẫu, phân tích thử nghiệm mẫu hóa lý; Giám định phương tiện vận chuyển; giám định phục vụ Hải quan, bảo hiểm, môi trường, điều tra, trọng tài…; giám sát hàng hóa khi giao nhận, vận chuyển; Kiểm tra các thiết bị đo lường, niêm phong, giám định hợp chuẩn; các dịch vụ liên quan khác như thẩm định giá, khử trùng…

Ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động thương mại, hoạt động giám định ngày càng thể hiện được tầm quan trọng. Đặc biệt trong thương mại quốc tế, chứng thư giám định là bằng chứng trung thực, khách quan, chính xác về thực trạng hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của bên mua và bán, bên bàn giao và bên nhận hàng.

Nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ Giám định đối với doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert là một trong số những đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ giám định thương mại.

Đánh giá về hoạt động giám định thương mại năm 2024

VinaCert cam kết đem đến dịch vụ giám định tốt nhất cho khách hàng!

Hiện nay, dịch vụ Giám định thương mại ở Việt Nam ngày càng phát triển. Sự cạnh tranh gay gắt yêu cầu các tổ chức giám định nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo hoạt động giám định chính xác, khách quan, uy tín… VinaCert cam kết đem đến dịch vụ giám định tốt nhất, thõa mãn các yêu cầu của khách hàng.

Được thành lập từ năm 2007, Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert là tổ chức chứng nhận uy tín và thành công với các hoạt động đánh giá chứng nhận các tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 22000 ; ISO 14000, ISO 26000, ISO 27000, SA 8000, OHSAS 18000, đánh giá chứng nhận sự phù hợp của các sản phẩm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, đánh giá tiêu chuẩn ASC, MSC, CoC, đánh giá chứng nhận VietGAP, GlobalG.A.P, ...

Nắm bắt xu hướng phát triển và nhu cầu khách hàng, công ty luôn đi đầu trong việc triển khai, giới thiệu và cung cấp các dịch vụ mới tới khách hàng. Trong đó có dịch vụ Giám định thương mại.

Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert cung cấp các loại hình giám định về quy cách, chất lượng, tình trạng, số - khối lượng hàng hóa, bao bì, ký mã hiệu đối với mọi loại hàng hóa (bao gồm cả máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ, đá quý, kim loại hiếm, xăng dầu, gaz, hàng nông, lâm, thủy sản, khoáng sản); Giám định không phá hủy, kiểm tra kết cấu hàn các công trình, kiểm tra thiết bị đo lường, kiểm tra và lập bảng dung tích các loại bồn chứa, sà lan, kiểm đếm, niêm phong kẹp chì; Giám định các phương tiện vận tải, container, các dịch vụ giám định về hàng hải; giám định an toàn con tàu trước khi xếp hàng, phá dỡ, hoặc sửa chữa; Giám định tổn thất. Đại lý giám định tổn thất, phân bổ tổn thất cho các đại lý công ty bảo hiểm trong và ngoài nước; Giám định phục vụ công tác quản lý nhà nước thuộc các lĩnh vực như: xuất xứ hàng hóa, quản lý chất lượng; an toàn, vệ sinh hàng hóa; nghiệm thu; quyết toán công trình đầu tư; bảo vệ môi trường; các dịch vụ thông quan; Giám sát hàng hóa trong quá trình sản xuất, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ; tư vẫn giám sát quá trình lắp ráp thiết bị dây chuyền công nghệ; Dịch vụ lấy mẫu, phân tích thử nghiệm mẫu.

Hoạt động trên giá trị cốt lõi “khách hàng là tối thượng”, với các tiêu chí: chuyên nghiệp, chính xác, tin cậy và chuyên nghiệp,

Giám định có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động tố tụng, xét xử tại Tòa và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành các quy định pháp luật liên quan nhằm điều chỉnh, định hướng hoạt động này trong một khuôn khổ pháp lý cụ thể. Để có thể giúp Bạn đọc hiểu hơn về hoạt động này. Dưới đây Vinacontrol CE sẽ cung cấp các thông tin về khái niệm, các loại hình, căn cứ pháp lý và các trường hợp cá nhân tổ chức phải tiến hành giám định.

1. Giám định là gì?

Hiện nay nhìn chung tại các văn bản pháp luật vẫn chưa thống nhất quy định chi tiết về hoạt động giám định là gì. Lại nói, giám định là một thuật ngữ được áp dụng tại nhiều lĩnh vực đa dạng. Mà trong mỗi lĩnh vực, giám định lại là chuỗi hoạt động, quy trình với vai trò, ý nghĩa khác biệt. Cho nên khó có thể áp đặt khái niệm giám định chung cho tất cả. Tuy nhiên, ta có thể hiểu tổng quát khái niệm hoạt động giám định như sau:

“Giám định là hoạt động đánh giá, kiểm tra theo một trình tự nhất định được tiến hành dựa trên các yêu cầu và nhu cầu thực tế của các cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật. Hoạt động này phải được thực hiện bởi những bên có năng lực, chuyên môn về lĩnh vực cần giám định nhằm đưa ra các kết luận giám định khoa học đúng đắn, chính xác, phù hợp và đáp ứng các nhu cầu của cá nhân, tổ chức”.

Đánh giá về hoạt động giám định thương mại năm 2024

Giám định là hoạt động đánh giá, kiểm tra theo một trình tự nhất định nhằm đưa ra các kết luận giám định khoa học đúng đắn, chính xác

Bộ Luật tố tụng hình sự quy định về người giám định như sau: “Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật”. Trong Bộ Luật tố tụng dân sự cũng có quy định về người giám định như sau: “Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự”.

Một số thuật ngữ tiếng Anh có liên quan:

Giám định

Assess

Giám định viên

Assessor

Thẩm quyền

Competence

Quyền

Power

Nghĩa vụ

Duty

Yêu cầu

Request

Đánh giá về hoạt động giám định thương mại năm 2024

Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định

✍ Xem thêm: Chứng nhận ISO 9001 | Hỗ trợ xây dựng quy trình chất lượng đạt chuẩn

2. Các loại hình giám định

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có thể tạm chia hoạt động giám định thành hai loại hình. Cụ thể phân biệt 2 loại hình này trong bảng thông tin sau:

Loại hình giám định tư pháp

Loại hình giám định dịch vụ

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giám định tư pháp;
  • Luật Tố tụng hình sự;
  • Luật Tố tụng dân sự;
  • Luật Tố tụng hành chính.
  • Luật Thương mại;
  • Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Lĩnh vực áp dụng

Đây là lĩnh vực duy nhất cho đến nay có luật chuyên ngành điều chỉnh, phạm vi hoạt động chỉ phục vụ cho quá trình tố tụng, xét xử các vụ án dân sự, vụ án hình sự và vụ án hành chính tại Tòa

Được quy định ở nhiều luật với nội dung, phạm vi khác nhau tùy thuộc từng lĩnh vực. Cụ thể, Giám định phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong các quá trình vận chuyển, giao dịch, xuất nhập khẩu, kho bãi, phục vụ quản lý Nhà nước,…

Tổ chức giám định

Hệ thống tổ chức giám định tư pháp (GĐTP) được phân thành 2 nhóm:

  • Thứ nhất, các tổ chức GĐTP công lập, được thiết lập ở 3 lĩnh vực có số vụ việc lớn nhất và phổ biến nhất trong hoạt động tố tụng là giám định kỹ thuật hình sự; giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần thuộc quyền quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Y tế.
  • Thứ hai, các tổ chức GĐTP theo vụ việc và người giám định theo vụ việc, thuộc các lĩnh vực do các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước như: xây dựng, tài chính, văn hóa, thông tin và truyền thông, kế hoạch và đầu tư, tài nguyên và môi trường, giao thông - vận tải, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, ngân hàng…

Các tổ chức giám định có năng lực được chỉ định cấp phép bởi Nhà nước, cụ thể là các Bộ chuyên ngành trong các hoạt động:

  • Giám định công nghiệp
  • Giám định sản phẩm nông nghiệp thực phẩm và lâm sản
  • Giám định hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ
  • Giám định khoáng sản và các sản phẩm hóa chất
  • Giám định sản phẩm dầu thô, xăng dầu và khí ga
  • Giám định hàng hải
  • Giám định Lashing chằng buộc hàng hoá
  • Giám định phục vụ cơ quan Quản lý Nhà nước

Nội dung giám định

Người giám định hoặc hội đồng giám định ra kết luận chuyên môn về những vấn đề được yêu cầu giám định. Kết luận giám định làm sáng tỏ đối tượng giám định dựa trên các căn cứ bao gồm những tình tiết, dấu vết, đồ vật, tài liệu được cơ quan trưng cầu cung cấp và những phương pháp được áp dụng phù hợp.

Giám định lại là hoạt động giám định được tiến hành theo quyết định trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự về vấn đề đã được giám định khi có kết quả giám định trước hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định. Căn cứ để giám định lại khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác.

Nội dung giám định là “một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”

Xem xét sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa so với hợp đồng hoặc tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng bằng cách quan trắc và đánh giá kết quả đo, thử nghiệm.

Ý nghĩa

  • Kết luận giám định có ý nghĩa đối với việc thu thập, xác lập chứng cớ, củng cố chứng cứ, kiểm tra chứng cứ.
  • Góp phần quan trọng trong giải quyết các vụ án theo lẽ công bằng một cách minh bạch, chính đáng, triệt để.
  • Đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Chứng thư giám định có ý nghĩa đối với việc:

  • Phát hiện và kiểm soát chất lượng sớm đối với hàng hóa khi hoàn thành;
  • Kiểm soát chất lượng hàng hóa trước khi giao;
  • Kiểm soát chất lượng hàng hóa khi nhập khẩu giao nhận.
  • Phục vụ hoạt động quản lý của Nhà nước đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Mức độ tiếp cận

Các cơ quan nhà nước gặp khó khăn trong việc tiếp cận, sử dụng một công cụ pháp lý rất hiệu quả là hệ thống giám định, đặc biệt là các tổ chức GĐTP khi họ chỉ phục vụ cho hoạt động tố tụng

Doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng đa dạng các loại hình dịch vụ giám định trong hoạt động kinh doanh, thương mại, giao dịch

Đánh giá về hoạt động giám định thương mại năm 2024

Giám định mớn nước cho quá trình vận chuyển, giao dịch, xuất nhập khẩu hàng hóa,....

3. Tiến hành giám định trong những trường hợp nào?

3.1 Giám định tư pháp

Theo quy định của Luật Giám định tư pháp và Bộ luật Tố tụng dân sự, hoạt động giám định sẽ được tiến hành theo hai trường hợp sau:

  • Thứ nhất, Trưng cầu giám định. Đây là hoạt động do Thẩm phán hoặc người tiến hành tố tụng thực hiện khi có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết nhằm làm chứng cứ và cơ sở để giải quyết vụ việc dân sự.
  • Thứ hai, Yêu cầu giám định. Đây là quyền của đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền này được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội. (từ Điều 205 đến Điều 214 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Điều 211 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về việc giám định lại như sau:

“(1) Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

(2) Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

(3) Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp…”.

Giám định lại có thể tiến hành lần thứ hai khi có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định. Việc giám định lần hai do người trưng cầu giám định quyết định và phải do Hội đồng giám định thực hiện.

Đánh giá về hoạt động giám định thương mại năm 2024

Giám định tư pháp phục vụ cho hoạt động tố tụng tại Tòa

3.2 Giám định dịch vụ

Hoạt động giám định dịch vụ sẽ diễn ra dựa trên nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Cụ thể, Tiến hành giám định dịch vụ trong các khâu sau:

  • Giám định nguyên liệu trước sản xuất (IMI);
  • Giám định sản phẩm mẫu (FAI);
  • Giám định trong quá trình sản xuất (DPI);
  • Giám định sản phẩm hoàn thiện (FRI);
  • Giám định đóng gói, dán nhãn(PI);
  • Giám định trước khi giao hàng (PSI);
  • Giám sát xếp hàng (LS);
  • Giám định hàng hải (MS);
  • Giám định, giám sát gỡ hàng (DI);
  • Giám định theo yêu cầu phục vụ Quản lý Nhà nước (SMS);
  • Giám định tình trạng và tổn thất (CI/DaS);
  • Giám sát lắp đặt và chạy thử (IAI);
  • Giám định, quản lý kho hàng (SI).

Đánh giá về hoạt động giám định thương mại năm 2024

Mẫu giấy chứng thư giám định

✍ Xem thêm: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu | Thủ tục nhanh gọn

4. Dịch vụ giám định hàng hóa

Thương hiệu Vinacontrol với hơn 65 năm, hiện là tổ chức giám định dịch vụ uy tín được hàng nghìn doanh nghiệp tin tưởng và hợp tác. Sở hữu đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, luôn tận tâm và nhiệt tình cùng hệ thống chi nhánh văn phòng trên toàn quốc. Vinacontrol đã không ngừng khẳng định vị thế là đơn vị giám định hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ giám định hàng hóa bao gồm: