Nguyeên tắc pháp chế của hiệu trưởng là gì năm 2024

[Chuyên trang học luật trực tuyến] Nguyên tắc pháp chế là là một trong Những nguyên tắc chung của Luật hình sự Việt Nam của quá trình xây dựng và đổi mới pháp luật ở Việt Nam. Nói đến pháp chế tức là nói đến sự triệt để tuân thủ pháp luật từ phía Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội và của công dân. Nguyên tắc pháp chế có nguồn gốc từ nguyên lý không có tội nếu không có luật (La tinh: Nullum crimen sine lege”. Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc pháp chế được coi là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt toàn bộ các hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự. Điều 2 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.“. Nghĩa là những gì có thể là cơ sở của trách nhiệm hình sự, của việc áp dụng hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cũng như việc áp dụng mọi hình thức trách nhiệm hình sự với tính cách là hậu quả pháp lý của hành vi phạm tội đều phải do pháp luật hình sự quy định.

Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc pháp chế cụ thể là:

– Về mặt lập pháp: việc sửa đổi, bổ sung, quy định tội phạm mới hay xoá bỏ một tội phạm phải được tiến hành một cách hợp pháp, theo đúng thủ tục luật định. Theo cơ chế này, mọi tội phạm và hình phạt phải được Luật hình sự quy định, “có luật, có tội”. Ngoài ra, nguyên tắc pháp chế còn đòi hỏi pháp luật hình sự phải được xây dựng trên những cơ sở khoa học, được xây dựng một cách hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Các quy định của Luật hình sự phải được xây dựng một cách cụ thể, chính xác với các dấu hiệu của từng hành vi phạm tội và hậu quả pháp lý của nó.

– Về mặt áp dụng pháp luật: Nhà nước không chấp nhận một bản án hình sự về một tội nào đó, nếu như tội này không được quy định trong Luật hình sự hiện hành. Việc xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để oan người vô tội. Hình phạt mà Toà án tuyên cho người phạm tội phải phù hợp với các quy định của Luật hình sự. Các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử phải tuân theo đúng và đầy đủ các thủ tục luật định. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi sự chính xác và thống nhất trong việc áp dụng Luật hình sự, trong việc đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và của bản thân người phạm tội. Điều đó có nghĩa là trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam, pháp luật hình sự phải được áp dụng như nhau, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, thành phần xã hội… của người phạm tội. Pháp luật phải được giải thích cụ thể bởi các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền nhằm tránh sự hiểu và vận dụng khác nhau đối với cùng một quy định nhưng ở những điều kiện khác nhau. Một nội dung quan trọng không kém nữa là không áp dụng pháp luật tương tự.

– Đối với công dân, nguyên tắc pháp chế đòi hỏi mỗi người dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách triệt để, không ngừng tăng cường cảnh giác cao độ, nâng cao ý thức pháp luật, tích cực đấu tranh phòng và chống tội phạm.

Help improve contributions

Mark contributions as unhelpful if you find them irrelevant or not valuable to the article. This feedback is private to you and won’t be shared publicly.

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật là những tư tưởng mang tính chỉ đạo cơ bản, xuyên suốt, định hướng cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Việc quán triệt, hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện pháp luật đúng tinh thần, bản chất mà pháp luật điều chỉnh.

Trong nhiều trường hợp, khi quy định về việc áp dụng pháp luật, các văn bản thường nêu rõ “không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, nhất là trong quan hệ có yếu tố nước ngoài hoặc áp dụng pháp luật quốc tế, như:

- Điều 666 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về việc áp dụng tập quán quốc tế “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 664 của Bộ luật này. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế đó trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”; điểm a khoản 1 Điều 670 Bộ Luật Dân sự năm 2015 trường hợp không áp dụng pháp luật nước ngoài “Pháp luật nước ngoài được dẫn chiếu đến không được áp dụng trong trường hợp sau đây: Hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.

- Khoản 2 Điều 5 Luật Th­ương mại 2005 quy định: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nướcc ngoài đượcc thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán th­uơng mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán th­uơng mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”, khoản 7 Điều 292 Luật Th­ương mại 2005 quy định các loại chế tài trong thương mại “Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế”.

Hoặc trong một số văn bản không sử dụng thuật ngữ “nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” mà nêu “quy định pháp luật Việt Nam”. Điều này được hiểu không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và các quy định cụ thể, như: khoản 5 Điều 4 Luật Đầu tư năm 2020 quy định “Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam”; khoản 4 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định “Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm: a) Tập quán thương mại quốc tế do Phòng Thương mại quốc tế ban hành; b) Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật của Việt Nam”.

Tuy nhiên chưa có văn bản nào nêu rõ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Theo quan điểm tác giả, nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam được thể hiện tại Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể trong các đạo luật, tương ứng với tính chất của quan hệ pháp luật được điều chỉnh.

Hiến pháp năm 2013 khẳng định những nội dung cơ bản có tính bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa trong xây dựng đất nước. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam được thể hiện tại Hiến pháp, gồm:

- Mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước: Khẳng định Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vi Nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Nguyên tắc này được khẳng định bởi tính lịch sử, tính tất yếu khách quan về sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta.

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.

- Tuân theo pháp luật và bảo đảm giá trị pháp lý cao nhất của Hiến pháp (pháp chế xã hội chủ nghĩa). Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp, mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Các hoạt động đều tuân theo Hiến pháp và pháp luật: Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

- Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Khẳng định đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Các nguyên tắc chung được tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa tại các Bộ luật, luật điều chỉnh trực tiếp từng quan hệ xã hội. Đặc biệt, việc áp dụng các nguyên tắc tại Bộ luật Dân sự có ý nghĩa quan trọng khi đây là Bộ luật gốc, luật chung, điều chỉnh quan hệ nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân và các nguyên tắc được xác định là “kim chỉ nam” để chiếu đến trong nhiều trường hợp áp dụng, sử dụng pháp luật. Tại Điều 4 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “2. Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.3. Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng. 4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế”. Hoặc, tại Điều 5, Điều 6 Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định giá trị của các nguyên tắc trong Bộ luật Dân sự: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (khoản 2 Điều 5),, “Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng” (khoản 2 Điều 6) .

Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam được quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2015, gồm:

(1) Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

(2) Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

(3) Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

(4) Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

(5) Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Trong quan hệ dân sự, đề cao sự tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận của cá nhân, pháp nhân. Do đó, trong thực hiện nguyên tắc này cần lưu ý đặt trong mối quan hệ mật thiết với các nguyên tắc còn lại để đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, đó là việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác./.