Đâu không phải ví dụ về quần thể

Nắm rõ khái niệm Quần thể sinh vật sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? một cách dễ dàng.

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, phân bố trong một không gian nhất định, tại một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Ví dụ 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng

B. Tập hợp cây cọ trên một đồi cọ ở Phú Thọ

C. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ

D. Tập hợp cá trắm sinh sống ở Hồ Ba Bể

Đáp án C: Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ không phải là quần thể

Giải thích: Vì trên đồng cỏ có rất nhiều loài cỏ → không phải tập hợp các cá thể cùng loài

Ví dụ về một quần thể sinh vật

Ví dụ 2: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp các cây trọ trên một đồi cọ ở Phú Thọ

B. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa

C. Tập hợp cá chép trong một cái ao

D. Tập hợp cá trong Hồ Núi Cốc

Đáp án D: Tập hợp cá trong Hồ Núi Cốc không phải là quần thể; vì trong hồ có rất nhiều loài cá → không phải tập hợp các cá thể cùng loài

Ví dụ 3: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp các cá thể tôm sống trong hồ

B. Tập hợp cá rô phi đơn tính sống trong ao

C. Tập hợp các con huơu cao cổ sống trên đồng cỏ

D. Tập hợp cá chép sống ở Hồ Tây

Đáp án B: Vì cá rô phi đơn tính trong hồ không có khả năng sinh sản → không phải là quần thể

Ví dụ 4: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp các cá thể chó sói, huơu, thỏ sống chung trong rừng.

B. Tập hợp các cá thể cá chép, cá trắm cá trê,… cùng sống chung một đầm.

C. Tập hợp các cá thể sư tử, hươu cao cổ được nuôi ở trong một vườn thú.

D. Tập hợp các cá thể cá chép sống ở Hồ Tây.

Đáp án A, B, C: Vì tập hợp gồm các sinh vật không cùng loài [gồm nhiều loài khác nhau] → không phải là quần thể

Ví dụ 5: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp những con cá rô phi đực trong ao nuôi

B. Tập hợp những con bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương

C. Tập hợp những cây cỏ đang sống trên một cánh đồng cỏ

D. Tập hợp những con cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây

Đáp án A, B, C: không phải là quần thể

Giải thích:

A: không thể tạo thế hệ sau

B: gồm nhiều loài bướm khác nhau

C: gồm nhiều loài cỏ khác nhau

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

Quần thể ngựa vằn

Quá trình hình thành quần thể sinh vật [qua các giai đoạn]: Cá thể phát tán → Môi trường mới → Chọn lọc tự nhiên tác động → Cá thể thích nghi → Quần thể sinh vật.

Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: quan hệ hỗ trợ hoặc quan hệ cạnh tranh trong các hoạt động sống.

Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật: hiện tượng nối liền rễ giữa các cây thông, chó rừng thường quần tụ từng đàn để bắt mồi…

Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật: thực vật cạnh tranh ánh sáng, động vật cạnh tranh thức ăn, nơi ở, bạn tình…

>>> Xem thêm: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?

Ví dụ về quần thể sinh vật

Ví dụ về quần thể sinh vật: đàn vịt, đàn ngựa vằn, đàn linh dương, đàn bò rừng, đàn chim cánh cụt,… nói chung sinh vật sống theo đàn.

Quần thể chim cánh cụt

Ví dụ về không phải quần thể sinh vật: tập hợp các cá thể rắn hổ mang, chim cú, lợn sống trong rừng, hồ cá gồm cá mè, cá rô phi, cá trắm, 1 con rắn sống trên 1 đảo, 2 con chim sống với nhau nhưng không có khả năng sinh sản,… nói chung sinh vật sống không theo đàn.

Ví dụ về quần xã sinh vật: quần xã rừng mưa nhiệt đới, quần xã rừng cây ngập mặn, quần xã ao hồ, quần xã rừng khộp, quần xã đồng cỏ…

Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật

+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.

+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.

+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.

2. Khác nhau:

Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật
+ Tập hợp nhiều cá thể cùng loài.

+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cái, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài

+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.

+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ

trợ và đối địch.

+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn

định hơn quần thể.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 156 SGK Sinh học 12

Đề bài

Lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật và 2 ví dụ không phải quần thể sinh vật.

Lời giải chi tiết

Ví dụ về quần thể sinh vật: Quần thể trâu rừng, tập hợp cá chép trong ao.

Ví dụ về không phải quần thể: Các cây lúa trên cánh đồng, tập hợp người dân của 1 huyện.

GiaiVaDap.com

 Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật:

Đặc trưng nào sau đây không có ở quần thể?

Trong quần thê, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?

Tỉ lệ giới tính trong quần thể thay đổi chủ yếu theo:

Điều chỉnh tỉ lệ đực ,cái có ý nghĩa gì trong chăn nuôi

 Các cá thể trong quần thể được phân chia làm các nhóm tuổi là:

Nhóm tuổi nào sau đây quyết định mức sinh sản của quần thể?

Ý nghĩa của nhóm tuổi trước sinh sản trong quần thể là:

Tháp tuổi không có dạng nào sau đây?

Phát biểu nào sau đây là không đúng với tháp tuổi dạng phát triển?

 Mật độ của quần thể được xác định bằng số lượng cá thể sinh vật có ở:

Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào?

Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao thì

Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do

Lấy 2 ví dụ về quần thể sinh vật và 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật.

- 2 ví dụ về quần thể sinh vật:

    + Tập hợp các cây thông trên đồi.

    + Tập hợp các con cá mè hoa trong ao.

- 2 ví dụ không phải là quần thể sinh vật:

    + Tập hợp các cây ven hồ.

    + Tập hợp các con cá rô phi đơn tính trong ao.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Hãy nêu ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

Xem đáp án » 25/03/2020 17,165

Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có thể có ở một quần thể sinh vật?

    a] Quần thể bao gồm nhiều cá thể sinh vật.

    b] Quần thể là tập hợp của các cá thể cùng loài.

    c] Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.

    d] Quần thể gồm nhiều cá thể cùng loài phân bố ở các nơi xa nhau.

    e] Các cá thể trong quần thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau.

    g] Quần thể có thể có khu vực phân bố rất rộng, giới hạn bởi các chướng ngại của thiên nhiên như sông, núi, eo biển…

    h] Trong quá trình hình thành quần thể, tất cả các cá thể cùng loài đều thích nghi với môi trường mới mà chúng phát tán tới.

Xem đáp án » 25/03/2020 4,786

Đàn bò rừng tập trung nhau lại như trong hình 36.5 biểu hiện mối quan hệ nào trong quần thể? Lối sống bầy đàn ở động vật đem lại cho quần thể những lợi ích gì?

Xem đáp án » 25/03/2020 1,433

Từ những ví dụ trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Có những hình thức cạnh tranh nào phổ biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các hình thức cạnh tranh đó.

- Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật. Nguyên nhân và hiệu quả của việc phát tán cá thể động vật ra khỏi đàn là gì? Nêu ví dụ.

Xem đáp án » 25/03/2020 963

Quan sát các hình 36.2, 36.3 và 36.4 kết hợp với những nội dung đã học, hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể vào bảng 36:

Xem đáp án » 25/03/2020 297

Video liên quan

Chủ Đề