Đầu tư theo hình thức xã hội hóa là gì năm 2024

Dự án nêu trên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền [Chủ tịch UBND tỉnh] chấp thuận chủ trương đầu tư, UBND huyện lập đề xuất dự án đầu tư.

Quá trình đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo Điều 16 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ, lựa chọn nhà đầu tư theo quy định pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa.

Tuy nhiên, ông Trung thấy hiện nay đối với các dự án lĩnh vực xã hội hóa, lĩnh vực chuyên ngành chưa có hướng dẫn chi tiết để địa phương thực hiện.

Ông Trung hỏi, căn cứ Điều 16 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP, công ty của ông có đủ điều kiện tham gia đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư bảo đảm độc lập về pháp lý và tài chính theo quy định hay không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Đối với dự án phải tổ chức đấu thầu theo pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa, trình tự, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP [được sửa đổi theo quy định tại Điểm a, Khoản 7, Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư].

Các nội dung về lập, phê duyệt và công bố danh mục dự án, phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất [trong đó có nội dung về đánh giá tư cách hợp lệ của nhà đầu tư] sẽ do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định tại Khoản 3, Điều 16 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP [được sửa đổi theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 108 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP].

Trong thời gian các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chưa ban hành quy định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chi tiết thì nội dung hồ sơ đấu thầu được xây dựng trên cơ sở chỉnh sửa mẫu hồ sơ quy định tại Phụ lục VI và VII ban hành kèm theo Thông tư số 09/2021/TT-BKHĐT ngày 16/11/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và dự án đầu tư có sử dụng đất [Khoản 2, Điều 8].

Đề nghị ông nghiên cứu nội dung hồ sơ mời thầu [trong đó có yêu cầu về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu] để chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

Trong những năm qua, nhiều địa phương đã có sự quan tâm nhất định về đầu tư bến xe khách, đưa nhiều bến xe khang trang, hiện đại vào phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Pháp luật cũng có những chính sách ưu đãi về xã hội hóa khai thác bến xe khách. Hãy cùng NPLaw tìm hiểu về vấn đề đầu tư bến xe khách trong bài viết dưới đây.

I. Thực trạng đầu tư bến xe khách

Trong những năm qua, nhiều địa phương đã quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới bến xe khách và đã đưa nhiều bến xe khang trang, hiện đại vào phục vụ hoạt động vận tải khách. Các doanh nghiệp, hợp tác xã đã đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác bến xe ô tô khách đã được quy hoạch trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết cơ bản nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, thực trạng đầu tư bến xe khách vẫn chưa trên nhiều địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Một số tỉnh, thành phố chưa có quy hoạch hoặc có quy hoạch nhưng không phù hợp với thực tế; một số bến xe đầu tư theo đúng quy hoạch nhưng vị trí không ổn định, đang hoạt động khai thác hiệu quả thì bị di dời, thậm chí di dời nhiều lần; quy hoạch nhiều bến xe chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị nên chưa tạo thuận lợi cho các bến xe hoạt động.

II. Quy định pháp luật về đầu tư bến xe khách

1. Đầu tư bến xe khách là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quyết định 12/2015/QĐ-TTg thì Bến xe khách là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách; được đầu tư xây dựng phù hợp với các quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đồng thời đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về bến xe khách.

Theo đó, có thể hiểu đầu tư bến xe khách là hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại [như tài chính, vật chất, lao động, trí tuệ, thời gian…] vào một công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô đón, trả hành khách và các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách được đầu tư xây dựng phù hợp theo quy định pháp luật.

2. Nhà đầu tư tham gia dự án đầu tư bến xe khách theo hình thức xã hội hóa phải đảm​​​​​​​ bảo các yêu cầu nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 8 Quyết định 12/2015/QĐ-TTg quy định điều kiện hưởng cơ chế, chính sách thì nhà đầu tư tham gia dự án đầu tư bến xe khách theo hình thức xã hội hóa phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Vốn đầu tư xã hội hóa tối thiểu 70% tổng số vốn đầu tư xây dựng bến xe khách [không bao gồm kinh phí giải phóng mặt bằng].
  • Tối thiểu 15% vốn đầu tư thuộc sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án và có kế hoạch bố trí đủ số vốn đầu tư còn lại.

3. Nhà đầu tư tham gia dự án đầu tư bến xe khách theo hình thức xã hội hóa có được miễn tiền thuê đất không?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quyết định 12/2015/QĐ-TTg quy định chính sách ưu đãi về xã hội hóa khai thác bến xe khách như sau:

- Miễn tiền thuê đất:

  • Đối với bến xe khách tại các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích bến xe khách.
  • Đối với các bến xe khách không thuộc đối tượng quy định nêu trên thì được miễn tiền thuê đất cho phần diện tích của các hạng mục công trình dịch vụ bắt buộc, bao gồm: khu vực đón, trả khách, bãi đỗ xe ô tô chờ vào vị trí đón khách, phòng chờ cho hành khách, khu vực làm việc của bộ máy quản lý, khu vực bán vé, khu vệ sinh, đường xe ra, vào, đường nội bộ bên trong bến xe khách, đất dành cho cây xanh, vườn hoa.

Theo đó, Nhà đầu tư tham gia dự án đầu tư bến xe khách theo hình thức xã hội hóa được miễn tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích bến xe khách đối với bến xe khách tại các huyện nghèo theo quy định, với các bến xe khách không thuộc đối tượng quy định nêu trên thì được miễn tiền thuê đất cho phần diện tích của các hạng mục công trình dịch vụ bắt buộc theo quy định.

4. Điều kiện để được đầu tư bến xe khách là gì?

Theo Điều 8 Quyết định 12/2015/QĐ-TTg quy định thì Điều kiện để đầu tư bến xe khách hưởng cơ chế, chính sách như sau:

Các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và khai thác bến xe khách theo hình thức xã hội hóa được hưởng ưu đãi áp dụng tại Quyết định này phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đảm bảo các điều kiện về đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành.

- Địa điểm đầu tư xây dựng bến xe khách đúng theo quy hoạch bến xe khách và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận bằng văn bản.

- Hoạt động đầu tư tuân thủ theo giấy phép xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nhà đầu tư tham gia đầu tư bến xe khách theo hình thức xã hội hóa phải đảm bảo:

  • Vốn đầu tư xã hội hóa tối thiểu 70% tổng số vốn đầu tư xây dựng bến xe khách [không bao gồm kinh phí giải phóng mặt bằng].
  • Tối thiểu 15% vốn đầu tư thuộc sở hữu của nhà đầu tư để thực hiện dự án và có kế hoạch bố trí đủ số vốn đầu tư còn lại.

III. Giải đáp một số câu hỏi về đầu tư bến xe khách

1. Nhà đầu tư nước ngoài có được kinh doanh đầu tư bến xe khách ở Việt Nam không?

Theo khoản 5 Điều 3 Quyết định 12/2015/QĐ-TTg thì Nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án đầu tư, khai thác bến xe khách [sau đây gọi là nhà đầu tư] theo hình thức xã hội hóa là doanh nghiệp, hợp tác xã huy động vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp loại bến xe, mở rộng, khai thác và quản lý bến xe khách.

Theo đó, Nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án đầu tư, khai thác bến xe khách [sau đây gọi là nhà đầu tư] theo hình thức xã hội hóa là doanh nghiệp. Do đó, nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có thể kinh doanh đầu tư xe khách ở Việt Nam nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định.

2. Đầu tư bến xe khách có được hưởng ưu đãi gì không?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quyết định 12/2015/QĐ-TTg quy định chính sách ưu đãi về xã hội hóa khai thác bến xe khách như sau:

- Miễn tiền thuê đất:

  • Đối với bến xe khách tại các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích bến xe khách.
  • Đối với các bến xe khách không thuộc đối tượng quy định nêu trên thì được miễn tiền thuê đất cho phần diện tích của các hạng mục công trình dịch vụ bắt buộc, bao gồm: khu vực đón, trả khách, bãi đỗ xe ô tô chờ vào vị trí đón khách, phòng chờ cho hành khách, khu vực làm việc của bộ máy quản lý, khu vực bán vé, khu vệ sinh, đường xe ra, vào, đường nội bộ bên trong bến xe khách, đất dành cho cây xanh, vườn hoa.

- Thu nhập của nhà đầu tư phát sinh từ dự án đầu tư mới bến xe khách tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định thì được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm.

Theo đó, đầu tư bến xe khách có thể được miễn tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích bến xe khách hoặc được miễn tiền thuê đất cho phần diện tích của các hạng mục công trình dịch vụ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra đầu tư bến xe khách có thể được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với dự án đầu tư mới bến xe khách tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định.

IV. DỊch vụ tư vấn pháp lý về đầu tư bến xe khách

Một trong những Công ty Luật cung cấp dịch vụ pháp luật về đầu tư bến xe khách uy tín là Công ty Luật TNHH Ngọc Phú. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, quý khách sẽ được hỗ trợ tận tình bởi các chuyên viên và Luật sư có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm dày dặn. Quý khách sẽ được nghe ý kiến tư vấn về đầu tư bến xe khách. Kế đó, quý khách có thể đưa ra quyết định lựa chọn Luật sư của NPLaw bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc là người đại diện theo ủy quyền khi tham gia tố tụng.

Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ về vấn đề đầu tư bến xe khách để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có thể liên hệ ngay với NPLaw để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:

Chủ Đề