Đề thi học sinh giỏi văn lớp 9 năm 2023-2023 năm 2024

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Phòng GD&ĐT TP. Bắc Ninh

  1. UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Ngữ văn lớp 9 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Đọc hiểu (4.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới đây: (1) Tôi tên là Nick Vujicic. Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi bảy tuổi. Khác biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt đã giúp tôi chiến thắng số phận (…) (2) Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ? (3) Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khuỵu ngã và cảm thấy như thể mình không còn sức mạnh để đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được. Điều thực sự quan trọng chính là những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết thúc hành trình ấy. (4) Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với nhau, những món quà dành cho chúng ta là rất đáng ngạc nhiên. (Trích “Cuộc sống không giới hạn” của Nick Vujicic) Câu 1 (1,0 điểm):Trong đoạn (1), tác giả đã nói đến hoàn cảnh nghiệt ngã mà mình gặp phải là gì? Điều gì đã giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh ấy? Câu 2 (2,0 điểm): Trong câu “Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được” ở đoạn (3), tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Ý nghĩa của phép tu từ đó? Theo tác giả, “khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống” phần thưởng ta nhận được là gì? Câu 3 (0,5 điểm): Câu nói “Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình” trong đoạn (4) cho thấy tác giả là người như thế nào? Câu 4 (0,5 điểm): Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau”, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì tới mọi người? Phần II. Tạo lập văn bản Câu 1 (6,0 điểm): Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch người Ai-len (Brendan Francis) đã nói “Không có một ngày hôm qua nào từng bị bỏ phí đối với những người sống trọn vẹn cho ngày hôm nay”. Suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 2 (10,0 điểm); Nhà thơ Lê Đạt quan niệm: “Mỗi công dân đều có một dạng vân tay. Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ Không trộn lẫn”. Em hãy xác định “vân chữ” của nhà thơ Phạm Tiến Duật qua tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? (Ngữ văn 9, tập 1). ====== Hết ====== Họ và tên thí sinh :.................................................. Số báo danh:…….................... UBND THÀNH PHỐ BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP THÀNH
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN THI: NGỮ VĂN Điể Phần Câu Đáp án m I.Đọc - Trong đoạn (1), tác giả đã nói đến hoàn cảnh nghiệt ngã mà hiểu 1 mình gặp phải là: không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. 1,0 - Điều giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh ấy là khát vọng sống mãnh liệt. - Trong câu “Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được” ở đoạn (3), tác giả đã sử dụng 2 phép tu từ ẩn dụ: Dốc ghềnh của cuộc sống. Ý nghĩa của phép tu từ ẩn dụ: chỉ những khó khăn, thách 2,0 thức, khắc nghiệt… trong cuộc sống. - Theo tác giả, “khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống”, phần thưởng ta nhận được là: chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được. Câu nói “Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của 3 chính mình” trong đoạn (4) cho thấy tác giả là người yêu đời, 0,5 yêu cuộc sống, yêu thương mọi người… -Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau”, tác giả muốn nhắn 4 nhủ mọi người: Hãy xích lại gần nhau hơn, quan tâm, chia sẻ, 0,5 động viên, giúp đỡ, yêu thương nhau nhiều hơn… II.Làm Câu 1 Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch người Ai-len văn (Brendan Francis) đã nói “Không có một ngày hôm qua nào từng bị bỏ phí đối với những người sống trọn vẹn cho ngày hôm nay”. Suy nghĩ của em về câu nói trên. a. Yêu cầu chung: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức, kĩ năng để làm bài nghị luận xã hội - Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, có cảm xúc, lập luận thuyết phục, mạch lạc; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu; kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận.
  3. b. Yêu cầu cụ thể: * Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài giải quyết được vấn 0,5 đề, kết bài kết luận được vấn đề *Xác định được vấn đề cần nghị luận: thái độ sống tích cực, không để thời gian trôi đi một cách vô ích. Từ đó nhắc nhở 0,5 mọi người: Phải bắt đầu từ ngày hôm nay, nếu chần chừ do dự sẽ phải hối tiếc. * Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc; vận dụng tốt các thao tác lập luận, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. -Giải thích: 1,5 *. Giải thích nội dung câu nói : - “Ngày hôm qua” chỉ quá khứ, “ngày hôm nay” chỉ thực tại. - “Sống trọn vẹn” là sống có ý nghĩa, vừa cống hiến, vừa tận hưởng thành quả lao động; vừa sống cho mình, vừa làm đẹp cho đời… - Thế nào là “sống trọn vẹn cho ngày hôm nay”? + Sống có ích cho bản thân và đem niềm vui đến cho người khác, sống lạc quan, yêu đời và góp phần làm đẹp cho cuộc đời. + Tìm niềm vui trong từng ngày để liên tục có những ngày sống vui vẻ, gắn bó với cuộc đời, với thế giới xung quanh. Từ đó thấy cuộc sống có ý nghĩa và càng khát khao sáng tạo, cống hiến. Mỗi ngày sống có ý nghĩa trong hiện tại sẽ khiến cho một ngày qua đi không bị bỏ phí, từ đó sẽ có một quá khứ đẹp, đáng tự hào. Câu nói gửi đến một thông điệp về thái độ sống tích cực, không để thời gian trôi đi một cách vô ích. Từ đó nhắc nhở mọi người: Phải bắt đầu từ ngày hôm nay, nếu chần chừ do dự sẽ phải hối tiếc. -Bàn luận: 2,0 Làm thế nào để “sống trọn vẹn cho ngày hôm nay”? - Biết tận dụng cơ hội để phát huy khả năng của bản thân. - Biết tạo ra cơ hội để đạt được kết quả cao trong công việc. - Biết mở lòng ra với mọi người để yêu thương, sẻ chia mang niềm vui, hạnh phúc đến cho người khác, đó cũng chính là mang lại sự thanh thản và niềm vui đến cho bản thân mình. - Luôn mơ ước đến ngày mai tươi sáng tốt đẹp.
  4. - Lưu ý: HS cần phải đưa và phân tích dẫn chứng mới được điểm tối đa. 0,5 *. Mở rộng: - Tận hưởng mỗi ngày của mình thật trọn vẹn sau khi đã làm việc hết mình (cần tìm ra những lí do chính đáng để tận hưởng). - Nếu không tận hưởng trọn vẹn niềm vui ngày hôm nay, nếu luôn “để dành” cuộc sống của chính mình, một ngày nào đó trong tương lai ta sẽ phải nuối tiếc vì ngày hôm qua bị bỏ phí. - Phê phán những người lười biếng, sống ỷ lại, dựa dẫm vào người khác để thời gian trôi qua vô ích, tạo nên mảng tối trong bức tranh cuộc đời. - Phê phán những người sống ích kỉ, vô tâm, chỉ biết sống cho bản thân, quên đi những người xung quanh, những giá trị truyền thống, không biết yêu thương, sẻ chia… để trái tim vô cảm lạnh lùng…Những người đó tự tách mình ra khỏi cuộc sống, khi nhận ra mình sống không trọn vẹn, muốn quay lại quá khứ thì không được nữa. - Biểu dương những con người khát khao sáng tạo và cống hiến cho đời đến giây phút cuối cùng vẫn luôn mãnh liệt. - Khẳng định lối sống tích cực. 0,5 - Liên hệ bản thân. *Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách nhìn mới 0,25 mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng 0,25 từ, đặt câu. Nhà thơ Lê Đạt quan niệm: “Mỗi công dân đều có một dạng vân tay. Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ Không trộn lẫn”. Câu 2 Em hãy xác định “vân chữ” của nhà thơ Phạm Tiến Duật qua tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”? (Ngữ văn 9, tập 1) . Yêu cầu kĩ năng: - Tạo lập văn bản nghị luận xã hội có bố cục 3 phần rõ ràng. - Biết vận dụng các thao tác lập luận: giải thích, bình luận đánh giá vấn đề. - Xác lập ý ( luận điểm) sáng tỏ chặt chẽ, lô gic.
  5. - Diễn đạt lưu loát, lí lẽ thuyết phục, hạn chế mắc các lỗi về văn bản. - Tư liệu: Dựa vào đời sống thực tế. . Yêu cầu về nội dung: a. Mở bài 0,5 - Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. - Trích dẫn ý kiến, đề cập tác phẩm sẽ chứng minh. b. Thân bài: 2,0 *. Giải thích ý thơ của Lê Đạt: - “Vân tay”, dấu hiệu để nhận dạng, phân biệt mỗi công dân không thể nhầm lẫn. - “Vân chữ”, ngôn ngữ riêng của mỗi nhà thơ. “Vân chữ” là phong cách nghệ thuật riêng biệt, độc đáo, không thể trộn lẫn, là những sáng tạo của cá nhân mỗi nhà văn, nhà thơ. -> Phong cách nghệ thuật là phẩm chất và cũng là tiêu chí để đánh giá, nhận diện một nghệ sĩ chân chính, có tài năng thực sự (“thứ thiệt”) hay chỉ là “thợ thơ”, “thợ văn”. “Vân chữ” cũng quan trọng như “vân tay”, là dấu ấn đóng vào “giấy thông hành” để nhà văn bước vào địa hạt văn chương. - Phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ thể hiện qua nhiều yếu tố: nhãn quan, tư tưởng nghệ thuật, đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, bút pháp thể hiện… *Phân tích- chứng minh: “Vân chữ” – phong cách sáng tác của Phạm Tiến Duật qua tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” *.1. Thơ Phạm Tiến Duật hồn nhiên, hóm hỉnh, giàu 3,0 tính lạc quan với những phát hiện thú vị, đầy chất lính: - Hình ảnh những chiếc xe không kính: + Hình ảnh chiếc xe không kính là hình ảnh được đưa vào từ cuộc sống, hiện thực qua những hình ảnh sống động, mang hơi thở của cuộc sống chiến trường ác liệt. + Hình ảnh những chiếc xe không kính vừa thân thuộc vừa có chút gì đó mới mẻ. - Hình ảnh người chiến sĩ lái xe Trường Sơn được đặt trong mối quan hệ đối lập với hình ảnh về chiến trường. + Tư thế ung dung, hiên ngang + Tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn nguy hiểm của cuộc chiến.
  6. + Tình đồng chí đồng đội gắn bó. + Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước *.2.“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm 2,0 Tiến Duât đã rất đặc sắc trong việc sử dụng các yếu tố nghệ thuật : + Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đời thường giản dị, tự nhiên; thể thơ tự do, các câu dài ngắn khác mhau, cách gieo vần ở tiếng cuối cùng của dòng thơ. Sự kết hợp phương thức biểu cảm và tự sự, cách sử dụng các biện pháp tu từ. + Nghệ thuật xây dựng cấu tứ từ những chi tiết hết sức bình thường và không có tính thơ. + Nghệ thuật xây dựng nhan đề cho thấy chất thơ trong bài thơ đồng thời cho thấy cái nhìn lãng mạn của tác giả trước hiện thực khốc liệt của chiến tranh tạo giọng điệu, sắc thái thẩm mĩ cho bài thơ * Khái quát: Tất cả tạo nên cái tôi trữ tình đậm chất lính. 1,0 Phạm Tiến Duật đã tạo được dấu ấn riêng của mình khi xây dựng cái tôi trữ tình bằng ngôn ngữ thơ trẻ trung, hóm hỉnh, tuy là những hình ảnh mộc mạc bình dị nhưng đậm chất thơ. Giọng điệu ngang tàng, tâm tình dịu ngọt, hình ảnh chọn lọc có sự sáng tạo, tứ thơ độc đáo đã góp phần tạo nên “vân chữ” trong thơ của ông. c. Kết bài 0,5 - Khẳng định lại ý kiến, đánh giá sự thành công của tác phẩm. - Cảm xúc suy nghĩ, liên hệ, rút ra bài học. *Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cách nhìn mới 0,5 mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận * Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc về chính tả, dùng 0,5 từ, đặt câu. Tổng 20.0