Đề thi môn lịch sử nhà nước và pháp luật việt nam

  • Thư Ký Luật
  • Văn Bản Pháp Luật
  • Thời Sự Pháp Luật
  • Ngân Hàng Pháp Luật
  • LawNet

  1. Sự xuất hiện các nhà nước phương đông ở thời kỳ cổ đại là kết quả đấu tranh giữa giai cấp chủ nô và nô lệ.
    => Sai


Thời kỳ cổ đại, ở phương Đông sự phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo diễn ra chậm chạp, chưa thật sự sâu sắc và mức độ phân hóa chưa cao lắm so với lịch sử quá trình hình thành nhà nước ở phương Tây. Quá trình hình thành, định tính và định hình của các giai cấp cũng diễn ra chậm chạp và không sắc nét, mâu thuẫn giai cấp đối kháng chưa phát triển tới mức gay gắt và quyết liệt. Cho nên nếu nói rằng nhà nước phương Đông cổ đại ra đời từ kết quả đấu tranh giữa giai cấp chủ nô và nô lệ là không chính xác, điều đó chỉ đúng đối với các nhà nước phương Tây mà thôi. Thật ra các nhà nước phương Đông cổ đại ra đời bởi lý do chính là công cuộc trị thủy – thủy lợi, đây không chỉ là yếu tố duy trì chế độ công hữu về ruộng đất, mà còn là một yếu tố thúc đẩy nhà nước phải ra đời. Bên cạnh đó, sự tan rã của công xã thị tộc và nhu cầu tự vệ của con người cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy nhà nước phương đông cổ đại ra đời sớm.


  1. Sự phát triển của kinh tế thành thị [TK XI – XVII] là một trong những yếu tố làm cho nhà nước phong kiến Tây Âu bị suy yếu.
    => Sai


Yếu tố kinh tế được đánh giá là một trong những nguyên nhân làm cho nhà nước phong kiến Tây Âu bị suy yếu, nhưng chính sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa chứ không phải là nền kinh tế thành thị là nguyên nhân góp phần làm lung lay tận gốc chế độ phong kiến thời bấy giờ. Trước đó, nền kinh tế hàng hóa giản đơn đã góp phần làm tan rã bước đầu quan hệ bóc lột nông nô thì nay kinh tế tư bản chủ nghĩa tiếp tục giáng thêm một đòn chí tử vào quan hệ bóc lột nông nô - quan hệ chủ đạo trong chế độ phong kiến.


  1. Pháp luật phong kiến Tây âu là hệ thống pháp luật phát triển và tiến bộ vì nó kế thừa và phát triển nhiều nguyên tắc và nội dung của pháp luật La Mã cổ đại.
    => Sai


Nói rằng hệ thống pháp luật phong kiến Tây âu có kế thừa nhiều nguyên tắc và nội dung của pháp luật La Mã cổ đại là đúng nhưng nếu nhận định hệ thống pháp luật phong kiến Tây Âu phát triển và tiến bộ là không chính xác. Bởi vì luật pháp Tây Âu được đánh giá là kém phát triển hơn so với pháp luật thời Hy La cổ đại. Bởi do các nguyên nhân như tình trạng phân quyền cát cứ và kinh tế tự cung tự cấp kéo dài, các lãnh chúa ham chinh phạt lẫn nhau, đại đa số dân cư đều mù chữ. Pháp luật thời bấy giờ thật ra chỉ là một phương tiện để nhà nước đàn áp bóc lột quần chúng nhân dân lao động, bảo vệ địa vị, quyền lợi của tập đoàn phong kiến thế tục và tập đoàn phong kiến giáo hội


  1. Giai cấp tư sản chiến thắng có toàn quyền lựa chọn hình thức chính thể quân chủ hay chính thể cộng hòa cho nhà nước tư sản mới thành lập của mình.
    => Sai.


Giai cấp tư sản sau khi giành chiến thắng muốn lập nên nhà nước mang hình thức chính thể quân chủ hay chính thể cộng hòa phải dựa vào tình hình xã hội và các điều kiện thực tiễn để lựa chọn hình thức chính thể phù hợp. Chẳng hạn, giai cấp tư sản Anh đã chọn hình thức chính thể quân chủ nghị viện vì các lý do như: hoảng sợ trước lực lượng cách mạng quần chúng nhân dân, sự cấu kết giữa tư sản và phong kiến trong nghị viện, tâm lý chính trị của các nhà tư sản muốn hòa hợp được với châu Âu phong kiến lúc đó. Trong khi đó, giai cấp tư sản Hoa kỳ khi giành chiến thắng lại chọn chính thể cộng hòa tổng thống nhằm ngăn chặn làn sóng đấu tranh của nhân dân và điều hành nhanh nhạy công việc của nhà nước, bên cạnh đó đã thực hiện đúng thỏa hiệp giữa các tầng lớp trong giai cấp tư sản là áp dụng triệt để thuyết tam quyền phân lập.


  1. Có ý kiến cho rằng, hình phạt ngũ hình tuy hà khắc, dã man nhưng là quy định có tính hợp lý trong nhà nước phong kiến đương thời. Hãy lý giải tại sao thông qua quy định của QTHL nhà Lê thế kỷ XV.


Trả lời: Trước tiên, cần phân tích tính dã man, hà khắc của nhóm hình phạt ngũ hình trong QTHL.


Ngũ hình gồm 5 hình phạt cơ bản có nguồn gốc từ nhà Đường bên Trung Hoa, được các nhà làm luật từ thời Lý – Trần và nhà lập pháp thời Lê Sơ kế thừa và ghi nhận trong BLHĐ. Năm hình phạt đó gồm: xuy hình[ dùng roi đánh phạm nhân], dùng trượng [dùng gậy lớn đánh phạm nhân], đồ hình [phạt đánh và bắt phạm nhân làm việc], lưu hình [phạt đánh, thích chữ vào da thịt và đày đến nơi xa], tử hình [giết chết phạm nhân].


Mỗi hình phạt lại được phân làm các bậc từ mức nhẹ đến nặng. Xuy hình có 5 bậc, mỗi bậc cách nhau 10 roi, các bậc 10 roi, 20 roi, 30 roi, 50 roi tùy theo tội nặng nhẹ mà thêm bớt. Trượng hình cũng có 5 bậc, mỗi bậc cũng cách nhau 10 trượng từ 60 đến 100 trượng. Đồ hình có ba bậc, áp dụng thêm bớt tùy theo tội: dịch đinh đến khao đinh, thứ phụ đến tang thất phụ là một bậc [ bị đánh và phải làm việc ở bản sảnh, bản xã]; Từ tượng phường binh [làm lính quét dọn chuồng voi ] đến xuy thất tùy [làm đầy tớ nấu cơm trong nhà bếp] là một bậc; Từ chủng điền binh [làm lính đồn điền] đến thung thất tỳ [làm đầy tớ giã gạo] là một bậc; trừ bậc đầu tiền thì ở hai bậc sau phạm nhân còn bị đánh và thích chữ. Lưu hình có ba bậc, đày đi châu gần đến châu xa: Châu gần [lưu cận châu] là những châu như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thuận Hóa; Châu ngoài [lưu ngoại châu] là Bố Chánh [Quảng Bình ngày nay; Châu xa [lưu viễn châu] là những châu ở cận biên giới như Cao Bằng chẳng hạn. Tử hình có ba bậc gồm: thắt cổ và chém, chém bêu đầu [chém đầu hoặc chém ngang lưng], lăng trì [làm cho chết chậm trong đau đớn].


Pháp luật thời Lê được nhận định là rất dã man, hà khắc, mang tính nhục hình, thậm chí chà đạp nhân phẩm của con người.


Tính dã man được hiểu theo nghĩa chung của nó là phi nhân tính, phi nhân cách của con người. Tính dã man trong QTHL thể hiện ở chỗ ngũ hình áp dụng các hình thức xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của phạm nhân theo các mức nặng hay nhẹ. Nhưng không phải đều áp dụng hết cho cả năm hình phạt mà quy định riêng cho mỗi hình phạt. Ví dụ: Xuy hình áp dụng hình thức xâm phạm thân thể là đánh đau để phạm nhân thấy xấu hổ mà về sau từ bỏ các hành vi phạm tội, nhưng ở một hình phạt khác lăng trì lại áp dụng hình thức rất mạnh là tước luôn tính mạng của phạm nhân, bằng cách áp dụng các biện pháp làm cho nạn nhân chết trong đau đớn như tùng xẻo, tứ mã phanh thây, bỏ vạc dầu,…Các hình phạt trong pháp luật hình sự của chúng ta hiện nay không áp dụng hình thức xâm phạm đến sức khỏe của phạm nhân bởi căn cứ vào quyền con người và mang tính nhân đạo cao của nhà nước.


Hà khắc tức là khe khắt, nghiệt ngã. QTHL mang tính hà khắc rất cao. Bằng các biện pháp quy định, hình phạt buộc các nạn nhân phải nhận lấy sự đau đớn về thể xác, thương tổn về tinh thần và thậm chí là cái chết trong đau đớn. Nếu như hình phạt tử hình của chúng ta ngày nay chỉ áp dụng một biện pháp là tiêm thuốc độc [trước đây là xử bắn] thì hình phạt tử hình trong QTHL lại có đến ba biện pháp, được phân ra từ nhẹ đến nặng, nhẹ nhất là treo cổ hoặc chém đầu, và nặng nhất là lăng trì bằng cách làm cho nạn nhân phải chết trong đau đớn tột cùng về thể xác như róc từng mảng thịt trên người nạn nhân, cho ngựa chạy theo các hướng để xé xác nạn nân, bỏ nạn nhân vào vạc dầu sôi để nạn nhân phải chết bỏng…Ta thấy rằng, cũng là một mục đích là để nạn nhân chết nhưng lại được thực hiện theo nhiều kiểu cách khác nhau. Tính hà khắc trong QTHL có thể nói được thể hiện rõ nhất chính là ở điểm này.


Việc quy định hình phạt ngũ hình trong QTHL được nhận xét là hợp lý có thể bởi do các nguyên nhân sau:


Thứ nhất, mục đích của hình phạt ngũ hình là trừng trị và phòng ngừa tội phạm. Có thể cho rằng, pháp luật phong kiến rất coi trọng mục đích trừng trị của hình phạt , bởi khả năng tự vệ của xã hội phong kiến còn yếu. Hơn nữa, qua mục đích trừng trị người phạm tội, còn nhằm giáo dục, cải tạo họ tiếp tục phạm tội và mang tính phòng ngừa riêng.


Thứ hai, mục đích phòng ngừa chung. Việc quy định hình phạt hà khắc nhằm ngăn ngừa hành vi phạm tội của những người khác, răn đe người khác tuân thủ pháp luật. Chính vì vậy, việc thi hành án thường được tổ chức công khai, những nơi đông người qua lại, như chợ búa, sân đình, đường phố…trước khi thi hành án tử, tử tù thường bị dẫn khắp phố để mọi người dân biết và phần nào răn đe họ không được phạm tội.


  1. Chia sẻ quyền lực để kiềm chế quyền lực là yêu cầu được chú trọng trong tất cả các cơ quan nhà nước của vua Lê Thánh Tông. Hãy chứng minh nhận định trên trong tổ chức BMNN ở TW.


Trả lời: Ngay sau khi lên ngôi, Vua Lê Thánh Tông thấy được những bất cập của nhà nước những năm đầu thời Lê sơ còn mang nặng hơi hướng của thể chế quân chủ quý tộc nhà Trần, của việc trọng đãi các quý tộc hoàng tộc và các bậc “khai quốc công thần”. Thêm nữa, do yêu cầu của thời cuộc chính trị thời bấy giờ đòi hỏi Lê Thánh Tông phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn mà trọng tâm là làm chuyển biến về chất BMNN còn mang tính phân tán rõ rệt. Đây chính là những nguyên nhân của cuộc cải cách hành chính do Lê Thánh Tông thực hiện.


Một trong những yêu cầu quan trọng của cuộc cải cách hành chính này là chia sẻ quyền lực [hay còn gọi là tản quyền] cho nhiều cơ quan để kiềm chế quyền lực, tránh việc lạm quyền và thâu tóm quyền lực vào một cơ quan hoặc một số cơ quan nhất định.


Trước hết, vua trực tiếp nắm quyền chỉ đạo mọi công việc quan trọng của nhà nước cũng như mối liên hệ với các cơ quan thừa hành, các quan chức [Tướng quốc, Đại hành khiển, Tả hữu bộc xạ…] và các cơ quan trung gian giữa vua và các cơ quan thừa hành bị bãi bỏ. Sau đó, Lê Thánh Tông cho tách 6 bộ [Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công] ra khỏi Thượng Thư sảnh để lập ra 6 cơ quan riêng cai quản các mặt hoạt động khác nhau của nhà nước. Mỗi bộ do một thượng thư đứng đầu phụ trách, chịu trách nhiệm trước nhà vua. Ngoài ra vua còn đặt ra 6 tự [Thượng bảo, Đại Lý, Quang Lộc, Hồng lô…] phụ trách công việc phụ của 6 bộ, 6 tự và 6 khoa. Một số thư, cục cấp dưới không còn nữa. Mọi công việc trong triều đình phải được báo cáo trực tiếp với vua và phải được bản thân vua ra quyết định. Bên cạnh đó, để tăng cường việc thanh tra, giám sát quan lại, vua cho lập ra 6 khoa tương ứng với 6 bộ để mỗi khoa cùng với ngự sử đài giám sát hoạt động của Bộ tương ứng, đàn hoặc quan lại của bộ mắc lỗi. Ngay cả bộ Lại – Bộ đứng đầu nhà nước là chịu trách nhiệm thăng, bổ, bãi miễn quan lại – nếu làm sai nguyên tắc, cũng bị lại khoa bắt bẻ, tố giác.


Cuộc cải cách hành chính ở Trung ương của Lê Thánh Tông đã tinh giản hóa được BMNN, làm cho hoạt động của bộ máy chính quyền Trung ương hoạt động trơn tru, bớt cồng kềnh. Đồng thời, sự phân tán quyền lực ra nhiều cơ quan và lập các cơ quan giám sát đã tạo sự hoạt động hiệu quả hơn, tăng cường tính trách nhiệm cho các cơ quan này.


Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề