Địa hình đồi núi có ảnh hưởng đối với cảnh quan tự nhiên nước ta như thế nào

Phân tích ảnh hưởng của địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp đến cảnh quan thiên nhiên việt nam ?

Được đăng ngày Thứ hai, 31 Tháng 12 2012 21:29

loading...

Chia sẻ bài viết của bạn qua:

Hỏi: Địa hình đồi núi có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, sinh vật và thổ nhưỡng ở nước ta?

[Câu hỏi thuộc chương trình Địa lí 12 - Dành cho ôn thi TN THPT - CĐĐH - HSG]

Đáp:

1. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng  đến khí hậu nước ta:

Địa hình đồi núi đã góp phần tạo nên sự phân hoá khí hậu làm cho khí hậu nước ta đa dạng hơn :

Tạo ranh giới khí hậu:  Các dãy núi cao chính là ranh giới khí hậu giữa các vùng miền, tạo nên các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Ví dụ, dãy Bạch Mã chính là ranh giới khí hậu giữa miền Bắc [từ Huế trở ra] và miền Nam [từ Đà Nẵng trở vào], dãy Bạch Mã đã ngăn gió mùa Đông Bắc nên từ Đà Nẵng trở vào rất ít khi chịu sự tác động của loại gió này ; dãy Hoàng Liên Sơn là ranh giới khí hậu giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc ; dãy Trường Sơn đã tạo nên gió phơn khô nóng cho một số tỉnh Bắc Trung Bộ vào đầu mùa hạ

Tạo phân hóa khí hậu:  Độ cao của địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu theo đai cao, tại các khối núi cao xuất hiện các vành đai khí hậu á nhiệt đới và vành đai khí hậu ôn đới. Một số vùng lãnh thổ có địa hình cao ở nước ta có khí hậu quanh năm mát mẻ như Sa Pa, Đà Lạt,

2. Địa hình đồi núi có ảnh hưởng đến sinh vật và thổ nhưỡng nước ta:

 - Với quy luật càng lên cao nhiệt độ càng giảm và lượng ẩm tăng lên đã làm thay đổi thảm thực vật và thổ nhưỡng theo đai cao.

+ Ở vành đai chân núi diễn ra quá trình hình thành đất feralit và phát triển cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Trên các khối núi cao hình thành đai rừng á nhiệt đới trên núi và đất feralit có mùn. Lên cao trên 2 400 m là nơi phân bố của rừng ôn đới núi cao và đất mùn alit núi cao.

- Địa hình đồi núi đã góp phần phân hoá khí hậu giữa các vùng miền và đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về thảm thực vật và thổ nhưỡng giữa các vùng miền trong cả nước. Đi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, từ đồng bằng lên miền núi, chúng ta gặp đủ các kiểu cảnh quan khác nhau, rất phong phú và đa dạng.

CTV Bản tin tư vấn - Phụ trách chuyên mục Địa lí

Nhà giáo Nguyễn Mai Anh

Trả lời mang tính tham khảo

Chia sẻ bài viết của bạn qua:

  • < Trang trước
  • Trang sau >

loading...

Đối với sự phát triển kinh tế- xã hội

Thuận lợi:

Đối với công nghiệp: là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp.

Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện.

Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản.

Đối với nông, lâm nghiệp:

Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện phát triển lâm nghiệp.

Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.

Đốì với du lịch: khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du lịch nổi tiếng.

Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xảy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các hoạt động kinh tế - xã hội [giao thông, khai thác tài nguyên, giao lưu kinh tế giữa các vùng,...].

Ánh hưởng đối với cảnh quan tự nhiên

Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều cao, trong đó cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là cảnh quan chiếm ưu thế.

Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, theo chiều Đông - Tây,...

Nhiều đồi núi chính là đặc điểm nổi bật của thiên nhiên Việt Nam[ chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ]. chủ yếu là đồi núi thấp [ chiếm 85% S]Ảnh hưởng đến KT-XH và điều kiên tự nhiên:

           Đối với sự phát triển kinh tế xã hội :


* Thuận lợi :-  Đối với công nghiệp là nơi tập trung nhiều tiềm năng để phát triển+  Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện + Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản- Đối với Nông, Lâm nghiệp :+  Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lân nghiệp các cao nguyên thuận lợi để hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp , cây ăn quả và chăn nuôi gia súc+ Đối với du lịch : phong cảnh đẹp , khí hậu mát mẻ thuận lợi để hình thành lên các điểm du lịch nổi tiếng

khó  khăn:

+ địa hình bị chia cắt mạnh , là nơi xảy ra nhiều thiên tai, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế xã hội [ giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng..]+ các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt [ rét đậm, rét hại ,sương muối...]ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe của dân cư+ Có nguy cơ phát sinh động đất+ Nạn phá rừng+ Thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước vào mùa khô...

Ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên :

- làm cho cảnh quan thiên nhiên phân hóa theo độ cao, trong đó cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế- làm cho cảnh quan thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc-Nam, Đông - Tây

chúc em ôn thi hiệu quả, hành trang cho mình những kiến thức để có kết quả cao trong kỳ thi tới nhé! 
Thân ! :]

Video liên quan

Chủ Đề