Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển năm 2024

Giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển là gì? Quy trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển như thế nào và cần những chứng từ nào? Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biên Xuất nhập khẩu online sẽ trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây

Vận tải hàng hóa bằng đường biển – một loại hình chuyển hàng ưu việt hiện nay

Vận tải hàng hóa bằng đường biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển. học chứng chỉ kế toán trưởng online

I. Một số dịch vụ của người giao nhận đối với hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

Tùy vào nội dung hợp đồng giao nhận với chủ hàng (nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu) mà người giao nhận có thể thực hiện các công việc sau:

1. Dịch vụ thuê tàu cho chủ hàng

Thuê chỗ (booking/booking space): Đây là dịch vụ mà NGN thay mặt cho chủ hàng, thuê chỗ trên tàu còn được gọi là dịch vụ “lưu cước” hoặc “lưu khoang”, có nghĩa là chỉ thuê chỗ đủ cho hàng của mình có sẵn mà không thuê cả tàu.

Đặc điểm tàu chợ: tự học xuất nhập khẩu online

  • Hoạt động trên tuyến đường (hay luồng tàu) thường xuyên (regular line) theo lịch trình (sailling schedule)
  • Giá cước ấn định trước học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất
  • Không có hợp đồng vận tải
  • Hàng hóa được vận chuyển theo phương thức này thông thường là hàng bách hóa (General Cargo) hoặc hàng container với số lượng nhỏ.

Thuê tàu chyến (Voyage charter): Đây là dịch vụ thuê tàu mà NGN đại diện cho chủ hàng, yêu cầu chủ tàu hoặc người chuyên chở cho thuê toàn bộ chuyến tàu theo các điều kiện đã thoả thuận giữa 2 bên trong hợp đồng thuê tàu để thực hiện chuyên chở hàng hóa. học xuất nhập khẩu online

Dịch vụ thuê tàu chuyến chỉ thực hiện khi chủ hàng có đủ lượng hàng cho một hay nhiều chuyến tàu. Hàng trong trường hợp này thường là: Than, quặng, gỗ, sản phẩm dầu mỏ, ngũ cốc, đường các loại, ciment, phân bón, dầu thực vật, hoa quả các loại,…

Đặc điểm tàu chuyến:

  • Khối lượng hàng hóa chuyên chở lớn
  • Lịch trình tàu chạy được ấn định trên cơ sở nhu cầu của người thuê
  • Cước phí được hình thành trên cơ sở thoả thuận
  • Quan hệ chuyên chở được thiết lập trên cơ sở hợp đồng thuê tàu chuyến (voyage charter – party), và theo mẫu in sẵn do các công hội hàng hải soạn thảo

2. Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu

Đối với hàng không đóng trong container:

*Hàng xuất:

  • Đóng gói bao bì hàng hóa
  • Vận chuyển hàng hóa từ kho ra cảng gửi
  • Lưu kho, bãi
  • Xếp hàng tại cảng đi

*Hàng nhập:

  • Nhận hàng tại cảng dỡ
  • Đóng gói bao bì
  • Vận chuyển hàng từ cảng về kho của chủ hàng

Đối với hàng container:

*Hàng xuất:

  • Vận chuyển hàng hóa từ kho ra cảng gửi
  • Đóng hàng hóa vào container (kể cả xếp, chèn lót) tại bãi hay trạm làm hàng lẻ (Container freight station – CFS) tùy theo phương thức gửi nguyên container (FCL/FCL – Full container load) hay phương thức gửi hàng lẻ (LCL/LCL – Less than container load)
  • Xếp hàng tại cảng đi

* Hàng nhập:

  • Nhận hàng tại cảng dỡ
  • Rút hàng tại bãi hoặc CFS
  • Vận chuyển hàng từ cảng về kho của chủ hàng

3. Dịch vụ khai thuê hải quan:

Dịch vụ khai thuê có đã từ lâu, nhưng chỉ thực sự được xem là loại hình dịch vụ kinh doanh chính thức của người giao nhận ở Việt Nam khi có quyết định số 15/1999/QĐ-TCHQ ngày 08/01/1999 của Tổng cục hải quan về “Quy chế tạm thời quản lý dịch vụ khai thuê hải quan”.

Người giao nhận sẽ đại diện cho chủ hàng thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu theo đúng quy định tại các cửa khẩu. Hiện nay, tại Viêt Nam có hai hình thức khai báo thủ tục hải quan: thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử.

4. Dịch vụ kho bãi

Người giao nhận cung cấp hệ thống kho bãi và trang thiết bị phục vụ công tác kho hàng cho chủ hàng khi có yêu cầu. Có một số loại kho sau đây:

Kho ngoại thương: có các đặc điểm chính như sau:

  • Là kho trung chuyển nên không cho phép chứa hàng lâu ngày;
  • Là kho dự trữ, tập kết hàng hóa làm thủ tục kiểm nghiệm, tái chế, sửa chữa bao bì, thủ tục hải quan … chờ tàu đến để giao hàng trong thời gian sớm nhất.

Kho làm hàng lẻ – CFS: làm nơi lưu trữ, làm nơi tập trung các lô hàng lẻ để đóng chung vào container, đồng thời giúp các nhà sản xuất, thương mại trong và ngoài nước tập trung các đơn hàng xuất nhập khẩu lớn.

Kho hàng ngoại quan (Bonder warehouse): là nơi gửi hàng hóa của nước ngoài để nhập khẩu vào trong nước hay chuyển khẩu đi nước thứ ba hay hàng hóa trong nước để xuất khẩu nhưng chưa làm thủ tục hải quan.

Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển năm 2024

II. Một số chứng từ trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển

Quy trình giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển thông thường sẽ bao gồm những chứng từ sau:

1. Bảng kê khai hàng hóa (Cargo list)

Là chứng từ của chủ hàng gửi cho hãng tàu hoặc người chuyên chở để làm cơ sở lập Manifest, và là cơ sở xếp hàng vào container.

2. Chứng từ lưu cước (Booking note)

Là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của người thuê một phần con tàu và người cho thuê về việc đồng ý xếp hàng lên tàu. Khi ký vào booking note, chủ tàu hay người chuyên chở đã đồng ý cung cấp cho người gửi hàng diện tích hầm hàng hoặc số lượng container mà chủ hàng đăng ký.

3. Lệnh xếp hàng (Shipper Order – S/O)

Là chứng từ của người gửi hàng, nêu các yêu cầu cụ thể về lô hàng sẽ xếp để hãng tàu/ người chuyên chở nắm được và thực hiện, và là cơ sở để lập vận đơn.

4. Lệnh cấp container rỗng ( Delivery order of empty container)

Là chứng từ do hãng chuyên chở cấp cho người gửi hàng dựa trên cơ sở booking note, trong trường hợp hàng gửi nguyên container. Theo lệnh này, hãng chuyên chở sẽ cung cấp container rỗng cho chủ hàng đóng hàng.

5. Hợp đồng thuê tàu chuyến (Charter – Party / CP)

Là văn bản được ký kết giữa người thuê tàu và chủ tàu hoặc người chuyên chở khi thuê tàu chuyến. Do tập quán hàng hải quốc tế, khi giao dịch thuê tàu chuyến người ta sử dụng hợp đồng mẫu. Có hai loại hợp đồng mẫu chính:

  • Loại tổng hợp: GENCON, NUVOY, …
  • Loại chuyên dụng (Tanker CP – dầu, Grain CP – thóc lúa,…): NOGRAIN 89, MOBILVOY 96, SHELLVOY 5, CEMECO, CUBASUGAR,…

Nội dung hợp đồng(C/P), bao gồm:

  • Các điều khoản in sẵn (có thể thoả thuận xoá bỏ hoặc thay đổi hoặc bổ sung thêm).
  • Các điều khoản thoả thuận bổ sung: được tập hợp trong phụ kiện kèm theo C/P.

6. Bản Lược Khai (Manifest)

Là bản liệt kê tóm tắt tất cả hàng hóa chở trên tàu, do người vận tải lập ra. Có hai loại manifest: Manifest chính do hãng tàu lập (Masterr Manifest), Manifest cua NGN (House Manifest)

Trường hợp sử dụng:

  • Thông báo của tàu cho người nhận hàng biết về hàng hóa
  • Làm chứng từ để thuyền trưởng khai báo hải quan
  • Làm cơ sở thanh toán với cảng hay đại lý tàu biển về các loại chi phí có liên quan đến hàng hóa
  • Làm căn cứ lập biên bản giao nhận hàng hóa giữa tàu và cảng

7. Thông Báo Sẵn Sàng (Notice Of Readiness)

Là văn bản do thuyền trưởng gửi cho người gửi hàng hay người nhận hàng để thông báo về việc tàu đã sẵn sàng xếp hay dỡ hàng, nhằm mục đích thông báo cho chủ hàng hay người nhận hàng chuẩn bị xếp dỡ

Nội dung: Báo tin ngày giờ tàu đến cảng và sẵn sàng bốc dỡ loại hàng nhất định với số lượng nhất định. Ngày giờ mà chủ hàng chấp nhận thông báo, ghi rõ tên và chức vụ

8. Lịch Trình Bốc Dỡ (Time-Sheet)

Là bản thống kê tổng hợp việc sử dụng thời gian bốc dỡ nhằm tính toán tiền thưởng phạt bốc dỡ do hãng tàu / người chuyên chở lập

Tác dụng: là cơ sở cụ thể tính tiền thưởng bốc dỡ nhanh (dispatch) hay tiền phạt bốc dỡ chậm (demurrage)

9. Biên lai thuyền phó (mate’s receipt)

Là biên lai nhận hàng để chở do thuyền phó ký, làm căn cứ để thuyền trưởng / hãng tàu ký phát vận đơn đường biển. Biên lai thuyền phó không phải là chứng từ về quyền sở hữu hàng hóa được bốc lên tàu.

Nội dung: tên tàu, tên cảng đến, ngày tháng ký biên lai, tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng, tình trạng hàng hóa khi bốc

10. Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)

Là một chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở or người đại diện của họ cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng đã xếp lên tàu or sau khi người chuyên chở nhận hàng.

Chức năng:

  • Là biên lai nhận hàng để chuyên chở
  • Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở
  • Là giấy chứng nhận quyền sở hữu của hàng hóa
  • Là một chứng từ không thể thiếu trong buôn bán hàng hóa bằng đường biển quốc tế

Phân loại:

Căn cứ tính chất xếp hàng lên tàu:

  • Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L)
  • Vận đơn nhận hàng để xếp (Receipt on board B/L)

Căn cứ cách thức chuyển nhượng vận đơn:

  • Vận đơn theo lệnh (to order B/L)
  • Vận đơn đích danh (Straight B/L)
  • Vận đơn vô danh (vận đơn xuất trình – to bearer B/L)

Căn cứ phương thức vận chuyển:

  • Vận đơn đi thẳng – Vận đơn trực tiếp (Direct B/L)
  • Vận đơn chuyển tải – Vận đơn đi suốt (Through B/L)
  • Vận đơn liên hợp (Combined B/L)

Cách phê chú trên vận đơn:

  • Vận đơn sạch (Vận đơn hoàn hảo – Clean B/L)
  • Vận đơn không sạch (Vận đơn không hoàn hảo – Unclean B/L)

*Sea way bill: là chứng từ thay thế vận đơn truyền thống. Khi tàu cập cảng, người nhận hàng mang giấy tờ chứng minh mình là người nhận hàng. Loại chứng từ này giống vận đơn đích danh, nhưng khác là người nhận trong vận đơn đích danh phải xuất trình vận đơn.

*Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Bill of Lading to be used with charter-party): đây là chứng từ vận tải do hàng tàu/người chuyên chở cấp cho một lô hàng khi đã bốc lên tàu theo phương thức thuê tàu chuyến.

Nội dung vận đơn:

  • Thông tin về hàng hóa
  • Tên người gửi hàng / người nhận hàng / bên thông báo nhận hàng
  • Ký mã hiệu vận chuyển
  • Số vận đơn
  • Số container, số seal
  • Tên tàu, số chuyến, cảng xếp – dỡ
  • Nơi và ngày phát hành vận đơn

11. Thông Báo Hàng Đến (Notice Of Arrival)

Là chứng từ do hãng tàu hoặc đại lý gửi cho người thuê chuyên chở hoặc người nhận hàng khi tàu đến cảng dỡ.

Tác dụng: Cung cấp thông tin về tàu, ngày cập cảng, cảng dự kiến, tình hình lô hàng, thời gian nhận lệnh giao hàng và nhận hàng cho người thuê hoặc người nhận hàng.

12. Lệnh Giao Hàng (Delivery Order – D/O)

Là chứng từ giao hàng do hãng tàu hoặc đại lý cấp phát cho người thuê chuyên chở hoặc người nhận hàng để đến cảng nhận hàng. Là căn cứ cho người phụ trách kho bãi giao hàng cho người nhận. Có hai loại lệnh giao hàng:

  • D/O chính do hãng tàu lập (Masterr D/O)
  • D/O của NGN cấp pát cho chủ hàng thực sự

Xem thêm: Giao nhận vận tải quốc tế