Điểm đặc biệt trong phương pháp lai của Menđen

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Những điểm mới trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen và các khái niệm cơ bản I. Những điểm mới trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen 1. Chọn đối tượng nghiên cứu có nhiều thuận lợi Menđen đã chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu có 3 thuận lợi cơ bản: - Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm. - Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao độ do cấu tạo của hoa, nên tránh được sự tạp giao trong lai giống. - Có nhiều tính trạng đối lập và tính trạng đơn gen [ông đã chọn 7 cặp tính trạng để nghiên cứu].
  2. 2. Đề xuất phương pháp phân tích cơ thể lai gồm 4 nội dung cơ bản - Tạo dòng thuần chủng trước khi nghiên cứu bằng cách cho các cây đậu dùng làm dạng bố, dạng mẹ tự thụ phấn liên tục để thu được các dòng thuần chủng. - Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng. - Sử dụng phép lai phân tích để phân tích kết quả lai, trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.
  3. - Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau. II. Các khái niệm cơ bản 1. Tính trạng: La` đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí riêng của một cơ thể nào đó mà có thể làm dấu hiệu để phân biệt với cơ thể khác. Có 2 loại tính trạng: - Tính trạng tương ứng là những biểu hiện, khác nhau của cùng một tính trạng. - Tính trạng tương phản là 2 tính trạng tương ứng có biểu hiện trái ngược nhau. 2. Cặp gen tương ứng: là cặp gen nằm ở vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và quy định một cặp tính trạng tương ứng hoặc nhiều cặp tính trạng không tương ứng [di truyền đa hiệu]
  4. 3. Alen: Là những trạng thái khác nhau của cùng một gen. 4. Gen alen: các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen tồn tại trên 1 vị trí nhất định của cặp NST tương đồng có thể giống hoặc khác nhau về số lượng, thành phần, trình tự phân bố các nuclêôtit. 5. Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể thuộc 1 loài sinh vật. 6. Kiểu hình: là tập hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Kiểu hình thay đổi theo giai đoạn phát triển va` điều kiện của môi trường. Trong thực tế khi đề cập tới kiểu hình người ta chỉ quan tâm tới 1 hay một số tính trạng. 7. Giống thuần chủng: là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ con cháu không phân li có kiểu hình giống bố mẹ. Trong thực tế khi đề cập tới giống thuần
  5. chủng thường chỉ đề cập tới 1 hay 1 vài tính trạng nào đó mà nhà chọn giống quan tâm tới. 8. Gen không alen: là các trạng thái khác nhau của các cặp gen không tương ứng tồn tại trên các NST không tương đồng hoặc nằm trên cùng 1 NST thuộc 1 nhóm liên kết. 9. Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện khi có kiểu gen ở dạng đồng hợp tử trội hoặc dị hợp tử. Thực tế có trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn. 10. Tính trạng lặn: là tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gen ở trạng thái đồng hợp lặn. 11. Lai phân tích: là phương pháp lấy cơ thể cần kiểm tra kiểu gen lai với cơ thể mang cặp gen lặn. Nếu đời con không phân tính thì cơ thể cần kiểm tra kiểu gen la` đồng hợp tử trội, nếu đời con phân tính thì có thể đưa kiểm tra kiểu gen dị hợp tử.
  6. 12. Di truyền độc lập: là sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của tính trạng khác và ngược lại. 13. Liên kết gen: là hiện tượng các gen không alen cùng nằm trong một nhóm liên kết, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut. Nếu khoảng cách giữa các gen gần nhau, sức liên kết bền chặt tạo nên sự liên kết gen hoàn toàn. Nếu khoảng cách giữa các gen xa nhau, sức liên kết lỏng lẻo sẽ dẫn tới sự hoán vị gen. 14. Nhóm gen liên kết: nhiều gen không alen cùng nằm trên 1 NST, mỗi gen chiếm 1 vị trí nhất định theo chiều dọc NST tạo nên 1 nhóm gen liên kết. Số nhóm gen liên kết thường bằng số NST đơn trong bộ NST đơn bội của loài. 15. NST giới tính: là NST đặc biệt khác NST thường, khác nhau giữa cơ thể đực với
  7. cơ thể cái. NST đó qui định việc hình thành tính trạng giới tính, mang gen xác định việc hình thành 1 số tính trạng, khi biểu hiện gắn liền với biểu hiện tính trạng giới tính. 16. Sự di truyền giới tính: Là sự di truyền tính trạng đực cái ở sinh vật luôn tuân theo tỉ lệ trung bình 1 đực: 1 cái tính trên qui mô lớn được chi phối bởi cặp NST giới tính của loài. 17. Sự di truyền liên kết giới tính: là sự di truyền của các gen nằm ở các vùng khác nhau của NST giới tính khi biểu hiện tính trạng tuân theo qui luật di truyền chéo [gen nằm trên X] hoặc di truyền thẳng [gen nằm trên Y]. 18. Giao tử thuần khiết: là hiện tượng khi phát sinh giao tử, mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền tương ứng là chỉ một mà thôi.
  8. 19. Bản đồ di truyền [bản đồ gen]: là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của các gen trên từng NST theo đường thẳng, mỗi gen chiếm một vị trí nhất định gọi là locut, khoảng cách giữa các gen được xác định vào tần số trao đổi chéo. Tần số giữa các gen càng thấp thì khoảng cách giữa các gen càng gần, tần số giữa các gen càng cao thì khoảng cách giữa các gen càng xa nhau.

Page 2

YOMEDIA

Những điểm mới trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen 1. Chọn đối tượng nghiên cứu có nhiều thuận lợi Menđen đã chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu có 3 thuận lợi cơ bản

04-08-2010 489 35

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Phân tích những điểm độc đáo trong phương pháp lai của Menđen Người đặt nền móng cho Di truyền học là linh mục Grêgo Menđen [1822 - 1884]. Sau khi học hết bậc trung học, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Menđen vào học ở trường dòng tại thành phố Brunơ- quê hương ông [nay thuộc Cộng hoà Séc] và sau 4 năm đã trở thành linh mục [năm 1847]. Thủa đó, tu viện có lệ các thầy dòng phải dạy các môn khoa học cho các trường của thành phố, do đó Menđen được cử đi học Đại học ở Viên [1851 - 1853]. Khi trở về Brunơ, ông vừa tham gia dạy học vừa nghiên cứu khoa học. Menđen tiến hành thí nghiệm chủ yếu ở đậu Hà Lan từ năm 1856 đến năm 1863 trên mảnh vườn nhỏ trong tu viện. Các kết quả nghiên cứu này đã giúp Menđen phát hiện ra các quy luật di truyền và đã được công bố chính thức vào năm 1866. Do hạn chế của khoa học đương thời nên người ta chưa hiểu hết được giá trị phát minh của Menđen. Đến năm 1900, các quy luật Menđen được các nhà khoa học khác phát hiện cũng bằng thực nghiệm và năm đó được xem là năm Di truyền học chính thức ra đời. Grêgo Menđen là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền. Phương pháp độc đáo của Menđen được gọi là phương pháp phân tích các thế hệ lai: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn tương ứng. Nếu kết quả phép lai mang tính trạng trội thì kiểu gen của tính trạng cần xác định là đồng hợp. Nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. Nội dung cơ bản là: + Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính
  2. trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ. + Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra các quy luật di truyền các tính trạng. Menđen đã thí nghiệm trên nhiều loại đối tượng nhưng công phu và hoàn chỉnh nhất là trên đậu Hà Lan. Làm thí nghiệm nghiên cứu đậu Hà Lan với 3 thuận lợi: + Thời gian sinh trưởng phát triển ngắn + Có nhiều tính trạng đối lập và dơn gen + Có khả năng tự thụ phấn cao, do vậy tránh được sự tạp giao trong lai giống, nhờ đó mà đảm bảo được độ thuần nhất của phép lai Ông đã trồng khoảng 3700 cây, tiến hành lai 7 cặp tính trạng thuộc 22 giống đậu trong 8 năm liền, phân tích trên một vạn cây lai và khoảng 300000 hạt. Từ đó, rút ra các quy luật di truyền [năm 1865], đặt nền móng cho Di truyền học.

Page 2

YOMEDIA

Người đặt nền móng cho Di truyền học là linh mục Grêgo Menđen [1822 - 1884]. Sau khi học hết bậc trung học, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Menđen vào học ở trường dòng tại thành phố Brunơ- quê hương ông [nay thuộc Cộng hoà Séc] và sau 4 năm đã trở thành linh mục [năm 1847]. Thủa đó, tu viện có lệ các thầy dòng phải dạy các môn khoa học cho các trường của thành phố, do đó Menđen được cử đi học Đại học ở Viên [1851 - 1853]. Khi trở về Brunơ, ông vừa...

05-03-2012 280 8

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề