Điện cao thế bao nhiêu vôn

Điện cao thế được đánh giá là đặc biệt nguy hiểm do có mức độ phóng điện tương đối mạnh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về dòng điện này. Vậy điện cao thế là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về điện cao thế qua bài viết dưới đây.

Điện cao thế được gọi với tên điện thế cao, là dòng điện có mức điện áp lớn có thể gây hại đến các sinh vật sống và con người, thậm chí có thể gây ra tử vong.

Nhiều người thắc mắc “điện cao thế bao nhiêu vôn”? Câu trả lời là đường điện có cấp điện từ 110kV-220kV-500kV. Vì vậy, nhà sản xuất phải đảm bảo các thiết bị và dây dẫn có độ an toàn cao theo đúng quy trình công nghiệp, nhằm đáp ứng truyền tải dòng điện thế cao.

Điện cao thế là dòng điện có mức điện áp đủ lớn

Bên cạnh đó, điện cao thế còn có vai trò quan trọng và cần thiết đối với các ngành công nghiệp nặng, đặc biệt là những hoạt động sản xuất cần điện năng lớn. Dòng điện này được phân phối trong ống phóng tia cathode [điện cực vật lý], sản sinh ra tia X và các chùm hạt tạo ra hồ quang điện.

Trong đó, hồ quang tạo ra xẹt điện, trong đèn nhân quang điện, các đèn điện tử bên trong máy khuếch đại năng lượng cao. Ngày nay, điện thế cao được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Khoảng cách an toàn điện cao thế

Việc nắm rõ về điện cao thế khoảng cách an toàn sẽ giúp đảm bảo an toàn cho con người và sinh vật xung quanh. Luật điện lực đã có những yêu cầu riêng để đảm bảo khoảng cách phóng điện an toàn đối với các dòng điện khác. Cách tính khoảng cách an toàn thông qua dây dẫn điện khi trong trạng thái võng cực đại tới điểm cao nhất của đối tượng cần bảo vệ.

Các mức quy định đối với khoảng cách an toàn của điện cao thế được quy định rõ ràng trong Luật:

Đối với điện áp tới 35kV

Khoảng cách khi phóng điện cho tới điểm cao nhất là 4,5m của phương tiện giao thông đường bộ là 2.5m.  Khoảng cách an toàn đối với đường sắt cao 4.5m hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 3m. Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 1.5m.

Đối với điện áp tới 110kV

Khoảng cách an toàn phóng điện đối với điện áp 110kV lên đến điểm cao nhất khoảng 4.5m của các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 2.5m. Khoảng cách an toàn lưới điện cao thế đến điểm cao nhất của giao thông đường sắt cao 4.5m, hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 3m. Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 2m.

Bảng tiêu chuẩn khoảng cách an toàn của điện cao thế

Đối với điện áp tới 220kV

Khoảng cách an toàn đối với điện áp 220kV lên đến điểm cao nhất khoảng 4.5m của các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 3.5m. Khoảng cách an toàn của giao thông đường sắt cao 4.5m, hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 4m. Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 3m.

Đối với điện áp tới 500kV

Khoảng cách an toàn phóng điện đối với điện áp 220kV lên đến điểm cao nhất khoảng 4.5m của các phương tiện giao thông đường bộ sẽ là 5.5m. Điện cao thế khoảng cách an toàn khi phóng điện đến điểm cao nhất của giao thông đường sắt cao 4.5m, hoặc các công trình giao thông đường sắt chạy điện cao 7.5m sẽ vào khoảng 7.5m. Chiều cao tĩnh không theo cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa sẽ có khoảng cách an toàn là 4.5m.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến điện cao thế

Quan tâm về dòng điện cao thế thì có không ít những câu hỏi khác nhau mà con người mong muốn được giải đáp chi tiết. Dưới đây là một số câu hỏi điển hình, bạn đọc có thể tham khảo để có tìm được câu trả lời chính xác cho mình.

Nhà ở cách đường điện cao thế bao nhiêu mét?

Căn cứ Khoản 3 Điều 51 Luật Điện lực quy định: “Điều 51. Bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không

“Không cho phép tồn tại nhà ở và công trình có người thường xuyên sinh sống, làm việc trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên, trừ những công trình chuyên ngành phục vụ vận hành lưới điện đó”. Theo đó, trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp từ 500 kV trở lên sẽ không được phép xây dựng nhà ở.

Trường hợp xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 220kV thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 14/2014/NĐ-CP.

Không nên xây nhà ở quá gần khu vực điện cao thế

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu xem xây nhà cách điện cao thế bao nhiêu mét thì đừng bỏ qua những quy định về khoảng cách công trình đến dây dẫn điện gần nhất:

Điện ápĐến 35 kV110kV220 kVKhoảng cách3,0 m4,0 m6,0 m

Ngoài ra, khi xây dựng nhà ở phải đảm bảo mái lợp và tường bao được làm bằng vật liệu không cháy. Đồng thời, vị trí ngôi nhà không gây cản trở đường ra vào để kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận công trình lưới điện cao áp. Cùng với đó là các kết cấu kim loại của nhà ở phải được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất.

Dây điện cao thế làm bằng chất liệu gì?

Nhà sản xuất sử dụng dây nhôm làm dây dẫn điện thế cao nhưng phải đảm bảo độ tinh khiết tới 99,5% nhằm tăng độ bền cho dây dẫn điện. Dây nhôm có trọng lượng nhẹ với mức kinh phí thấp, đặc biệt ít bị ăn mòn trong không khí, giúp giảm 30% trọng lượng cho dây điện của dòng điện thế cao. Đây chính là lời giải đáp cho câu hỏi dây điện cao thế làm bằng gì?

Điện cao thế có hút người không?

Theo kỹ sư điện khẳng định, dòng điện thế cao thế không có khả năng hút người vào. Nếu có xảy ra thì có thể là do người đó đứng với khoảng cách quá gần dây điện cao thế nên bị ảnh hưởng bởi lực hút của từ trường.

Từ trường của điện cao thế có thể sẽ hút người nếu ở gần dây dẫn điện

Người bị hút sẽ có hiện tượng chân tay tê liệt, mất định hướng… dẫn đến tiếp xúc dây điện gây giật. Chính vì thế, người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được lại gần khu vực có dòng điện cao thế, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Dây điện cao thế có vỏ bọc không?

Thông thường, đối với các dây điện đều được bọc kín bằng một lớp cách điện, nhưng ở dòng điện thế cao thì lại không có vỏ bọc. Vậy tại sao dây điện cao thế không có vỏ bọc? Đó là do dòng điện này có khoảng cách phóng điện đủ lớn nên dây dẫn có vỏ bọc ngoài cũng không phát huy tác dụng.

Quá trình lắp đặt đường điện này thường được đặt rất cao và không một ai được đến gần cột điện cao thế. Không khí không dẫn điện trong điều kiện môi trường bình thường. Vì vậy dây điện cao thế dù không có vỏ bọc vẫn giúp cách điện với môi trường xung quanh.

Hơn nữa, cường độ dòng điện của điện thế cao rất lớn nên sẽ xảy ra hiện tượng vỏ bọc cách điện bị nóng chảy, không chịu được tác động của dòng điện cực lớn. Do đó, những đường điện cao thế sẽ ở trạng thái dây trần, gắn trên cột cao bằng chuỗi sứ cách điện, giữ khoảng cách an toàn. Những cột điện cao thế có thể là cột bê tông ly tâm hoặc những cột tháp sắt rất cao.

Từ những thông tin tổng hợp trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về điện cao thế là gì rồi đúng không? Mong rằng, qua đây quý bạn đọc sẽ hiểu hơn và giữ khoảng cách an toàn đối với dòng điện thế cao để bảo vệ bản thân mình và người thân.

Dòng điện cao thế bảo nhiêu?

Đúng như tên gọi của nó, điện cao thế là dòng điện mà mức điện áp đủ lớn để gây nguy hiểm tới sinh vật sống. Thông thường, điện cao thế sẽ có mức điện áp trên 35KV. Trong đó, tại Việt Nam, mức điện áp đang được sử dụng phổ biến là 110KV, 220KV, 500KV.

Điện hạ thế bảo nhiêu vốn?

ĐIỆN ÁP HẠ THẾ: Có điện áp từ 220V-380V: Bị điện giật khi chạm vào dây điện bị tróc vỏ cách điện hoặc phần dây kim loại đang mang điện. Cấp điện áp này sử dụng dây cáp bọc vặn xoắn ACB gồm 4 sợi bện vào nhau; một số ít sử dụng 4 dây rời, gắn lên cột điện bằng kẹp treo hoặc sứ [ảnh 1].

Điện cao áp được quy định bảo nhiêu vốn là đúng?

Lưới điện cao áp là lưới điện có điện áp danh định từ 1.000 V trở lên. 1.

Điện cao thế là gì?

Điện cao thế [hay còn gọi là điện thế cao] là dòng điện có điện áp đủ lớn để gây hại đến sinh vật sống. Thiết bị và các dây dẫn mang dòng điện cao cần phải bảo đảm các yêu cầu và quy trình an toàn. Trong các ngành công nghiệp, điện cao thế nghĩa là dòng điện cao hơn một ngưỡng nào đó.

Chủ Đề