Điện não đồ giá bao nhiêu tiền

TT - Hễ bệnh nhân khai nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ... là bác sĩ cho làm điện não đồ. Đây là một dịch vụ có lợi nhuận cao nên nhiều bệnh viện, phòng khám tư đua nhau sắm máy rồi bố trí bác sĩ chưa qua đào tạo chuyên ngành, thậm chí kỹ thuật viên xét nghiệm cũng làm điện não. Hậu quả là khi thì chính xác, lúc thì... trời ơi.

Điện não đồ giá bao nhiêu tiền
Phóng toĐo điện não cho bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: KIM SƠN

TT - Hễ bệnh nhân khai nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ... là bác sĩ cho làm điện não đồ. Đây là một dịch vụ có lợi nhuận cao nên nhiều bệnh viện, phòng khám tư đua nhau sắm máy rồi bố trí bác sĩ chưa qua đào tạo chuyên ngành, thậm chí kỹ thuật viên xét nghiệm cũng làm điện não. Hậu quả là khi thì chính xác, lúc thì... trời ơi.

Thấy con mất ngủ, người mẹ đưa con đi khám. Bác sĩ (BS) chỉ hỏi vài câu rồi ghi giấy cho đi đo điện não đồ (EEG). Phòng điện não trả kết quả, ghi: “Theo dõi rối loạn hoạt động vùng não sau”. Dựa trên kết quả này, BS hỏi hồi nhỏ cháu có té hay động kinh và cho một toa đến năm loại thuốc.

Bà mẹ không yên tâm, đưa con đến một BS khác. BS này kết luận: “Kết quả trên không chính xác. Cháu có dùng thuốc an thần nên khi đo đã bị nhiễu... ”. Tương tự, bệnh nhân P.T.T.T., 19 tuổi, nhức đầu nên đi khám tại bệnh viện tỉnh. BS cho làm EEG để kiểm tra, cho kết quả: “Điện não đồ bệnh lý động kinh toàn thể”. Choáng váng khi nghe BS nói con phải uống thuốc động kinh trong thời gian dài, chị liền tìm đến một bệnh viện lớn ở TP.HCM để đo EEG thì cho kết quả “hoàn toàn bình thường”...

Thạc sĩ Phan Thị Hòa Bình - trưởng khoa thăm dò chức năng Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết EEG là phương pháp dùng thiết bị điện tử đặc biệt ghi lại các hoạt động điện sinh lý của não. Đây là phương pháp đòi hỏi phải có kiến thức sâu về lĩnh vực điện sinh học kèm theo các kiến thức liên quan.

Hiện nay EEG được dùng khá phổ biến ở các cơ sở y tế để chẩn đoán các bệnh như động kinh, tổn thương choán chỗ ở não (u, ápxe...), viêm nhiễm, tai biến mạch máu não, rối loạn thần kinh...

* Nhưng làm thế nào để biết kết quả có bị nhiễu hay không?

- EEG không phải là phương pháp chẩn đoán đặc hiệu. Lý do là hai bản ghi giống nhau có thể gặp ở hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Ngược lại, cùng một loại bệnh lý nhưng hai bản ghi trên hai bệnh nhân hoàn toàn khác nhau.

Có rất nhiều người chỉ bị đau đầu, nhưng đo ra là bị động kinh tiềm ẩn. Hoặc có người trên lâm sàng có động kinh, nhưng trên điện não không có. Do vậy, để phương pháp EEG phát huy hiệu quả, cần đào tạo con người và kiểm định thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế thì kết quả EEG mới được sự tin cậy.

Khi bệnh nhân nhận được hai kết quả EEG khác nhau (ở hai lần ghi và hai nơi đo khác nhau) thì cũng không nên quá lo lắng bởi có nhiều nguyên nhân gây ra, mà một trong những nguyên nhân đó là do người đọc kết quả. Nếu bản ghi chuẩn, thực hiện đúng các thông số kỹ thuật (để bất cứ người đọc EEG nào cũng phân tích được) thì bạn có thể đem đến nhờ người thứ ba phân tích.

* Nhưng có nơi sử dụng EEG để phát hiện nghiện ma túy?

- Điện não không thể dùng để chẩn đoán người có nghiện ma túy hay không.

* Vậy điện não có xác định được nguyên nhân gây mất ngủ?

- Thời gian tới chúng tôi sẽ xem xét thử ghi trên máy EEG Digital thông qua giấc ngủ đêm và ngủ ngắn ban trưa để giúp xác định chẩn đoán các loại rối loạn giấc ngủ. Khi đủ lực sẽ trang bị thiết bị EEG chuyên dùng cho nghiên cứu giấc ngủ.

Hiện nay cũng chưa thống nhất một tiêu chuẩn đào tạo và “mạnh ai nấy đọc”. Tuy nhiên, đây là phương pháp tầm soát bệnh sớm ở não, do vậy nên đi làm EEG mỗi năm một lần. Đã có trường hợp nhức đầu cứ uống thuốc giảm đau, đến lúc làm EEG khối u đã quá to.

Cho đến nay, điện não đồ (EEG) vẫn là công cụ quan trọng nhất đối với các y bác sĩ trong việc chẩn đoán phân biệt, theo dõi sự tiến triển bệnh và mức độ đáp ứng của thuốc trong điều trị. Vậy điện não đồ là gì và cách thực hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau.

Điện não đồ là gì?

Điện não đồ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhằm ghi lại hoạt động điện của não bộ thông qua các điện cực gắn ở da đầu, bề mặt vỏ não hoặc bên trong chất não. Những điện cực này sẽ biển đối hoạt động điện thành các sóng não và ghi lại trên giấy hoặc máy tính. Hiện nay có 2 phương pháp đo điện não đồ chính bao gồm: điện não đồ thường quy (EEG) và điện não đồ video (VEEG).

Vai trò của điện não đồ trong chẩn đoán bệnh động kinh

Điện não đồ thường quy (EEG) được sử dụng nhiều trong y học hiện đại, không chỉ giúp chẩn đoán các bệnh lý như u não, rối loạn chức năng não, viêm não, đột quỵ, rối loạn giấc ngủ, sa sút trí tuệ,… mà đây còn là xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh động kinh. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này chỉ ghi lại được hình ảnh điện não tại thời điểm làm xét nghiệm, bởi vậy khó phát hiện được ra bệnh khi kết quả không có gì bất thường. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện đo điện não đồ video để ghi lại hoạt động của não trong thời gian dài giúp chẩn đoán chính xác hơn.

Điện não đồ là xét nghiệm nhằm ghi lại hoạt động điện bên trong não bộ

Hình ảnh sóng não ghi nhận được khi đo điện não đồ sẽ giúp bác sĩ xác định được các khu vực não khởi phát cơn co giật, động kinh, nhờ đó kết luận chính xác dạng động kinh người bệnh mắc phải. Tuy nhiên, điện não đồ không thể tìm thấy những thương tổn hay bất thường về cấu trúc não của người bệnh.

Ngoài ra, điện não đồ còn giúp bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh và theo dõi mức độ đáp ứng với thuốc kháng động kinh. Điều này rất quan trọng trong điều trị động kinh bởi một số người bệnh sẽ phải thử nhiều lần để tìm ra loại thuốc đáp ứng tốt nhất, từ dó duy trì sử dụng lâu dài.

Cần chuẩn bị những gì khi đo điện não đồ chẩn đoán bệnh động kinh?

Trước khi đo điện não đồ

- Trao đổi với bác sĩ về tất cả loại thuốc đang sử dụng bởi người bệnh có thể phải ngưng dùng thuốc an thần ít nhất 3 ngày, ngoại trừ các thuốc chống co giật.

- Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang cấy ghép thiết bị tạo nhịp tim.

- Tránh các loại thực phẩm hoặc đồ uống chứa caffein như cà phê, nước tăng lực, nước ngọt có ga, cacao, sô cô la đen, … trước khi đo điện não đồ ít nhất 8 giờ.

- Gội đầu sạch sẽ, để tóc khô, nhưng không nên sử dụng dầu xả, kem dưỡng tóc, thuốc xịt hoặc gel tẹo kiểu tóc vì có thể gây cản trở việc cố định điện cực lên da đầu.

- Một số trường hợp người bệnh có thể được yêu cầu giảm thời gian ngủ hoặc không được ngủ trước khi đo điện não.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh động kinh là cần thiết, nhưng quan trọng hơn vẫn là định hướng trong điều trị. Do đó, nếu bạn hoặc người thân không may mắc phải chứng bệnh này, hãy gọi điện thoại hoặc liên lạc qua zalo số 0962.620.043 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Trong quá trình đo điện não đồ

- Người bệnh cần nằm yên thư giãn khoảng 3 – 4 phút, sau đó thực hiện nghiệm pháp mở - nhắm mắt (mở mắt trong 10 giây rồi nhắm mắt); nghỉ 5 phút, tiếp tục thực hiện nghiệm pháp hít thở sâu (tăng thông khí) trong 3 phút; cuối cùng làm nghiệm pháp kích thích ánh sáng và kết thúc bằng việc nhắm/mở mắt 1 lần nữa.

- Một số thời điểm khác khi đo điện não, người bệnh sẽ thực hiện một số yêu cầu của kỹ thuật viên như tính nhẩm, đọc một đoạn văn, nhìn vào bức tranh, hít thở sâu,…

Kết quả đo điện não đồ

Điện não đồ sẽ ghi lại các sóng điện dạng động kinh, xác định vị trí khởi phát và phân định dạng động kinh khu trú hay toàn thể. Các sóng điện dạng động kinh bao gồm: sóng gai, đa gai, sóng nhọn, đa sóng nhọn, phức hợp gai – sóng nhọn, gai – sóng chậm, đa gai – sóng chậm, đa sóng nhọn – sóng chậm,… Kết quả này sẽ được bác sĩ phân tích và diễn giải để người bệnh hiểu.

Những câu hỏi thường gặp về xét nghiệm đo điện não đồ chẩn đoán bệnh động kinh

Thời gian thực hiện đo điện não đồ?

Điện não đồ thường quy chỉ mất khoảng 30 - 60 phút, nhưng thời gian đo điện não đồ video sẽ kéo dài hơn, thậm chí có thể mất cả ngày hoặc dài hơn để ghi lại hình ảnh sóng điện não bất thường.

Thời gian đo điện não đồ khoảng 30 – 60 phút

Chi phí đo điện não đồ là bao nhiêu?

Chi phí đo điện não đồ thường không quá đắt, có thể phù hợp với khả năng chi trả của nhiều người bệnh. Tuy nhiên tùy vào từng bệnh viện mà giá một lần đo điện não đồ sẽ khác nhau đôi chút, thường dao động trong khoảng 100.000 – 300.000 đồng.

Có nhất thiết phải đo điện não đồ nhiều lần?

Nhiều trường hợp đo điện não đồ lần đầu, kết quả không cho thấy hình ảnh sóng não bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một lần khác, đặc biệt là vào thời điểm người bệnh dễ bị co giật nhất hoặc sử dụng phương pháp đo điện não đồ video để có thể chẩn đoán chính xác hơn.

Đo điện não đồ có nguy hiểm không?

Người bệnh có thể cảm thấy hơi khó chịu trong quá trình đo khi kỹ thuật viên gắn các điện cực lên da đầu. Nhưng bạn có thể an tâm, bởi điện não đồ là phương pháp khá an toàn, có thể thực hiện với mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh, người lớn và người cao tuổi.

Chỉ có một số rất ít trường hợp bị co giật trong quá trình đo điện não đồ, nguyên nhân là do sự nhạy cảm quá mức với nguồn sáng nhấp nháy tại nghiệm pháp kích thích ánh sáng. Nếu cảm thấy lo lắng về vấn đề này, bạn hãy nói chuyện với kỹ thuật viên để được tư vấn kỹ lưỡng và dự phòng xử lý nếu cơn co giật xảy ra.

Trao đổi với bác sĩ nếu cảm thấy lo lắng về các rủi ro có thể xảy ra khi đo điện não đồ

Xem thêm:

Các phương pháp điều trị động kinh hiệu quả nhất hiện nay

Chia sẻ bí kíp điều trị co giật, động kinh an toàn, hiệu quả

Không chỉ là xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt các dạng động kinh, hỗ trợ tiên lượng mức độ tiến triển của bệnh, điện não đồ còn là cơ sở để bác sĩ theo dõi quá trình đáp ứng với thuốc trong điều trị của người bệnh. Bởi vậy, khi được yêu cầu thực hiện đo điện não đồ, người bệnh cần tuân thủ theo đúng quy định để tránh làm “sai lệch” đến kết quả.

Khi não cần làm điện não đồ?

Khi nào cần chỉ định đo điện não đồ Vì thế, phương pháp này sẽ được chỉ định đối với những trường hợp dưới đây: Chẩn đoán và theo dõi dấu hiệu bệnh động kinh và những bệnh rối loạn co giật khác. Hỗ trợ các bác sĩ trong việc chẩn đoán tình trạng chết não. Hỗ trợ nhận biết mức độ thức tỉnh của người bệnh khi gây mê.

Đo điện não đồ có ảnh hưởng gì không?

Đo điện não đồ có gây hại không? Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm vì đo điện não đồ là phương pháp an toàn và vô hại. Trong quá trình đo, không có bất kỳ dòng điện nào truyền vào cơ thể người bệnh do bản chất của phương pháp điện não đồ chỉ giúp ghi lại các hoạt động điện của vỏ não người bệnh.

Đo điện não cho bé bao lâu?

Thời gian để ghi điện não đồ cơ bản là khoảng 45 phút. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp thời gian cho một cuộc ghi điện não đồ là từ 30 – 90 phút. Thông qua đó giúp bác sĩ phát hiện ra những biểu hiện bất thường dẫn đến tình trạng co giật và các bệnh lý liên quan đến não bộ.

Đo điện não cho bé để làm gì?

Tác dụng của việc đo điện não đồĐo điện não đồ giúp phát hiện dấu hiệu rối loạn chức năng của não bộ: Thăm khám, chẩn đoán theo dõi rối loạn co giật hoặc động kinh. Hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chết não. Đánh giá mức độ tỉnh của bệnh nhân khi bị gây mê.