Điện thoại di động phát minh năm nào năm 2024

Tiến sĩ Martin Cooper là người đã dành nhiều năm nghiên cứu để phát minh ra chiếc điện thoại di động đầu tiên. Đó là vào thứ Sáu, ngày 3 tháng 4 năm 1973. Tính đến nay, đã hơn 40 năm kể từ khi cuộc gọi đầu tiên trên thông qua điện thoại di động được thực hiện.

Điện thoại di động phát minh năm nào năm 2024

Vào một buổi chiều thứ Sáu, Tiến sĩ Cooper đã gây ra không ít sự chú ý trên đường phố New York khi cầm trên tay một thiết bị thô kệch, to và nặng. Đó chính là chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới với tên gọi DynaTAC Motorola. Chiếc điện thoại này có khối lượng 2,2 Pound (khoảng 998g) và kích thước lớn gấp khoảng 10 lần một chiếc điện thoại thông thường hiện nay. Cú điện thoại đầu tiên được Cooper thực hiện trước khi lên gác tham dự một cuộc họp báo giới thiệu thiết bị này, người nhận cuộc gọi đầu tiên không ai khác chính là Joel Engel, Giám đốc trung tâm thí nghiệm Bell Labs và là đối thủ lớn nhất của Martin Cooper lúc bấy giờ.

Thông số cơ bản của chiếc DynaTAC Motorola

Motorola DynaTAC - chiếc điện thoại di động đầu tiên:

Kích thước (cm): 22,86 x 12,7 x 4,44

Trọng lượng: 1,13kg

Màn hình: không có

Số bo mạch điện: 30

Thời lượng thoại: 35 phút

Thời lượng pin: 10 tiếng

Tính năng: Nói, nghe, quay số.

Motorola DynaTAC về sau được bán với giá lên tới 3.500 USD, một con số rất lớn mà ngay cả ở thời điểm này, rất hiếm có chiếc Điện thoại di động nào có giá bán cao tới như vậy.

Trên thực tế, cần phân biệt rõ 2 khái niệm điện thoại và Điện thoại di động. Tiến sĩ Cooper chỉ là người đầu tiên phát minh ra điện thoại và cũng là người thực hiện cuộc gọi không dây đầu tiên. Nhưng trước đó điện thoại bàn có dây đã được ra đời bởi hãng Bell Labs vào ngày 10 tháng 3 năm 1876. Cha đẻ của chiếc điện thoại đầu tiên chính là Alexander Graham Bell.

Cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lí của ông ngồi cách đó 4,5m vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi : “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!” là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc.

Trước khi DynaTAC ra đời, Bell cũng đánh dấu một kỷ nguyên phát triển mới dành cho điện thoại “có tính di động” khi ra đời chiếc Carry Phone vào năm 1967. Tuy nhiên nguyên mẫu của chiếc điện thoại này nặng tới 4,5kg và to không khác gì một chiếc va-li. Carry Phone hầu như không được sự dụng rộng rãi bởi người dùng lúc nào cũng phải “kè kè” một chiếc hộp sắt to và nặng, thiết bị này lúc đó không được coi là Điện thoại di động.

Ý tưởng liên lạc di động được bộ phận nghiên cứu AT&T thuộc Trung tâm Bell Labs (Mỹ) đưa ra năm 1947. Nhưng đến cuối những năm 60 và đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, Motorola và Bell Labs mới thực sự trở thành 2 đối thủ lao vào cuộc đua trong việc tích hợp công nghệ này vào các thiệt bị cá nhân di động.

Kỹ sư điện Cooper từng có 4 năm phục vụ trong hải quân trước khi chuyển về làm việc cho một công ty viễn thông nhỏ. Năm 1954, ông được Motorola tuyển dụng và tham gia phát triển các sản phẩm di động, đáng chú ý nhất là công cụ liên lạc radio di động đầu tiên dành cho cảnh sát Chicago năm 1967.

Năm 1973, ông thiết lập một trạm thu phát tại New York đồng thời tung ra mẫu đầu tiên của cái gọi là Điện thoại di động (cellphone): máy Motorola Dyna-Tac. Sau những cuộc thử nghiệm ban đầu tại Washington, Cooper và Motorola quyết định đưa công nghệ mới tới New York để quảng bá với công chúng.

Ngày 3/4/1973, đứng trên một phố gần khách sạn Manhattan Hilton, Cooper quyết định thử thực hiện một cuộc gọi riêng trước khi đi lên gác tham dự một cuộc họp báo giới thiệu thiết bị. Cú điện thoại ấy được ông gọi tới chính đối thủ cạnh tranh của mình: Joel Engel, Giám đốc Trung tâm thí nghiệm Bell Labs.

Thật tuyệt vời, “hòn gạch” biết nói nặng hơn 1kg của Cooper đã hoạt động rất tốt, kết nối ông với trạm thu phát đặt trên nóc tòa tháp Burlington Consolidated (nay là tòa nhà Alliance Capital Building) ở New York, đồng thời liên lạc được với cả đường dây cố định. Những người qua đường tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông bấm bấm một công cụ gì đó, áp sát vào tai và rồi say sưa nói chuyện.

Nói về tương lai của ngành di động, tiến sĩ Cooper, năm nay đã ngoài 70 tuổi, cho rằng thế giới viễn thông thực ra vẫn còn rất non trẻ và mới đang bắt đầu bùng nổ. Động lực cho quá trình bùng nổ ấy trước hết là quan niệm kinh doanh mới, trong đó chú trọng vào người tiêu dùng. Quan trọng hơn nữa là một nền hoạt động mở, trong đó có những công nghệ mới với khả năng tăng cường khai thác giải tần. Bên cạnh đó, nhà phát minh viễn thông cho rằng, cần có chính sách để ưu tiên cho những đối tượng biết khai thác tốt nhất giải tần sóng hiện có.

“Những thay đổi sẽ không diễn ra quá nhanh, nhưng trong 10 năm tới, đó sẽ là những chuyển biến có tính cơ bản”, Cooper nhận định. “Lời khuyên của tôi về công nghệ liên lạc di động trong tương lai, nhất là đối với các thị trường đang phát triển, là hãy từ từ, chậm nhưng hiệu quả”. Theo ông, cần thận trọng trong việc phân bổ giải tần đối với mỗi ứng dụng cụ thể. Và khi phân bổ, dù là cho thế hệ 3G hay 4G, cần tiến hành một cách hợp lý tùy thực tế của mỗi thị trường. Đối với các nước đang phát triển, Cooper cho rằng không nên vội cuốn theo sự cám dỗ của xu thế nhảy sang 3G, cho tới khi nào thấy rõ được những ích lợi cụ thể cho mỗi ngành kinh tế và mỗi quốc gia.

Điện thoại di động phát minh năm nào năm 2024

Điện thoại thông minh hay Smartphone là loại Điện thoại di động thế hệ mới được tích hợp hệ điều hành, cho phép người dùng có thể sử dụng rất nhiều tiện ích sẵn có trong kho ứng dụng (CH Play, App Store…) của hệ điều hành ấy.

Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, bạn có khả năng làm được rất nhiều việc như gọi điện, nhắn tin, chơi game, xem video, lướt web, nghe nhạc, chụp ảnh,…

Vậy ai là người phát minh ra Smartphone?

Đáng ngạc nhiên rằng chiếc điện thoại thông minh đầu tiên được công nhận không thuộc về các ông lớn hiện nay như Nokia, Apple, Huawei hay Samsung, mà là kết quả của sự hợp tác giữa IBM và BellSouth mang tên IBM Simon. Hãy cùng ngược dòng thời gian tìm hiểu chi tiết hơn về nguồn gốc của điện thoại thông minh nào!

Lịch sử điện thoại thông minh

Nguồn gốc Smartphone

Từ năm 1973, khi chiếc Điện thoại di động đầu tiên ra đời, các nhà phát minh sáng chế đã không ngừng nghiên cứu để tích hợp ngày càng nhiều tiện ích, ứng dụng vào thiết bị này với hy vọng tạo ra những chiếc điện thoại “thông minh” hơn.

Năm 1993, chiếc điện thoại thông minh đầu tiên IBM Simon ra đời, có kích thước lớn hơn Điện thoại di động thông thường (nặng tới 0,5kg), được thiết kế tựa như một cuốn sổ tay cá nhân với màn hình cảm ứng đơn sắc 4.5 inch, kèm bút stylus và dock sạc, vi xử lý 16MHz, dung lượng RAM và ROM có dung lượng 1MB - cấu hình được xem rất khủng ở thời điểm bấy giờ. Thiết bị đã tích hợp các tính năng như đồng hồ, sổ lịch, sổ địa chỉ, danh sách việc cần làm, gửi - nhận email… Nhưng chưa có tính năng duyệt web và bảng tính.

Năm 1996, Nokia tung ra thị trường mẫu điện thoại Nokia 9000 Communicator. Thiết bị này nhẹ hơn Simon, chỉ có trọng lượng 397g, nổi bật với bàn phím QWERTY, màn hình có độ phân giải 640x200 pixels, mini-Sim kích thước 173 x 64 x 38 mm, danh bạ 200 số, ROM 8MB, CPU Intel i386 xung nhịp 24MHz, pin Li-ion có thời gian đàm thoại 3 giờ liên tục và thời gian chờ lên tới 35 giờ. Nokia 9000 trở thành hình mẫu để phát triển các mẫu Smartphone tiếp theo và báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ của thương hiệu Nokia trong lĩnh vực Điện thoại di động sau này.

Một năm sau tức năm 1997, thuật ngữ điện thoại thông minh chính thức được nhiều người biết tới với sự ra đời của GS88 do Ericsson phát triển, có thiết kế tương tự như Nokia 9000 với dạng đóng lại như laptop và đi kèm với bút stylus.

Để hưởng ứng phong trào Smartphone hóa thì Qualcomm cho ra đời điện thoại đầu tiên chạy hệ điều hành Palm OS, có hỗ trợ CDMA, đồng thời tích hợp modem để duyệt web và kiểm tra email mang tên PDQ-1900.

Năm 1999, xu hướng tích hợp PDA vào điện thoại bùng nổ với hàng loại các sản phẩm như R380 của Ericsson, Kyocera 6035 của Palm, BlackBerry, AudioVox, Hp của RIM (Research in Motion)...

Đầu năm 2000, sự nở rộ của các hệ điều hành như Symbian, BlackBerry OS, Palm OS và Windows Mobile (Pocket PC 2000) với khả năng gửi email, fax, duyệt web, ưu tiên yếu tố bảo mật đã giúp Smartphone được khách hàng doanh nghiệp quan tâm hơn hẳn.

Windows Mobile có giao diện và tính năng tương tự như các máy tính dùng hệ điều hành windows, với các thiết bị đáng chú ý như: Motorola Q, HTC Universal, HTC Wallaby, HTC TyTN, i-mate Phone Edition 2003, Samsung SPH-i700, Samsung Blackjack…

Hệ điều hành Symbian gắn liền với các dòng sản phẩm như Nokia N95, N73, E71, E90, 3650, N82… hay Sony Ericsson P990i.

Nền tảng Palm OS cùng được các nhà sản xuất như Sony, Samsung, Acer, Gamin, IBM quan tâm, cùng Windows Mobile và Symbian tạo thành thế kiềng 3 chân.

Từ năm 2000 đến 2006, hàng loạt các yếu tố hình thức cũng như chức năng mới đã xuất hiện trên các điện thoại thông minh như: Trượt và lật bàn phím, xoay màn hình, điện thoại nhiều bàn phím, màn hình cảm ứng điện trở kèm bút stylus…

Năm 2007 đánh dấu một dấu mốc mang ý nghĩa trọng đại trong lịch sử Smartphone với phiên bản iPhone đầu tiên được Apple tung ra thị trường. Sở hữu hệ điều hành iOS mới lạ, cải thiện đáng kể hiệu suất, tính năng, độ phân giải, chế độ cài đặt… Thiết kế đẹo mắt với màn hình cảm ứng lớn, các cạnh bo tròn, tích hợp các ứng dụng mới không có trong các điện thoại thông minh khác khiến sản phẩm của Apple tạo nên nét đặc trưng riêng và chiếm được sự ưu ái của người tiêu dùng. Từ đây, cuộc đua Smartphone chính thức bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt nhất.

Để đáp trả “nhà Táo”, hàng loạt thiết bị chạy trên hệ điều hành Windows Mobile và BlackBerry OS được tung ra như HTC Touch - Touch Pro, Bold 9000, BlackBerry Pearl 8100, Curve 8300…để phục vụ thị trường tiêu dùng đại chúng, tuy nhiên những hệ điều hành này vẫn không thể sánh ngang với iOS.

Tháng 8/2008, Google cho ra mắt hệ điều hành Android nhằm đối chọi trực tiếp với iOS, một trong những sản phẩm đầu tiên chạy phần mềm Android là T-Mobile G1 (hay còn gọi là Magic) của nhà HTC.

Không chịu ngồi yên, Apple ngay lập tức cho ra đời phiên bản iPhone có cấu hình cứng được nâng cấp đáng kể, đó là iPhone 3GS. Theo sát phía sau là hệ điều hành Windows Mobile với HTC Touch Pro 2, HD2, Samsung Omnia II. Còn hệ điều hành Android thì cho ra mắt HTC Hero, Motorola CLIQ, DROID, các mẫu Samsung Galaxy cho đến năm 2009.

Năm 2009, Palm cho ra mắt hệ điều hành WebOS hoàn toàn mới cùng thiết bị song hành Palm Pre, đánh dấu sự trở lại đường đua Smartphone cùng John Rubenstein - cựu kỹ sư của Apple, người tạo ra chiếc iPod đầu tiên. WebOS có giao diện đẹp mắt, điều hướng cảm ứng thân thiện, hỗ trợ đa tác vụ, tính năng nhắn tin độc đáo, hệ thống ứng dụng phong phú thậm chí có hỗ trợ của iTunes.

Sau những biến động lớn trong giới công nghệ như Palm bị HP mua lại vào tháng 4/2010, Microsoft khai tử hệ điều hành Windows Mobile… Đến năm 2012, các hệ điều hành Symbian, Palm OS và Windows Mobile đã hoàn toàn biến mất, WebOS và Windows Phone không quá được người dùng hưởng ứng, thị phần BlackBerry cũng giảm đáng kể, chỉ còn hệ điều hành Android và iOS tranh nhau chiếm lĩnh thị trường.

Cùng lúc đó, điện thoại thông minh dạng bàn phím vật lý nhanh chóng rơi vào lãng quên, hễ nhắc đến Smartphone, người ta chỉ nhớ ngay tới màn hình cảm ứng kiêm bàn phím ảo như iPhone, HTC Hero, HTC DROID Incredible, HTC EVO 4G, Motorola DROID X, Google Nexus One… ngày càng phổ biến.

Xu hướng Smartphone hiện đại

Trong 10 năm tiếp theo, thị trường Smartphone chứng kiến cuộc cạnh tranh khốc liệt từ rất nhiều hãng điện tử với sự thay đôi chóng mặt cả về mặt thiết kế và công nghệ.

Về thiết kế, đại đa số các hãng sản xuất Smartphone đều chú trọng vào việc tăng kích thước màn hình, tăng tối đa kích thước màn hình như tràn viền, giọt nước, tai thỏ, đục lỗ,...; thiết kế nguyên khối tích hợp khả năng chống bụi, chống nước; sử dụng cổng tai nghe USB-type C thay cho jack cắm 3.5mm; thiết kế màn hình gập, 2 màn hình không camera trước; cụm camera đa ống kính hoặc camera ẩn dưới màn hình…

Về mặt công nghệ, các dòng Smartphone hiện nay được tích hợp vi xử lý mạnh mẽ, công nghệ trí thông minh nhân tạo với trợ lý ảo - ra lệnh bằng giọng nói như Siri trên iOS,Google Assistant của Android, Bixby của Samsung,... công nghệ cảm ứng lực, cảm biến vân tay, nhận diện khuôn mặt, nhận diện mống mắt, quét tĩnh mạch bàn tay (Hand ID);

Để có cái nhìn tổng thể hơn về cuộc đua điện thoại thông minh, ta có thể xét trên khía cạnh thị phần dựa trên nền tảng hệ điều hành và hãng sản xuất như sau:

Ngày nay và trong cả tương lai, cuộc đua giữa các hãng Điện thoại di động thông minh sẽ ngày càng gay gắt và không thể lường trước bởi sức sáng tạo của con người là vô hạn. Họ luôn tìm cách nghiên cứu và phát triển những mẫu Smartphone với thiết kế độc đáo và các tính năng ngày càng được hoàn thiện để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dùng cùng phương châm “cả thế giới thu nhỏ trong lòng bàn tay”.