Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Là hồ nước nhân tạo “lớn nhất” Việt Nam, hồ Dầu Tiếng không chỉ có vai trò quan trọng về thủy lợi là  điều phối nước cho sông Sài Gòn mà  đây còn là một điểm du lịch thu hút nhiều du khách đến với Tây Ninh.

Tin liên quan: Du lịch Tây Ninh: 15 địa điểm du lịch “độc đáo” thu hút nhiều người

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

( Ảnh ST)

Địa chỉ hồ Dầu Tiếng

Hồ  có diện tích trải dài trên địa phận ba tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh.

Hồ Dầu Tiếng cách thị xã Tây Ninh 38 km về phía Đông. Cùng với núi Bà Đen, tòa thánh Tây Ninh, hồ tạo nên cung đường du lịch thơ mộng tại tỉnh này. Du khách hoàn toàn có thể đi tới cả ba địa điểm trên trong cùng một ngày để khám phá cảnh đẹp tại Tây Ninh.

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Hoàng hôn trên hồ Dầu Tiếng ( Ảnh ST)

Đường đi tới hồ cũng rất đơn giản. Từ trung tâm Tây Ninh, chạy xe qua đường Cách Mạng tháng Tám, qua tòa thánh Tây Ninh, qua ngã rẽ vào núi Bà Đen, đến thị trấn dương Minh Châu thì rẽ phải. Tiếp đó tiếp tục men theo đường ven bờ thì sẽ tới hồ.

Khung cảnh khu du lịch Hồ Dầu Tiếng

Đây là hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, có vai trò quan trọng trong việc điều phối nước sông Sài Gòn, kênh phía Đông và phía Tây. Hồ Dầu Tiếng được khởi công xây dựng từ năm 1981 và hoàn thành vào năm 1985 sau hơn bốn năm thi công. Ngoài cung cấp nước cho  sông Sài Gòn, tưới nước cho hơn 93.000 ha đất nông nghiệp của Tây Ninh cũng những các tỉnh lân cận như Long An, TP Hồ Chí Minh, hồ còn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp các vùng phụ cận.

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Hồ Dầu Tiếng đóng vai trò thủy lợi quan trọng, cung cấp nước cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của vùng ( Ảnh Tiểu Duy)

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Mặt hồ trải rộng mênh mông ( Ảnh ST)

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Hoàng hôn yên ả trên hồ ( Ảnh ST)

Hồ có phong cảnh hữu tình và hệ sinh thái độc đáo. Cảnh quan hai bên bờ thơ mộng lại thêm mặt  hồ trải dài trên một diện tích lên tới 27.000 ha tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp. Với diện tích lớn như vậy, hồ Dầu Tiếng còn được gọi là “Biển Hồ” của Tây Ninh.

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Cảnh quan tươi mát bên hồ  ( Ảnh ST)

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Tạo dáng cùng cảnh quan bên hồ Dầu Tiếng ( Ảnh ST)

Trong lòng hồ còn có nhiều ốc đảo với tên: đảo Xỉn, đảo Trảng, đảo Đồng Bò… tạo nên hệ sinh thái đa dạng cho khu vực hồ. Chính vì vậy người dân quanh đây còn có thêm nghề đánh cá ở hồ.

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Đánh cá trên hồ Dầu Tiếng ( Ảnh Thanh Tien)

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Những ốc đảo nhỏ trên hồ  ( Ảnh ST)

Đến với hồ Dầu Tiếng, hòa mình vào thiên nhiên để cảm nhận cuộc sống hết sức yên bình. Ngoài ra, đây cũng là địa điểm “sống ảo” được giới trẻ “check in” khá nhiều.

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tại hồ ( Ảnh ST)

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Các cặp đôi cũng lựa chọn lựa chọn hồ Dầu Tiếng để chụp ảnh cưới.

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Mặt nước trong xanh trải dài tạo nên background vô cùng ấn tượng ( ảnh ST)

Diện tích lòng hồ được tính như thế nào

Quang cảnh nên thơ tại hồ là nơi chụp ảnh lý tưởng ( Ảnh ST)

Hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam tuy nhiên thì cảnh quan nơi đây không hề “nhân tạo” một chút nào. Nơi đây rất thích hợp cho việc nghỉ ngơi cuối tuần, tránh xa ồn ào, náo nhiệt nơi thành phố.

Nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước

Câu hỏi:

Nguyên tắc quản lý an toàn đập, hồ chứa nước được Quy định như thế nào tại 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước ?

Trả lời:
Theo Điều 4, Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định:
1. Bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước là ưu tiên cao nhất trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.
2. Công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa nước phải được thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ đập, hồ chứa nước.
3. Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm về an toàn đập, hồ chứa nước do mình sở hữu.
4. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn, phát huy hiệu quả của công trình.

Yêu cầu về về thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước

Câu hỏi:

Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước yêu cầu như thế nào về về thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước ?

Trả lời:

Theo Điều 5, Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định:

1. Thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về xây dựng, quy định khác của pháp luật có liên quan và quy định sau:
a) Đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 Luật Thủy lợi;
b) Việc bố trí tổng thể và thiết kế kết cấu đập phải tạo thuận lợi cho công tác quản lý an toàn đập, ứng cứu đập khi xảy ra sự cố và bảo trì, nâng cấp, sửa chữa khi công trình bị hư hỏng;
c) Quy trình vận hành cửa van, quy trình bảo trì cho từng hạng mục công trình phải được lập, phê duyệt cùng với hồ sơ thiết kế và bàn giao cho chủ quản lý đập, hồ chứa nước khi bàn giao đưa công trình vào khai thác;
d) Đối với cửa van của tràn xả lũ vận hành bằng điện phải có ít nhất hai nguồn điện, trong đó có một nguồn bằng máy phát điện dự phòng;
đ) Bố trí thiết bị quan trắc công trình đập, hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành và quy định của pháp luật có liên quan;
e) Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ phải lắp đặt hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước;
g) Đối với đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do phải lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước;
h) Đối với đập, hồ chứa nước vừa, nhỏ có tràn tự do, khuyến khích áp dụng quy định tại điểm g khoản này;
i) Xây dựng cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa nước.

2. Đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, chủ đầu tư còn phải thực hiện quy định sau đây:
a) Các công trình lấy nước, công trình tháo nước có đáy đặt sâu dưới đỉnh đập phải có chiều cao, chiều rộng thích hợp để kiểm tra, sửa chữa công trình;
b) Xây dựng đường quản lý để ứng cứu đập trong tình huống khẩn cấp; xây dựng nhà điều hành phục vụ công tác quản lý, khai thác và trực ban phòng, chống thiên tai tại công trình.

3. Đối với đập, hồ chứa nước vừa và nhỏ, khuyến khích thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm:
a) Lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Tổ chức lập, phê duyệt và thực hiện phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai.

5. Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lập phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định tại Điều 25, Điều 26 Nghị định này, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước và bàn giao cho tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện, phòng, chống thiên tai.


Quy định về thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công

Câu hỏi:

Việc thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công được quy định như thế nào tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước?

Trả lời:

Theo Điều 7, Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định Việc thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công gồm:

1. Hồ sơ trình thẩm định
Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
b) Dự thảo phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập;
c) Báo cáo kết quả tính toán kỹ thuật;
d) Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
đ) Các tài liệu khác liên quan kèm theo (nếu có).

2. Nội dung thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ trình phê duyệt thẩm định;
b) Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng lập phương án;
c) Nhận xét, đánh giá tính hợp lý của hồ sơ và dự thảo phương án.

3. Trình tự, thủ tục thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt phương án để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế hiện trường khi cần thiết, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt; trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt và thông báo lý do bằng văn bản.

4. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện; cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy điện cấp huyện tiếp nhận, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập thủy lợi; Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho công trình vùng hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc một huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ quy định tại điểm a, điểm b khoản này; phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.


Nhiệm vụ Kiểm tra công tác nghiệm thu đập, hồ chứa nước

Câu hỏi:

Nhiệm vụ Kiểm tra công tác nghiệm thu đập, hồ chứa nước được thực hiện như thế nào ?

Trả lời:

Tại Điều 8 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định:

1. Đập, hồ chứa nước phải được kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

2. Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa nước có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quyết định hàng năm.

3. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy lợi cấp I, cấp đặc biệt; đập, hồ chứa nước do Thủ tướng Chính phủ giao; đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên không phân biệt nguồn vốn đầu tư, trừ đập, hồ chứa thủy lợi quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc Bộ Công Thương kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa thủy điện cấp I, cấp đặc biệt; đập, hồ chứa thủy điện do Thủ tướng Chính phủ giao; đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên không phân biệt nguồn vốn đầu tư, trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan chuyên môn về thủy lợi, thủy điện của tỉnh thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của tỉnh và đập, hồ chứa thủy lợi, thủy điện xây dựng trên địa bàn không phân biệt nguồn vốn đầu tư, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.


Quy trình vận hành hồ chứa nước

Câu hỏi:

Quy trình vận hành hồ chứa nước được quy định như thế nào tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước?

Trả lời:
Theo Điều 11 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định:
1. Quy trình vận hành hồ chứa nước phải tuân thủ quy định của Luật Thủy lợi Luật Tài nguyên nước, pháp luật có liên quan và phù hợp với quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Nội dung chính của quy trình vận hành hồ chứa nước
a) Cơ sở pháp lý để lập quy trình, nguyên tắc vận hành công trình, thông số kỹ thuật chủ yếu, nhiệm vụ công trình;
b) Quy định quy trình vận hành cửa van (nếu có); quy định cụ thể về vận hành hồ chứa nước trong mùa lũ, mùa kiệt trong trường hợp bình thường và trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng, ô nhiễm nguồn nước và trong tình huống khẩn cấp;
c) Quy định chế độ quan trắc, cung cấp thông tin về quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này;
d) Công tác cảnh báo khi vận hành xả lũ trong trường hợp bình thường và trong tình huống khẩn cấp, cảnh báo khi vận hành phát điện bao gồm: Quy định khoảng thời gian tối thiểu phải thông báo trước khi vận hành mở cửa xả nước đầu tiên; tín hiệu cảnh báo, thời điểm cảnh báo, vị trí cảnh báo; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát lệnh, truyền lệnh, thực hiện lệnh vận hành xả lũ; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát tin, truyền tin, nhận tin cảnh báo xả lũ;
đ) Quy định về dòng chảy tối thiểu (nếu có);
e) Quy định trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước theo khoản 6 Điều 13 Nghị định này;
g) Quy định về tổ chức thực hiện và trường hợp sửa đổi, bổ sung quy trình vận hành hồ chứa nước.
3. Trách nhiệm lập và điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nước
a) Chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước lập quy trình vận hành hồ chứa nước, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước và bàn giao cho tổ chức, cá nhân khai thác, cơ quan quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện, phòng, chống thiên tai;
b) Đối với hồ chứa nước đang khai thác mà chưa có quy trình vận hành thì tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi hoặc chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập quy trình vận hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất sau 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
c) Định kỳ 5 năm hoặc khi quy trình vận hành không còn phù hợp, tổ chức cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi hoặc chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trình tự thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước

Câu hỏi:

Trình tự thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước được thực hiện như thế nào tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP

Trả lời:
Theo Điều 12 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định:

1. Hồ sơ trình thẩm định quy trình vận hành hồ chứa nước
Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa nước;
b) Dự thảo quy trình vận hành hồ chứa nước;
c) Báo cáo thuyết minh kết quả tính toán kỹ thuật;
d) Bản đồ hiện trạng công trình;
đ) Văn bản góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan;
e) Các tài liệu liên quan khác kèm theo.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định quy trình vận hành hồ chứa
a) Tổng cục Thủy lợi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định quy trình vận hành đối với hồ chứa nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định quy trình vận hành hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Công Thương.
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định quy trình vận hành đối với hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
d) Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định quy trình vận hành hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
đ) Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thẩm định quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Trường hợp cần thiết, cơ quan phê duyệt quy trình vận hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định quy trình vận hành hồ chứa nước.

4. Cơ quan thẩm định lấy ý kiến về dự thảo quy trình vận hành theo quy định sau:
a) Đối với quy trình vận hành hồ chứa nước thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, cơ quan thẩm định lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân liên quan và chuyên gia; trình cấp thẩm quyền lấy ý kiến của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan;
b) Đối với dự thảo quy trình vận hành hồ chứa nước trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức, cá nhân liên quan và chuyên gia;
c) Đối với quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện, lấy ý kiến Ủy ban nhân dân cấp xã; tổ chức, cá nhân liên quan và chuyên gia.

5. Nội dung thẩm định
a) Kiểm tra cơ sở pháp lý, sự cần thiết phải lập quy trình vận hành hồ chứa nước và hồ sơ trình thẩm định;
b) Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy các tài liệu sử dụng trong tính toán, kết quả tính toán các trường hợp vận hành;
c) Nhận xét, đánh giá tính hợp lý, khả thi của dự thảo quy trình vận hành.

6. Trình tự thẩm định
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận xem xét, kiểm tra; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt quy trình vận hành để hoàn chỉnh theo quy định;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tổ chức thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Trường hợp không đủ điều kiện phê duyệt, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị phê duyệt để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

7. Thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa nước
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt và hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác, bảo vệ có liên quan đến 02 tỉnh trở lên;
b) Bộ Công Thương phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt và hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố công khai hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi trên địa bàn, trừ hồ chứa được quy định tại điểm a khoản này và khoản 8 Điều này; phê duyệt, công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, trừ hồ chứa được quy định tại điểm b khoản này và khoản 8 Điều này.

8. Đối với hồ chứa nước nhỏ, tổ chức, cá nhân trực tiếp khai thác phải lập quy trình vận hành và công bố công khai.

9. Điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nước
a) Khi nhu cầu dùng nước hoặc nguồn nước, quy mô, nhiệm vụ công trình thay đổi hoặc quy trình vận hành không còn phù hợp thì phải điều chỉnh quy trình vận hành;
b) Nội dung, trình tự, thủ tục điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa nước thực hiện theo quy định tại Điều 11; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.

10. Quy trình vận hành được phê duyệt, công bố công khai theo quy định sau:
a) Công bố trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan phê duyệt, cơ quan thẩm định, chủ quản lý và tổ chức, cá nhân khai thác đối với hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn, vừa;
b) Công khai quy trình vận hành tại trụ sở tổ chức khai thác, công trình đầu mối và Ủy ban nhân dân cấp xã có liên quan đối với hồ chứa nước nhỏ.

Tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước

Câu hỏi:

Công tác tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước diễn ra như thế nào ?

Trả lời:

Theo Điều 13 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định công tác tổ chức thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước gồm:

1. Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước có trách nhiệm vận hành theo quy trình vận hành hồ chứa nước, quy trình vận hành liên hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và theo quy định tại Điều 27, 28 và 45 Luật Thủy lợi và khoản 3 Điều 53 Luật Tài nguyên nước.

2. Hoạt động vận hành hồ chứa nước phải được tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước ghi chép vào nhật ký vận hành.

3. Định kỳ 5 năm, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi phải rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy trình vận hành, gửi chủ sở hữu, chủ quản lý đập, hồ chứa nước.

4. Định kỳ 5 năm, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện phải rà soát, đánh giá kết quả thực hiện quy trình vận hành, gửi Sở Công Thương và cơ quan phê duyệt quy trình vận hành.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả tổng hợp thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi trên địa bàn, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Công Thương báo cáo kết quả tổng hợp thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện trên địa bàn, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Công Thương.

6. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước
a) Chủ quản lý đập, hồ chứa nước có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; chỉ đạo việc đảm bảo an toàn, quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương;
c) Trưởng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thường trực, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, quyết định phương án điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ chứa và quyết định vận hành xả lũ khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao; báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương;
d) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt của tổ chức khai thác đập, hồ chứa nước do bộ quản lý; chỉ đạo việc triển khai các biện pháp ứng phó trong tình huống khẩn cấp, quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với đập, hồ chứa nước do bộ quản lý; báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của bộ;
đ) Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai có trách nhiệm chỉ đạo công tác phòng, chống lũ, ngập lụt vùng hạ du đập theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao; chỉ đạo, hỗ trợ các biện pháp ứng phó với tình huống khẩn cấp trong trường hợp vượt quá khả năng của bộ, ngành, địa phương.


Trách nhiệm kiểm tra và đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước trước mùa mưa hằng năm

Câu hỏi:

Theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước trách nhiệm kiểm tra và đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước trước mùa mưa hằng năm được quy định như thế nào ?

Trả lời:

Theo Điều 17 Nghị định 114/2018/NĐ-CP thì Trách nhiệm kiểm tra và đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước trước mùa mưa hằng năm gồm:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ có liên quan đến 02 tỉnh trở lên.

2. Bộ Công Thương tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện, quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên, trừ các đập, hồ chứa nước quy định tại khoản 7 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước; quyết định phương án tích nước và giải pháp bảo đảm an toàn đối với đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, trừ các đập, hồ chứa nước quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 7 Điều này.

4. Việc đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước được thực hiện theo hình thức Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước. Hội đồng có nhiệm vụ kiểm tra, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tư vấn về mức độ an toàn của đập, hồ chứa nước, phương án tích nước hồ chứa và giải pháp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

5. Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước cấp bộ
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước thuộc phạm vi quản lý của bộ;
b) Bộ Công Thương quyết định thành lập hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên, trừ các đập, hồ chứa nước quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Thành viên hội đồng gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, ủy viên phản biện và các ủy viên là đại diện cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện thuộc bộ, địa phương có liên quan, tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước và tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho hội đồng.

6. Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước cấp tỉnh
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa nước có nguy cơ mất an toàn thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, trừ các đập, hồ chứa nước quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Thành viên hội đồng bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, ủy viên phản biện và các ủy viên là đại diện cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện cấp tỉnh, đại diện Ủy ban nhân dân cấp huyện có đập, hồ chứa nước có liên quan trên địa bàn và tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho hội đồng.

7. Hội đồng tư vấn, đánh giá an toàn đập, hồ chứa trên bậc thang thủy điện sông Đà
a) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định thành lập hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên bậc thang thủy điện sông Đà, bao gồm đập, hồ chứa thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng và Bản Chát;
b) Thành viên hội đồng bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký, ủy viên phản biện và các ủy viên là đại diện cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi, thủy điện thuộc bộ, ngành, địa phương có liên quan; tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước; các chuyên gia độc lập có kinh nghiệm về lĩnh vực xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện;
c) Hội đồng có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên bậc thang thủy điện sông Đà.


Việc Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước

Câu hỏi:

Việc Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước được thực hiện như thế nào ?

Trả lời:

Theo Điều 18 Nghị định 114/2018/NĐ-CP thì Việc Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước được thực hiện theo trình tự:

1. Kiểm định lần đầu thực hiện trong năm thứ ba kể từ ngày tích nước đến mực nước dâng bình thường hoặc trong năm thứ năm kể từ ngày tích nước.

2. Kiểm định định kỳ 5 năm kể từ lần kiểm định gần nhất đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn và vừa.

3. Kiểm định đột xuất
a) Khi phát hiện có hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho đập, hồ chứa nước;
b) Khi cần có cơ sở để quyết định kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với đập, hồ chứa nước hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước;
c) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Thẩm quyền quyết định kiểm định đột xuất
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt; đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ có liên quan đến 02 tỉnh trở lên;
b) Bộ Công Thương quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a, điểm b khoản này.

5. Nội dung chính kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước
a) Đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và lớn: Kiểm tra, phân tích tài liệu quan trắc đập, hồ chứa nước; khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và thay đổi về lưu vực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước;
b) Đối với đập, hồ chứa nước vừa, nhỏ: Khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và các thay đổi về lưu vực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước.

6. Trách nhiệm kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi
a) Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm thực hiện kiểm định theo đề cương được phê duyệt;
b) Chủ quản lý đập, hồ chứa thủy lợi thẩm định đề cương, dự toán, kết quả kiểm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt; gửi kết quả kiểm định đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổ chức kiểm định, phê duyệt đề cương và kết quả kiểm định theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả kiểm định về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện và Bộ Công Thương.


Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước

Câu hỏi:

Theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thì phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào ?

Trả lời:
Theo Điều 21 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định:

1. Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước bao gồm công trình và vùng phụ cận.

2. Trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước, các hoạt động phải đảm bảo không gây cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường quản lý, mặt bằng để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.

3. Vùng phụ cận của hồ chứa nước bao gồm vùng phụ cận của đập và vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước được quy định như sau:
a) Vùng phụ cận của đập có phạm vi được tính từ chân đập trở ra. Đối với đập cấp đặc biệt tối thiểu là 300 m; đập cấp I tối thiểu là 200 m; đập cấp II tối thiểu là 100 m; đập cấp III tối thiểu là 50 m; đập cấp IV tối thiểu là 20 m;
b) Vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước có phạm vi được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.

4. Đập, hồ chứa nước khi điều chỉnh quy mô, mục đích sử dụng, phải điều chỉnh vùng phụ cận phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều này; cơ quan phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình.

Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa nước

Câu hỏi:

Việc Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP ?