Đọc hiểu văn bản Bàn luận về phép học

THI ONLINE_ BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌCCÓ LỜI GIẢI CHI TIẾTMôn: Văn – lớp 8Thời gian làm bài: 45 phútMục tiêu:- Nắm vững nội dung, nghệ thuật của bài.- Rèn kĩ năng viết bàiCâu 1: [ID: 206382] Vận dụngPhân tích ý nghĩa tích cực và tiến bộ của phép học mà Nguyễn Thiếp trình bày trong văn bản Bàn luậnvề phép học.Câu 2: [ID 206383:] Vận dụngNhận xét đặc sắc nghệ thuật của văn bản Bàn luận về phép học.Câu 3: [ID: 206384] Vận dụng caoTừ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của emvề mối quan hệ của học và hành.HƯỚNG DẪN LÀM BÀITHỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN TUYENSINH247.COMCâu 1Phương pháp: phân tích, tổng hợpCách giải:Trong văn bản Bàn luận về phép học, Nguyễn Thiếp đã nêu lên những phép học có ý nghĩa rấttích cực và tiến bộ:- Học tuần tự, tiến lên từ trình độ thấp đến trình độ cao. Cách học này sẽ giúp người đọc thunhận kiến thức một cách chắc chắn vững vàng, xây dựng được một quá trình bồi dưỡng và rènluyện lâu dài trong việc học.- Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Cách học này giúp người1Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!học mở rộng được vốn kiến thức cơ bản, hiểu rộng biết nhiều đồng thời biết đi sâu tìm hiểunhững trọng tâm kiến thức cốt yếu nhất. Như vậy, cần phải biết kết hợp giữa học rộng và hiểusâu, có cái nhìn toàn diện bao quát song cũng cần biết đi sâu vào chi tiết cụ thể.- Học phải biết kết hợp với hành; học để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đây là một quanđiểm đã trở thành chân lí của muôn đời. Ý nghĩa chân chính của việc học chỉ thực sự phát huyhết tác dụng khi việc học được sử dụng để phục vụ đời sống của con người và xã hội. Học phảiđi đôi với hành để lí thuyết được soi chiếu đối ứng trong thực tiễn, làm cho kiến thức nhận đượctrở nên sâu sắc hơn. Học cần đi đôi với hành để kiến thức học tập không phải là thứ chết cứng,xa lạ với cuộc đời mà phục vụ đắc lực cho cuộc sống và con người.Câu 2Phương pháp: phân tích, tổng hợpCách giải:Đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích:- Văn bản có cách lập luận mạch lạc, chặt chẽ. Tác giả đã đi từ mục đích chân chính của việchọc trên cơ sở đó mà phê phán những quan điểm học tâp sai lầm, thực trạng học tập sai trái vàsau đó khẳng định quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn tích cực, kết thúc bằng việc nhấnmạnh vào tác dụng to lớn của việc học đúng theo đạo học. Cách lập luận này có sức thuyết phụcrất lớn đối với người đọc.- Ngôn ngữ vừa giản dị vừa trang trọng, khúc chiết rõ ràng. Câu văn ngắn, liên kết chặt chẽ, ý tứbộc lộ trực tiếp dễ hiểu.- Trong văn bản tấu trình này, Nguyễn Thiếp cũng nhiều lần sử dụng những từ ngữ cầu khiến:cúi xin, xin chớ bỏ qua, cúi mong, cung kính tấu trình…Những từ ngữ này thể hiện một tình cảmvô cùng thiết tha tâm huyết với đạo học, với quốc gia, làm cho văn bản tăng thêm sức thuyếtphục bởi có sự kết hợp cả lí và tình.Câu 3Phương pháp: phân tích, tổng hợpCách giải:Các em tham khảo đoạn văn sau:Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “Bàn luận về phép học”, LaSơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Nhưvậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phươngpháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố“học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.Vậy, “học” là gì? Học2Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bảnthân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyềnthụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việcđọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên,“học”chỉ dừng lạiở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao độngthực hành.“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việcgiải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phầnthực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thínghiệm thực hành các bộ môn Lý, Hóa,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Việcthực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà khôngbiết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học líthuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắcsâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trởthành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thànhcông cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụngđịnh hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắtcủa học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêmmà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bàitập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học.Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấuBàn luận về phép họccủa La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và“hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết với nhau. “Học” có vai trò dẫndắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, emphải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố“học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.3Truy cập để học Toán – Lý – Hóa – Sinh – Anh – Văn – Sử - Địa – GDCD tốt nhất!

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Tải xuống

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 8, VietJack biên soạn tài liệu tác giả, tác phẩm Bàn luận về phép học trình bày đầy đủ, chi tiết về bố cục, tóm tắt, dàn ý, đôi nét về tác giả, thể loại, dàn ý đọc hiểu văn bản, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích mẫu về tác phẩm. Hi vọng qua loạt bài này sẽ giúp bạn dễ dàng soạn bài Bàn luận về phép học.

A. Nội dung tác phẩm

* Tóm tắt văn bản:

     Bàn về phép học là một bài tấu Nguyễn Thiếp gửi lên vua nhằm nói lên mục đích chân chính của việc học: học để làm người. Tác giả đưa ra quan điểm và phương pháp học đúng đắn: việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng, tuần tự tiến từ thấp lên cao, học rộng hiểu sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất. Bên cạnh đó học phải kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. Điều đó sẽ thúc đẩy đất nước có nhiều nhân tài, chế độ vững mạnh, quốc gia hưng thịnh.

Xem thêm các bài soạn Bàn về phép học hay, ngắn khác:

1. Tác giả

- Nguyễn Thiếp [1723-1804] người đương thời gọi là La Sơn Phu Tử, quê ở Hà Tĩnh

- Ông là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác:

- Nguyễn Thiếp làm quan dưới thời Lê rồi về dạy học . Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về văn hóa, giáo dục. Vì vậy, tháng 8 năm 1791, Nguyễn Thiếp đã dâng lên vua bản tấu này.

- Văn bản trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi lên vua Quang Trung

b, Bố cục : 3 phần

- Phần 1: Từ đầu → bị thất truyền: Mục đích chân chính của việc học

- Phần 2: Tiếp → xin chớ bỏ qua: Bàn luận về cách học

- Phần 3: Còn lại: Tác dụng của việc học.

c, Thể loại: Tấu – là thể văn của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình sự việc, ý kiến, đề nghị.

d, PTBĐ: nghị luận

e, Giá trị nội dung:  

Bài tấu giúp ta hiểu được mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần xây dựng đất nước chứ không phải học để cầu danh lợi. Học tốt phải có phương pháp học đặc biệt học phải đi đôi với hành.

f, Giá trị nghệ thuật:

- Bài tấu có cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng

- Ngôn ngữ giản dị, rõ ràng, ý tứ bộc lộ trực tiếp giàu sức thuyết phục 

C. Đọc hiểu văn bản

1. Mục đích chân chính của việc học.

- Mục đích chân chính của việc học là: học để làm người

- Khái niệm học được giải thích bằng hình ảnh so sánh, học để biết rõ đạo

- Đạo dạy người ta về mối quan hệ trong gia đình, xã hội .

2. Phê phán lối học lệch lạc, sai trái.

- Tác giả phê phán lối học sai trái:

+ Học hình thức: chỉ học thuộc câu chữ không hiểu nội dung

+ Học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, lợi lộc

- Tác hại: vua chúa tầm thường, thần nịnh nọt → nước mất, nhà tan

3. Quan điểm và phương pháp học: 

- Quan điểm học: 

+ Việc học phải được phổ biến rộng khắp

+ Mở thêm nhiều trường, mở rộng thành phần người học

+ Tạo điểu kiện thuận lợi cho người học

- Phương pháp học:

+ Học tuần tự tiến lên

+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản.

+ Học đi đôi với hành. Đây là mục đích cuối cùng của việc học

⇒ Quan điểm, phương pháp học tập đúng đắn → bồi dưỡng được nhân tài, lập công giúp nước.

⇒ Thể hiện thái độ đề cao tác dụng của việc học chân chính, tin tưởng và kì vọng về tương lai của đất nước.

D. Sơ đồ tư duy

Tải xuống

Xem thêm các bài soạn về tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 8 đầy đủ, chi tiết hay khác:

  • Thuế máu

  • Đi bộ ngao du

  • Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

  • Nhớ rừng

  • Ông đồ

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 8 | Soạn bài lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 8 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề