Đối tượng phạm vi phương pháp nghiên cứu là gì năm 2024

Kinh tế học vi mô là một khoa học kinh tế, một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lý luận và phương pháp kinh tế cho các môn quản lý doanh nghiệp trong các ngành kinh tế quốc dân. Nó là khoa học về sự lựa chọn hoạt động kinh tế vi mô trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đó là sự lựa chọn để giải quyết ba vấn đề cơ bản của một doanh nghiệp: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai.

Kinh tế vi mô nghiên cứu tính quy luật của các hoạt động kinh tế, những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò điều tiết của nhà nước.

2. Nội dung

Nội dung cốt lõi của kinh tế vi mô là:

  • Các yếu tố nào xác định giá cả một hàng hoá cụ thể
  • Các yếu tố nào xác định sản lượng của một doanh nghiệp
  • Các yếu tố nào xác định tiền lương, lợi tức, lợi nhuận một doanh nghiệp
  • Các chính sách của nhà nước tác động như thế nào đến sản lượng của một doanh

3. Phương pháp nghiên cứu

Kinh tế vi mô là khoa học về kinh tế, là khoa học về sự lựa chọn các hoạt động kinh tế vi mô tối ưu trong từng doanh nghiệp, từng tế bào kinh tế. Việc nghiên cứu kinh tế vi mô cần căn cứ vào các luận điểm của Mác về kinh tế thị trường.

(1) Xác định vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu là vấn đề quan trọng. Việc xác định đúng mục tiêu nghiên cứu sẽ giúp việc triển khai thực hiện vấn đề nghiên cứu được rõ ràng và cụ thể, hay đó chính là xác định được các câu hỏi. Ví dụ vì sao giá vàng trong thời gian qua có sự biến động?

(2) Phát triển mô hình

Dựa vào mục tiêu hay câu hỏi nghiên cứu, chúng ta cần phải xây dựng mô hình để trả lời cho câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra. Mô hình kinh tế là cách thức mô tả thực tế đã được đơn giản hóa để hiểu và dự đoán được mối quan hệ của các biến số. chú ý rằng mô hình kinh tế của thế giới thực không phải là thế giới thực. Các mô hình được xây dựng dựa trên các giả định về hành vi của các biến số đã được đơn giản hóa hơn so với thực tế. Ngoài ra, mô hình chỉ tập trung vào các biến số quan trọng nhất để giải thích.

Ví dụ: Đường cầu và đường cung là một dạng đường cong, nhưng được đơn giản hoá thành đường thẳng để dễ phân tích và phân tích mối quan hệ giữa chúng.

Mục tiêu của mô hình kinh tế là dự báo và tiên đoán kết quả khi các biến số thay đổi. Mô hình kinh tế có hai nhiệm vụ quan trọng:

  • Giúp chúng ta hiểu cách thức vận động của một nền kinh tế
  • Hình thành các giả thuyết kinh tế

(3) Kiểm chứng các giả thuyết Kinh tế

Mô hình kinh tế chỉ có ích khi và chỉ khi nó đưa ra những dự đoán đúng. Trong bước này, các nhà kinh tế học cần phải tập hợp số liệu để kiểm chứng lại giả thuyết. nếu kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thuyết đưa ra thì giả thuyết đó được công nhận và ngược lại, giả thuyết đó sẽ bị bác bỏ.

Tuy nhiên đưa ra kết luận cuối cùng cần phải có sự thận trọng. Có hai vấn đề liên quan đến việc giải thích các số liệu kinh tế:

  • Giả định các yếu tố khác không đổi
  • Quan hệ nhân quả của các biến số.

Phương pháp so sánh tĩnh

Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến số luôn đi kèm với giả định các yếu tố khác không đổi (Ceteris Paribus). Vì các vấn đề nghiên cứu trong kinh tế học là thế giới thực, là cuộc sống nên các biến số luôn luôn thay đổi và chịu tác động của rất nhiều nhân tố cùng một lúc. Vì thế, muốn kiểm tra các giả thuyết về các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, các nhà kinh tế thường phải sử dụng các kỹ thuật phân tích thống kê được thiết kế riêng cho trường hợp các yếu tố khác không thể cố định được.

Quan hệ nhân quả

Các giả thuyết kinh tế thường mô tả quan hệ giữa các biến số mà sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân khiến cho biến số khác thay đổi theo. Biến chịu sự tác động gọi là biến phụ thuộc, còn biến thay đổi tác động đến các biến khác gọi là biến độc lập. Biến độc lập ảnh hưởng đến các biến phụ thuộc, nhưng bản thân lại chịu sự tác động của các biến khác ngoài mô hình.

Một sai lầm thường mắc phải khi phân tích số liệu là kết luận sai lầm về quan hệ nhân quả: Sự thay đổi của biến số này là nguyên nhân sự thay đổi của biến số kia bởi vì chúng có xu hướng xảy ra đồng thời. Vì sự nguy hiểm khi đưa ra kết luận về mối quan hệ nhân quả nên các nhà kinh tế học thường sử dụng các phép thử thống kê để xác định xem liệu sự thay đổi của biến số này có phải là nguyên nhân gây nên sự thay đổi của biến số kia hay không.

Quản trị suy cho đến cùng là quản trị con người, trong mỗi con người hay nhóm người đều có những đặc điểm tâm – sinh lý khác nhau. Muốn quản trị có hiệu quả thì trước hết phải hiểu về họ; hiểu được họ là điều không dễ, nhưng để thỏa mãn được những nhu cầu của họ lại càng khó khăn và phức tạp hơn nhiều lần, nó luôn luôn là mục đích vươn tới của các nhà quản trị. Tâm lý con người thường hay thay đổi theo sự biến đổi của hiện thực khách quan, do đó làm cho hoạt động quản trị vốn đã khó khăn phức tạp lại càng làm thêm khó khăn và phức tạp. Mặt khác, con người là tổng hoà cho các mối quan hệ xã hội, sống trong một tổ chức, ở đó mỗi người có mối quan hệ nhiều mặt với cộng động mang tính xã hội như: quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ bạn bè đồng nghiệp … chúng đan xen vào nhau tạo thành những mối quan hệ phức hợp, tác động thường xuyên và chi phối lẫn nhau.

* Các yếu tố môi trường hoạt động của tổ chức

Các yếu tố này luôn biến động, cùng một lúc có thể có nhiều yếu tố tác động bất lợi tạo nên những rủi ro thách thức to lớn đối với tổ chức, trong đó có những yếu tố vượt khỏi tầm kiểm soát của các nhà quản trị.

Như vậy, quản trị có hiệu quả là một công việc khó khăn và phức tạp nhất trong những công việc khó khăn và phức tạp.

Lao động quản trị là lao động sáng tạo

Khác với lao động thông thường, lao động quản trị chủ yếu là lao động bằng trí lực. Sản phẩm của lao động quản trị trước hết là các quyết định của nhà quản trị, trong bất cứ một quyết định quản trị nào cũng chứa đựng một hàm lượng khoa học nhất định. Sự phù hợp trong các tình huống, trong từng giai đoạn khác nhau của các quyết định quản trị làm cho nó mang tính khả thi, tất yếu, các sản phẩm đó phải bằng sự lao động sáng tạo.

Quản trị vừa là khoa học vừa là một nghệ thuật

Bởi quản trị không những đòi hỏi phải hoàn thành các mục tiêu đã đề ra mà phải hoàn thành chung với hiệu quả cao nhất.

* Tính khoa học của quản trị thể hiện:

+ Thứ nhất, quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các quy luật khách quan. Điều đó, đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật chung và riêng của tự nhiên và xã hội.

+ Thứ hai, trên cơ sở am hiểu các quy luật khách quan mà vận dụng tốt nhất các thành tựu khoa học. Trước hết là triết học, kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, toán học, tin học, điều khiển học, công nghệ học … Cùng với những kinh nghiệm trong thực tế vào thực hành quản trị.

+ Thứ ba, quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi tổ chức trong từng giai đoạn cụ thể. Điều đó, đòi hỏi các nhà quản trị vừa kiên trì các nguyên tắc vừa phải vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức và các kỹ năng quản trị phù hợp cho từng điều kiện hoàn cảnh nhất định.

* Tính nghệ thuật quản trị thể hiện:

Kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, cái ‘’mẹo’’ của quản trị. Nếu khoa học là sự hiểu biết kiến thức có hệ thống, thì nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng cho phù hợp trong từng lĩnh vực, trong từng tình huống. Sau đây là những ví dụ về nghệ thuật ở một số lĩnh vực cụ thể:

+ Nghệ thuật dùng người:

Nói về thuật dùng người, Khổng Tử đã có dạy: ‘’ Dụng nhân như dụng mộc ‘’. Mỗi con người đều có những ưu – nhược điểm khác nhau, nếu biết sử dụng thì người nào cũng đều có ích, họ sẽ cống hiến nhiều nhất cho xã hội, cho cộng đồng mà họ đang sinh sống. Điều đó, đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu các đặc điểm tâm lý của từng người, nên sử dụng học vào việc gì, ờ đâu là phù hợp nhất. Có như vậy, mỗi cá nhân mới có điều kiện, cơ hội phát huy hết khả năng của mình, cống hiến nhiều nhất cho tập thể.

+ Nghệ thuật giáo dục con người.

Để giáo dục con người, thông thường người ta sử dụng các hình thức: khen, chê, thuyết phục, tự phê bình và phê bình, khen thưởng và kỷ luật … Nhưng không phải lúc nào cũng có tác dụng tích cực.Với ai, nên áp dụng hình thức nào, biện pháp gì, mức độ cao hay thấp, và nó được tiến hành trong không gian và thời gian nào ? đều là những vấn đề mang tính nghệ thuật. Bởi mỗi quyết định khác nhau sẽ cho ra các kết quả không giống nhau. Sự không phù hợp chẳng những không giúp cho con người ta phát triển theo chiều hương tích cực mà trái lại sẽ làm tăng thêm tính tiêu cực trong tư tưởng lẫn hành vi của họ.

+ Nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp:

Được thể hiện trong quá trình giao tiếp. Sự lựa chọn lời nói, cách nói và thái độ phù hợp với người nghe là nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp. Ca dao Việt Nam có câu: ‘’ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau ‘’ đó là tư tưởng cơ bản của thuật lựa lời trong giao tiếp. Cách nói thẳng, nói tình thái, nói gợi ý, nói triết lý, nói hiển ngôn, nói hàm ngôn là những cách nói cần lựa chọn cho phù hợp với từng trình độ, tâm lý của người nghe. Thái độ tôn trọng, thành ý, khiêm tốn, vui vẽ, hoà nhã, tự tin, điềm đạm, linh hoạt … ứng xử là nghệ thuật giao tiếp không thể thiếu trong quá trình giao tiếp.

Tóm lại: khoa học chỉ tồn tại trong lý thuyết còn nghệ thuật hiện diện trong thực tế. Hay nói cách khác, nghệ thuật xuất hiện trong qúa trình vận dụng các khoa học đó vào thực tiễn.

Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu quản trị học :

Đối tượng nghiên cứu: Quá trình quản trị diễn ra trong một tổ chức, một doanh nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề quản trị ở cấp vi mô – tổ chức, doanh nghiệp. Không nghiên cứu ở quản lý vĩ mô nhà nước.

Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp luận của duy vật biện chứng, phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống .

Đối tượng nghiên cứu là gì ví dụ?

Các hiện tượng, biểu hiện, hoạt động, sự kiện... được khoa học quan sát, nghiên cứu, phân tích - đều được gọi là đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: hiện tượng tiêu cực, biểu hiện suy thoái, hoạt động kinh doanh, thói quen uống coffee...

Phạm vi nghiên cứu là gì?

Phạm vi nghiên cứu (research scope) là phạm vi hoặc giới hạn của một dự án nghiên cứu hoặc chương trình nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của triết học là gì?

Đối tượng nghiên cứu của triết học là: Tiếp tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trên lập trường duy vật; nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người.

Đối tượng nghiên cứu của khoa học giáo dục là gì?

Họat động giáo dục (HĐGD) – đối tượng nghiên cứu của Giáo dục học được hiểu với hàm nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các tác động giáo dục được định hướng theo mục đích xác định, được tổ chức một cách hợp lý, khoa học nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người.