Cây chó đẻ có tên gọi khác là gì năm 2024

(SKDS) - Cây chó đẻ còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu. Tên Hán Việt khác như trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn). Có hai loại: diệp hạ châu ngọt (phyllanthus urinaria L.) và diệp hạ châu đắng (phyllanthus amarus schum et thonn), cùng họ thầu dầu (euphorbiaceae). Cả 2 loại đều giàu dược tính nên ngay từ xa xưa, 2 loại này đã được dùng làm thuốc. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây (được cắt phần trên mặt đất của cây).

Đông y cũng cho rằng cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát khuẩn, tốn ứ, thông huyết, điều kinh, thanh cân, hạ nhiệt..., thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh đau gan, đau thận, bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, bệnh chứng ở ngoài da.

Cây chó đẻ có tên gọi khác là gì năm 2024

Cây chó đẻ (diệp hạ châu).

Ngoài ra, cây chó đẻ còn trị được nhiều bệnh, dưới đây, xin nêu một số cách trị bệnh từ cây chó đẻ:

- Chữa viêm gan B: cây chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang.

- Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng: cây chó đẻ sao khô 100g sắc nước 3 lần. Trộn chung nước sắc, thêm 150g đường, đun sôi cho tan đường, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 - 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

- Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amip, ứ mật, nhiễm độc): cây chó đẻ sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g. Sắc nước uống hằng ngày.

- Chữa nhọt độc sưng đau: dùng một nắm cây chó đẻ với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau.

- Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ: dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống.

Cây hy thiêm.

- Chữa sốt rét: dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc mỗi vị 4g đem sắc với 600ml nước, còn 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.

- Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm: dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần (y học dân gian Ấn Độ).

Lưu ý tránh nhầm lẫn với cây chó đẻ là cây hy thiêm (siegesbeckia orientalis - thuộc họ cúc).

BS. Hoàng Long

Người dân thường dùng cây Diệp hạ châu để chữa sản hậu ứ huyết gây đau bụng, đau họng, viêm họng, mụn nhọt, đinh râu, lở ngứa, viêm da, tưa lưỡi ở trẻ em (bôi nước cốt lấy từ cây giã nhuyễn), chàm má (đắp lá đã giã). Ngoài ra, Diệp hạ châu còn dùng trong chữa rắn rết cắn, bệnh gan, sốt với liều lượng không hạn chế.

Theo y học hiện đại

Trong điều trị viêm gan

Nhiều công trình nghiên cứu của trong nước và cả nước ngoài (Ấn Độ, Nhật Bản…) đã chứng minh công dụng giải độc gan và điều trị bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan siêu vi B của các hoạt chất có trong Diệp hạ châu. Một số chế phẩm từ Diệp hạ châu cũng đã được phân phối ra thị trường như bột Phyllanthin của nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu 2001), Hepamarin của nhóm nghiên cứu Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y 1990 – 1996)...

Trong điều trị giải độc

Người dân ở Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ đã dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, ký sinh trùng hệ tiêu hoá. Ở Malaysia, theo kinh nghiệm dân gian, Diệp hạ châu có thể trị các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm da, viêm âm đạo, giang mai…

Trong điều trị bệnh đường tiêu hoá

Diệp hạ châu có khả năng kích thích trung tiện, kích thích ăn ngon. Người Ấn Độ cũng dùng cây thuốc để chữa các bệnh vàng da, viêm gan, táo bón, kiết lỵ, viêm đại tràng và thương hàn. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng vị thuốc này trị chứng rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày…

Trong điều trị bệnh đường hô hấp

Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để điều trị các bệnh trên đường hô hấp như ho, lao phổi, viêm phế quản, hen phế quản…

Trong điều trị giảm đau

Theo nghiên cứu của Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil trên một vài loại Phyllanthus cho thấy, Diệp hạ châu cho tác dụng giảm đau mạnh hơn hoạt chất morphin gấp 3 lần và gấp 4 lần so với indomethacin. Tác dụng này của Diệp hạ châu là do hỗn hợp hoạt chất steroid và ester ethyl (beta sitosterol và stigmasterol), acid gallic.

Trong tác dụng lợi tiểu

Tại một số nước, Diệp hạ châu đã được dùng để làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng theo kinh nghiệm dân gian. Ngoài ra, một alkaloid trong Diệp hạ châu còn có tác dụng chống co thắt cơ trơn và cơ vân, nên có thể ứng dụng trong điều trị sỏi thận, sỏi mật.

Trong điều trị tiểu đường

Theo một số nghiên cứu trên Diệp hạ châu vào khoảng những năm 1995, cho thấy tác dụng hạ đường huyết đáng kể khi dùng thuốc trên những bệnh nhân đái tháo đường trong 10 ngày.