Đơn vị số phẩy trên đầu là đơn vị gì năm 2024

- Muốn đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu “phẩy”, sau đó đọc phần thập phân.

Ví dụ: 286,703 đọc là: hai trăm tám mươi sáu phẩy bảy trăm linh ba.

- Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết phần nguyên, viết dấu “phẩy”, sau đó viết phần thập phân.

Các tài liệu khoa học tiếng Việt bắt buộc phải sử dụng Hệ thống Đơn vị đo lường Quốc tế (SI). Ngoài ra, còn có một số điểm quan trọng khác cần lưu ý trong việc trình bày các con số và đơn vị đo lường, trước khi tìm hiểu hệ SI một cách chi tiết.

  • Dấu thập phân: bắt buộc là dấu phẩy. Nếu trong một số chương trình máy tính không thay đổi được dấu thập phân, có thể chấp nhận dấu thập phân của hệ đo lường Anh (dấu chấm) trong hình hay chuỗi số liệu do chương trình đó xuất ra, nhưng không chấp nhận trong bản văn.
  • Dấu đơn vị số:đối với các số từ hàng nghìn trở lên (trừ số của năm lịch), có hai lựa chọn là dùng dấu chấm hoặc khoảng trắng dính để chia từng nhóm ba số ở hai bên dấu thập phân. Ví dụ: viết 1.000 hoặc 1 000, không viết 1000; viết 15.693 hoặc 15 693, không viết 15693; viết 987.654.321 hoặc 987 654 321, không viết 987654321; viết 12.345,67 hoặc 12 345,67, không viết 12345,67 hoặc 12345.67; viết 10.234,567.89 hoặc 10 234,567 89, không viết 10.234,56789 hay 10 234,56789;...
  • Số nhỏ hơn 10:viết bằng chữ mà không viết số, trừ trường hợp đó là thành phần đánh số hay có một theo sau:
    • viết: điều thứ hai, một số trường hợp, nhà có ba người, bao gạo nặng năm kilogram, bao gạo nặng 5 kg, chiếc xe dài 7,5 m, em bé cao một mét hai,...
    • không viết: điều thứ 2, 1 số trường hợp, nhà có 3 người, bao gạo nặng năm kg, bao gạo nặng 5 kilogram, chiếc xe dài 7,5 mét, em bé cao 1 mét 2,...
  • Các chuỗi số:nếu các chuỗi số hay giá trị thuộc một khoảng được biểu diễn bằng số đầu và số cuối liên kết nhau bằng dấu gạch nối (ngắn):
    • không dùng khoảng trắng trước và sau dấu gạch nối. Ví dụ: "các trang 18-20", không viết "các trang 18 - 20"; viết "tỉ lệ đạt khoảng 50-75 phần trăm", không viết "tỉ lệ đạt khoảng 50 - 75 phần trăm";
    • không dùng lẫn lộn "từ" và "kí hiệu" biểu thị khoảng giá trị. Ví dụ: viết "các em học sinh khoảng từ 14 đến 16 tuổi" hoặc "các em học sinh khoảng 14-16 tuổi", không viết "các em học sinh khoảng từ 14-16 tuổi",...

Các quy tắc cơ bản của hệ SI

  • Quy tắc chung:chỉ sử dụng đơn vị đo lường được chấp nhận của hệ SI để biểu diễn các giá trị về số lượng; các đơn vị tương đương khác hệ được đặt trong ngoặc đơn sau đơn vị SI và chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết cho đối tượng đọc.

Dưới đây là trích đoạn một số quy tắc trình bày các đơn vị đo lường theo hệ SI.

Quy tắc Giải thích Ví dụ đúng Ví dụ sai Viết tắt Chỉ sử dụng chữ viết tắt tiêu chuẩn của đơn vị đo lường, các tiền tố, hậu tố và tên gọi chính thức


Không có dấu chấm sau chữ viết tắt của đơn vị Không dùng các cách viết ppm, ppb, ppt hay "phần triệu", "phần tỉ",... để định lượngs hoặc giây; m3/s hoặc mét khối trên giây


2,0 µL/L; 2,0 x 10-6 V; 4.3 nm/m; 4,3 x 10-9 l 10 sec; 75 cc; 175 mps


1,6 ppm; 2,3 ppb; 0,45 ppt Số nhiều Đơn vị đo lường không thay đổi theo số nhiều hay số ítl \= 75 cm l \= 75 cms Nhân hoặc chia nhiều đơn vị Dấu chấm giữa (·) hoặc một khoảng trắng biểu thị phép nhân giữa hai đơn vị liền kề (trong trình xử lí văn bản, dấu này được nhập tắt bằng cách nhấn giữ phím Alt và gõ các số 0183 từ bàn phím số) Tin mới

  • English
  • Truyền hình
  • Đăng nhập

Tất cả chuyên mục

Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú - TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

Đơn vị số phẩy trên đầu là đơn vị gì năm 2024

Văn hóa 09:16, 30/05/2019 GMT+7

Chuyện về dấu chấm, dấu phẩy và cách viết tắt

Đơn vị số phẩy trên đầu là đơn vị gì năm 2024

BP - Xưa nay, có không ít người chẳng quan tâm tới việc đặt hay để dấu chấm, dấu phẩy hoặc cách viết tắt. Thế nhưng hệ lụy của việc đơn giản này lại mang đến hậu quả không hề nhỏ. Thế hệ chúng tôi ngày xưa, khi học chính tả được cô giáo dạy rất kỹ về các thành phần của câu và thế nào là câu đơn, câu phức; thế nào là câu cụt, câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ... Sau một câu phải có dấu chấm, còn dấu phẩy chỉ để phân biệt các thành phần trong câu. Dấu chấm phẩy là để ngắt câu trong câu phức.

Còn trong toán học thì để phân biệt giữa các số đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, chục ngàn, triệu, tỷ, ngàn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ thì dùng dấu chấm. Đối với dấu phẩy chỉ sử dụng trong trường hợp đó là số thập phân. Từ ngày học phổ thông, rồi học đại học và đi làm đều áp dụng vậy nên đã thành quen. Đến khi được đọc sách nước ngoài và cả ra nước ngoài, giao tiếp với bạn quốc tế, tôi mới biết người Anh và người Mỹ viết con số không giống như ở Việt Nam. Cụ thể, họ viết trước 3 số 0 là dấu phẩy. Ví dụ, một ngàn USD thì cách họ viết là 1,000 USD. Còn người Đức thì lại viết giống như quy định của Việt Nam. Ví dụ: Một ngàn USD họ cũng viết là 1.000 USD.

Có lẽ để tránh sự nhầm lẫn trong việc dùng dấu chấm, dấu phẩy trong các cơ quan hoạt động ở lĩnh vực tài chính, nhất là các cơ quan thuế, ngày 27-2-2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Tại Điều 3 của thông tư này quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

Sửa đổi Điểm k, Khoản 1, Điều 4: Hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt. Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn () hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt. Chữ số ghi trên hóa đơn là các chữ số tự nhiên: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; Người bán được lựa chọn: sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị hoặc sử dụng dấu phân cách số tự nhiên là dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị trên chứng từ kế toán. Dòng tổng tiền thanh toán trên hóa đơn phải được ghi bằng chữ. Trường hợp chữ trên hóa đơn là chữ tiếng Việt không dấu thì các chữ viết không dấu trên hóa đơn phải đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch nội dung của hóa đơn.

Với quy định nêu trên, nếu là người không có nghiệp vụ kế toán thì rất khó hiểu và không ít người sẽ chẳng biết viết như thế nào. Nói tóm lại, với quy định đã nêu thì trong hóa đơn có thể hiện các số có chữ số hàng đơn vị, hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ thì phải viết cả dấu phẩy và dấu chấm. Ví dụ: Với 1 tỷ đồng thì sẽ phải viết là 1,000.000.000 đồng. Nếu quy định sau hàng đơn vị cũng giống như hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ... thì đơn giản biết mấy và người thực hiện cũng dễ nhớ, dễ làm và không nhầm lẫn. Còn trong thực tế cho thấy với 1 tỷ đồng, người ta cũng sử dụng dấu chấm để phân biệt hàng nghìn với hàng triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ. Vì thế, quy định như trên vừa rắc rối lại vừa thừa.

Về các trường hợp được phép viết tắt trên hóa đơn, tại Khoản 3, Điều 18 của Luật Kế toán năm 2015 quy định như sau: Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai. Theo quy định nêu trên thì trong bất kỳ chứng từ kế toán nào cũng không được phép viết tắt chữ nào.

Luật quy định là vậy, nhưng tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định như sau: Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: “phường” thành “P”; “quận” thành “Q”, “thành phố” thành “TP”, “Việt Nam” thành “VN” hoặc “cổ phần” là “CP”, “trách nhiệm hữu hạn” thành “TNHH”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “sản xuất” thành “SX”, “chi nhánh” thành “CN”... nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Với quy định đã nêu thì Luật Kế toán năm 2015 không cho phép viết tắt bất kỳ chữ nào trên hóa đơn. Thế nhưng trong Thông tư số 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính lại cho phép viết tắt hàng loạt chữ. Như vậy, người thực thi nhiệm vụ có liên quan đến vấn đề này biết làm thế nào. Nếu thực hiện theo Luật Kế toán thì làm trái với thông tư quy định của Bộ Tài chính và ngược lại. Để tránh những bất cập nêu trên, đã đến lúc các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản cần có sự giám sát, rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật cao hơn, nhằm tránh những quy định chồng chéo, bất cập như những trường hợp đã nêu