Bí thư thành ủy hà nội tên là gì năm 2024

Nhân dịp bước vào năm mới Quý Mão 2023, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã dành thời gian trao đổi với báo chí về những thành tựu nổi bật mà Thủ đô đạt được trong năm qua và những định hướng lớn trong năm mới.

Phóng viên: Đồng chí đánh giá như thế nào về bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đô năm 2022?

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Năm 2022, mặc dù rất khó khăn bởi tác động tình hình quốc tế và trong nước, nhưng chúng ta đã đạt được kết quả toàn diện. Các chỉ số đều cho thấy bức tranh kinh tế - xã hội Thủ đô có nhiều khởi sắc.

Hà Nội hoàn thành 22/22 chỉ tiêu phát triển đã đề ra, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP tăng 8,89% (vượt kế hoạch đề ra là 7-7,5% và cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước - 8,02%). Quy mô kinh tế của Hà Nội đạt 1,2 triệu tỷ đồng (tương đương 50 tỷ USD).

Lần đầu tiên Hà Nội thu ngân sách vượt 300 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 332.000 tỷ đồng, vượt dự toán Trung ương giao; trong đó năm 2022 là năm thứ hai liên tiếp Hà Nội có số thu nội địa dẫn đầu cả nước với số thu 303 nghìn tỷ đồng; nghĩa là thu từ thuế, phí, là khoản thu có tính bền vững, rất quan trọng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 141,8 triệu đồng. Lượng khách quốc tế và tổng thu từ khách du lịch cùng tăng hơn 4-5 lần so với năm trước.

Toàn thành phố thu hút được gần 1,7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng hơn 10% so với năm 2021. Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt gần 30.000 doanh nghiệp, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Thành phố còn giải quyết việc làm cho 203.000 lao động, đạt 126,9% kế hoạch, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2021.

Phóng viên: Dư luận thời gian qua rất đồng tình và đánh giá cao việc Thành ủy chỉ đạo đưa ra quyết sách tập trung đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2025 vào 3 lĩnh vực là y tế, giáo dục và văn hóa. Xin đồng chí cho biết cụ thể vì sao Thành ủy lại có lựa chọn này?

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Chúng ta đều biết nguồn lực đầu tư, nhất là từ ngân sách Nhà nước còn rất khó khăn; phải tránh đầu tư dàn trải. Do đó, Thành ủy Hà Nội với quan điểm nhất quán trong lãnh đạo là luôn phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm đã quyết định chỉ đạo lựa chọn tập trung đầu tư vào 3 lĩnh vực có thể coi là rất cấp thiết, tiềm năng, lợi thế, động lực phát triển mới của Thủ đô nghìn năm văn hiến, tức là đầu tư các lĩnh vực y tế, giáo dục và di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn.

Đối với y tế, vừa qua chúng ta tập trung phòng, chống dịch Covid-19, qua đó phát hiện nhiều bất cập. Trước nhu cầu từ thực tiễn đặt ra, chúng ta sẽ xây dựng một số bệnh viện lớn ở các cửa ngõ thành phố.

Còn về giáo dục, Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục, đào tạo lớn nhất cả nước; mặt khác, Hà Nội vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Như chúng ta đều biết, giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đối với Hà Nội, yêu cầu, nhiệm vụ của Trung ương, Bộ Chính trị, cũng như định vị của chúng ta là trở thành trung tâm giáo dục của cả nước. Điều này được nêu rõ trong Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiều kỳ nay.

Do đó, thành phố phải tập trung đầu tư, cả vật chất và con người. Trong đó về vật chất, phải quyết tâm để 100% trường phổ thông của thành phố đạt chuẩn quốc gia. Đồng thời, chúng ta sẽ đầu tư từng bước nâng cao chất lượng; đổi mới chương trình dạy và học sát thực tiễn, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài...

Còn lĩnh vực văn hóa, Hà Nội có tiềm năng rất lớn với 5.922 di tích văn hóa lịch sử có thể nói là tầng tầng lớp lớp, chưa kể các di sản văn hóa phi vật thể, các lễ hội, làng nghề... Nhưng nhiều nơi di tích xuống cấp nặng nề, hiệu quả khai thác các di tích, di sản văn hóa, nhất là gắn với dịch vụ, du lịch còn rất hạn chế. Do đó, phải tập trung đầu tư vào lĩnh vực này, vừa kịp thời bảo tồn, tôn tạo di tích; vừa từng bước đưa các giá trị văn hóa này trở thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, đem lại sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân.

Phóng viên: Cùng với chủ trương ưu tiên đầu tư cho văn hóa, năm 2022, thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc, Thành ủy Hà Nội là cấp ủy cấp tỉnh đầu tiên trên cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa? Xin đồng chí chia sẻ những kết quả bước đầu qua gần 1 năm thực hiện?

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ thành phố nhằm hiện thực hóa những chỉ đạo rất quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị văn hóa toàn quốc; đặc biệt là nhằm khơi mở nguồn lực văn hóa nghìn năm của Thăng Long - Hà Nội, đặt văn hóa tương xứng với phát triển kinh tế, đưa văn hóa thực sự trở thành nguồn lực nội sinh cho Thủ đô phát triển.

Dù mới ban hành đầu năm, nhưng qua triển khai thực hiện, Nghị quyết đã đi vào đời sống, đem lại những kết quả cụ thể.

Trong 2 năm 2021-2022, đã hoàn thành xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp 150 công trình y tế cơ sở (trạm y tế, phòng khám đa khoa), riêng năm 2022 là 73 cơ sở; hoàn thành tu bổ, tôn tạo 181 di tích (4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 114 di tích cấp quốc gia, 63 di tích cấp Thành phố), riêng năm 2022 là 85 di tích; hoàn thành 143 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, riêng năm 2022 là 70 trường.

Tháng 12 vừa qua, lần đầu tiên Hà Nội đã mang không gian quảng bá Di sản Hoàng thành Thăng Long đến triển lãm tại đô thị di sản Provins, vùng Ile-de-France, Cộng hòa Pháp... Chúng ta đang triển khai các bước đi quan trọng nhằm phục dựng Điện Kính Thiên, phát huy mạnh mẽ sức hút của Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long.

Thành phố cũng đã chỉ đạo chuẩn bị các thủ tục cần thiết để sang năm mới sẽ khởi công dự án Đền thờ Ngô Quyền tại huyện Đông Anh. Đây là công trình có ý nghĩa văn hóa, tâm linh sâu sắc, là tâm nguyện của nhân dân, nhưng cũng là cách chúng ta tăng thêm sức hút cho Khu di tích Thành Cổ Loa, phát triển dịch vụ, du lịch, tạo sinh kế cho người dân trong vùng.

Chúng ta còn chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh gắn với các phong trào thi đua từ cơ sở, đi sâu vào yếu tố con người, gia đình như các mô hình “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, "Tổ dân phố văn hóa"; qua đó hướng tới một Hà Nội văn minh, hiện đại, nhưng có chiều sâu về văn hóa, nơi bản sắc văn hóa nghìn năm tỏa ra từ lời nói, cử chỉ, việc làm, từ những ứng xử của con người trong gia đình, giữa cộng đồng và với bạn bè đến với Thủ đô.

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết, thành phố đã chuẩn bị gì cho kế hoạch năm 2023 để tiếp đà phát triển của năm qua?

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Năm 2023 dự báo sẽ rất khó khăn, nhất là trước nguy cơ lạm phát cao, suy thoái kinh tế, diễn biến dịch bệnh, tình hình chính trị thế giới...

Quan điểm chỉ đạo của Thành ủy là các cấp ủy, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố đến cơ sở phải phát huy những kết quả đạt được và kinh nghiệm đã có, tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát hơn nữa; tăng cường kiểm tra, giám sát, đổi mới phương thức lãnh đạo có trọng tâm, trọng điểm, đề cao trách nhiệm, sự gương mẫu của người đứng đầu các cấp.

Chúng ta phải tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia, ủng hộ của nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhất là những nhiệm vụ lớn, nhiệm vụ mới, nhiệm vụ khó.

Thành ủy đã chỉ đạo các cấp, ngành và địa phương phải tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp dựa trên đổi mới công nghệ, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa theo Nghị quyết của Thành ủy gắn với phát triển thương mại - dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá và phát triển du lịch. Đối với ngành nông nghiệp, chúng ta sẽ tiếp tục tái cơ cấu và phát triển theo chiều sâu; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao...

Thành phố phấn đấu hoàn thành 22/22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó cố gắng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP tăng 7% trở lên; kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tăng dưới 4,5%...

Chúng ta đồng thời phải tập trung thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa tạo sức bật mới cho sự phát triển của Thủ đô trước mắt và lâu dài. Đó là hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thành dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)…

Phóng viên: Trong không khí vui mừng, phấn khởi đón mừng Xuân mới Quý Mão, đồng chí nhắn gửi điều gì đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân Thủ đô?

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Như trên tôi đã nói, nhiệm vụ đặt ra cho năm 2023 có thể nói là khá nhiều, lại đều có ý nghĩa quan trọng, khó khăn, thử thách nên đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm cao của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của nhân dân.

Tôi tin tưởng và đề nghị các cấp, ngành, địa phương, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền vào cuộc thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động. Mỗi đồng chí cán bộ chủ chốt các cấp thành phố phải gương mẫu, đi đầu bắt tay vào hành động một cách tâm huyết, trách nhiệm, đam mê với công việc và thể hiện một tình yêu dành cho Hà Nội Thủ đô nghìn năm văn hiến của chúng ta.

Trong quá trình triển khai nhiệm vụ, các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện đúng nguyên tắc “dân là gốc”, có sự đồng hành của dân thì khó khăn nào cũng sẽ vượt qua.

Với sự đồng hành, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, của các doanh nghiệp và nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, Hà Nội thân yêu của chúng ta sẽ tiếp tục đạt được những thành tích to lớn hơn nữa trong năm mới như lời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dặn dò.

Xin gửi những lời chúc mừng tốt đẹp nhất, những mong ước sức khỏe, hạnh phúc và thành công tới toàn thể cán bộ, nhân dân, các chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô!

Thường trực Thành ủy Hà Nội gồm những ai?

Thường trực Thành ủy.

NGUYỄN THẾ THẢO - UVTƯ Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố.

3 . NGUYỄN CÔNG SOÁI- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy..

NGÔ THỊ DOÃN THANH - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố.

TƯỞNG PHI CHIẾN- Phó Bí thư Thành ủy..

Thành ủy Hà Nội chính thức được lập lại do ai làm Bí thư?

Tháng 3 năm 1937, Thành ủy Hà Nội chính thức được lập lại do đồng chí Lương Khánh Thiện trực tiếp làm Bí thư. Đồng chí Trần Quốc Hoàn đã tham gia Ban Thường vụ Thành ủy làm Phó Bí thư rồi Bí thư Thành ủy [1].nullNGHIÊN CỨU -TRAO ĐỔI - Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phongdtcblehongphong.hanoi.gov.vn › nghien-cuu-trao-doi › view_content › 55...null

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng sinh năm bao nhiêu?

Đinh Tiến Dũng (sinh ngày 10 tháng 5 năm 1961) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khóa XV.nullĐinh Tiến Dũng – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Đinh_Tiến_Dũngnull

Ai là Bí thư Đảng bộ Hà Nội đầu tiên?

Thành ủy Hà Nội được chính thức thành lập do Nguyễn Ngọc Vũ làm Bí thư cùng hai ủy viên là Lê Đình Tuyển và Đỗ Danh Cưu.nullThành ủy Hà Nội – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Thành_ủy_Hà_Nộinull