Đóng bảo hiểm xã hội 20 nam được hưởng bao nhiêu phần trăm?

Hiện nay, vấn đề đóng bảo hiểm xã hội và hưởng lương hưu được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn.

Theo đó, mức hưởng lương hưu hằng tháng được quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và được hướng dẫn bởi khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

 

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính theo công thức sau:

Mức hưởng lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính như sau: 

- Đối với lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% - tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

- Đối với lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Năm nghỉ hưu

Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

Như vậy, lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa.

* Tóm lại, hiện nay, nếu người lao động muốn được hưởng lương hưu với tỷ lệ tối đa [75%] thì cần phải đáp ứng đủ điều kiện hưởng lương hưu và bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 30 năm đối với nữ và 35 năm đối với nam.

Ngoài ra, đối với người lao động hưởng lương hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động thì tỷ lệ [%] hưởng lương hưu hằng tháng cũng sẽ được tính như trên nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì sẽ bị giảm 2%. 

 

Lao động nam cần 35 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu tối đa; còn lao động nữ cần 30 năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu cao nhất.

Cách tính lương hưu khi lạm phát như thế nào?

Theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Chính phủ sẽ quy định việc điều chỉnh tiền lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội [tức là điều chỉnh tiền lương hưu khi lạm phát].

Như vậy, khi có lạm phát thì Chính phủ sẽ điều chỉnh tiền lương hưu [tăng lương hưu] cho phù hợp với tình hình thực tế của từng thời kỳ.

Hiện nay, mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH ngày 31-12-2021.

Khi có luật mới thì mức đóng bảo hiểm thế nào?

Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang được Chính phủ lấy ý kiến nhân dân, lao động nam tham gia bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến dưới 20 năm thì lương hưu cho mỗi năm đóng được tính bằng 2,25% tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức lương hưu với lao động nam thuộc nhóm này dao động từ 33,75% đến 42,75%.

Trường hợp lao động nam đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên thì hưởng lương hưu với mức 45% và cộng thêm 2% cho mỗi năm đóng sau đó. Muốn hưởng tối đa 75%, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm.

Đối với lao động nữ đóng 15 năm bảo hiểm xã hội thì hưởng lương hưu tối thiểu 45% và sau đó cộng thêm 2% cho mỗi năm tham gia. Để hưởng mức tối đa 75%, lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm.

Như vậy, so với quy định hiện hành, người lao động vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội tối đa 30 năm đến 35 năm để được hưởng mức lương hưu cao nhất là 75%.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi] được lấy ý kiến đến tháng 4, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6, trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội tháng 10-2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5-2024, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025. 

Đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội [BHXH] thì mức hưởng lương hưu tính thế nào là câu hỏi LuatVietnam thường xuyên nhận được từ độc giả. Đặc biệt, từ 01/01/2021, khi Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực, mức lương hưu hàng tháng sẽ có nhiều thay đổi.

1. Với người lao động tham gia BHXH bắt buộc

1.1 Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường

Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người lao động đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu [chi tiết tuổi nghỉ hưu].

Theo đó, tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu hàng tháng của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường như sau:

Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a] Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b] Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Vậy, người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu, có đủ 20 năm BHXH sẽ được tính mức hưởng lương hưu dưới đây:

Với lao động nữ

Theo quy định trên, 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng 15 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Do đó, mức lương hưu khi đóng đủ 20 năm BHXH tương ứng bằng 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Với lao động nam

- Trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021- 31/12/2021: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng 19 năm đóng BHXH nên đóng đủ 20 năm BHXH thì mức lương hưu bằng 47%.

- Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Đóng đủ 20 năm BHXH mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Ví dụ: Tính đến 07/2021, bà M đủ tuổi nghỉ theo quy định của pháp luật [55 tuổi 04 tháng], có đủ 20 năm đóng BHXH.

Mức lương hưu bà M được hưởng hàng tháng như sau:

15 năm đầu tiên đóng BHXH = 45%.

05 năm tiếp theo đóng BHXH tính thêm 2% = 5 x 2%= 10%.

Vậy lương hưu hàng tháng của bà M sẽ bằng 45%+10%= 55% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Đóng đủ 20 năm BHXH được hưởng lương hưu bao nhiêu/tháng? [Ảnh minh họa]


1.2 Người lao động trong trường hợp bị suy giảm khả năng lao động

Căn cứ khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu trong trường hợp suy giảm khả năng lao động như sau:

Mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Như vậy, thông thường mức lương hưu hàng tháng của người lao động bị suy giảm khả năng lao động được tính như người làm việc trong điều kiện lao động bình thường như trên. Sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Cụ thể như sau:

Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%

Với lao động nữ:

Mức hưởng lương hưu năm 2021 được tính như nghỉ hưu trong điều kiện bình thường: Đủ 20 năm đóng BHXH tương ứng bằng 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định giảm 2%.

Trong khi đó, theo điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% thì có tuổi nghỉ hưu thấp hơn người lao động trong điều kiện bình thường tối đa 05 tuổi. Đồng nghĩa, các đối tượng này nghỉ hưu khi nam từ đủ 55 tuổi 03 tháng, nữ từ đủ 50 tuổi 04 tháng.

Vậy nên, căn cứ quy định trên, mức lương hưu của đối tượng này sẽ dao động từ 45% - 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Với lao động nam:

Theo phân tích ở trên, với lao động nam bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81% thì:

- Trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021-31/12/2021: Mức lương hưu dao động từ 37% - 47% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

- Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Mức lương hưu dao động từ 35% - 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

Theo điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì tuổi nghỉ hưu của các đối tượng này là: nam đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ đủ 45 tuổi 04 tháng [tuổi nghỉ hưu thấp hơn so với người lao động ở điều kiện bình thường là 10 tuổi].

Tương tự phân tích ở trên, mức lương hưu với các đối tượng này là:

Với lao động nữ: Mức lương hưu dao động từ 35% - 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Với lao động nam:

- Trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021 - 31/12/2021: Mức lương hưu dao động từ 27% - 47% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

- Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Mức lương hưu dao động từ 25% - 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trường hợp NLĐ nghỉ hưu do có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

Vẫn tại điểm b Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người lao động có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên sẽ nghỉ hưu khi nam từ đủ 55 tuổi 03 tháng, nữ từ đủ 50 tuổi 04 tháng.

Do đó, mức lương khi về hưu của các đối tượng này như sau:

Với lao động nữ: Mức lương hưu tối đa là 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Với lao động nam:

- Trường hợp nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021-31/12/2021: Mức lương hưu tối đa là 47% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

- Trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Mức lương hưu tối đa là 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Ví dụ: Bà H bị suy giảm khả năng lao động 62%, nghỉ việc hưởng lương hưu vào tháng 08/2021, tính đến thời điểm nghỉ việc đủ 51 tuổi 06 tháng, bà có đủ 20 năm đóng BHXH.

Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà H được xác định: 15 năm đóng BHXH= 45%, 05 năm đóng BHXH còn lại= 5x2%= 10%.

Nếu nghỉ hưu đúng tuổi bà H sẽ được hưởng = 45%+10%= 55% mức bình quân tiền lương/ thu nhập tháng đóng BHXH.

Tuy nhiên bà H bị suy giảm khả năng lao động nên đề nghị xin nghỉ hưu trước tuổi khi 51 tuổi 06 tháng [nghỉ trước tuổi thông thường 55 tuổi 04 tháng là 3 năm 10 tháng]. Do đó, tỷ lệ hưởng bị trừ = [3x2%]+1%= 7%

Vậy bà H được nhận lương hưu mỗi tháng = 55% - 7%= 48% mức bình quân tiền lương/ thu nhập tháng đóng BHXH.

Lương hưu được nhận khi đóng đủ 20 năm BHXH [Ảnh minh họa]


2. Người tham gia BHXH tự nguyện

Căn cứ Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019, người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu khi:

1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a] Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
b] Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Như vậy, để được hưởng lương hưu khi tham gia BHXH tự nguyện trong năm 2021 là nam đủ 60 tuổi 03 tháng; nữ đủ 55 tuổi 04 tháng và đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

Căn cứ Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội, mức hưởng lương hưu của người tham gia BHXH như sau:

Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a] Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b] Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên:

Đối với nữ

Nghỉ hưu từ 2021, 15 năm đóng BHXH tương ứng 45%. Do đó, 20 năm đóng BHXH sẽ được hưởng 55% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Đối với nam

- Nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ 01/01/2021-31/12/2021: 19 năm đóng BHXH tương ứng 45% nên 20 năm đóng BHXH sẽ được hưởng 47% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

- Nghỉ hưu từ ngày 01/01/2022 trở đi: Đủ 20 năm đóng BHXH tương ứng mức lương hưu bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Ví dụ: Tính đến tháng 09/2021, ông D đủ tuổi về hưu theo quy định [60 tuổi 03 tháng]. Tính đến thời điểm nghỉ, ông có 20 năm đóng BHXH tự nguyện.

Khi đó, mức lương hưu của ông D được tính: 19 năm đóng BHXH = 45%

01 năm đóng BHXH còn lại = 1x2% = 2%

Vậy lương hưu hàng tháng của ông D sẽ bằng 45% + 2%= 47% mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH. 

Đóng bảo hiểm bao nhiêu nam thì được hưởng 75%?

Muốn hưởng tối đa 75%, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm. Đối với lao động nữ đóng 15 năm bảo hiểm xã hội thì hưởng lương hưu tối thiểu 45% và sau đó cộng thêm 2% cho mỗi năm tham gia. Để hưởng mức tối đa 75%, lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm.

Đóng bảo hiểm bao nhiêu được hưởng lương hưu?

* Như vậy, theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, người lao động chỉ cần tích lũy từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì sẽ có cơ hội được giải quyết hưởng lương hưu nhưng khi đã bảo đảm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu phần trăm?

Công thức áp dụng tính BHXH 1 lần. Căn cứ theo khoản 2 điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Mức hưởng BHXH 1 lần của người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

1,5 nam đóng bảo hiểm xã hội rút được bao nhiêu tiền?

Cụ thể, cơ quan soạn thảo quy định: “Trường hợp lao động nam đủ điều kiện quy định có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì mỗi năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu là 2,25%”.

Chủ Đề