Electronic commerce là gì

Electronic Commerce (E-Commerce)Thương mại điện tử (E-Commerce). Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ Electronic Commerce (E-Commerce) - một thuật ngữ thuộc nhóm Technology Terms - Công nghệ thông tin.

Độ phổ biến(Factor rating): 5/10

Thương mại điện tử (e-commerce) là tiếp thị, mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ qua Internet. Nó bao gồm toàn bộ phạm vi bán sản phẩm và dịch vụ trực tuyến từ đầu đến cuối. các công cụ thương mại điện tử bao gồm các nền tảng máy tính, ứng dụng, giải pháp, máy chủ và các định dạng phần mềm khác nhau được sản xuất bởi các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và mua bởi các thương gia để tăng doanh thu trực tuyến.

Xem thêm: Thuật ngữ công nghệ A-Z

Giải thích ý nghĩa

Khái niệm thương mại điện tử liên quan đến giao dịch kinh doanh hoặc tài chính tạo điều kiện thanh toán điện tử của các mặt hàng mua từ cửa hàng trực tuyến và các nhà cung cấp dịch vụ. Thương mại điện tử bao gồm một loạt các hoạt động kinh doanh, từ nội dung kỹ thuật số sử dụng cho tiêu dùng trực tuyến để đơn đặt hàng thông thường của hàng hóa trực tuyến. ngân hàng trực tuyến là một hình thức thương mại điện tử. các giao dịch thương mại điện tử được thực hiện giữa các doanh nghiệp, các doanh nghiệp và người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ, các doanh nghiệp và người lao động và người tiêu dùng và doanh nghiệp.

What is the Electronic Commerce (E-Commerce)? - Definition

Electronic commerce (e-commerce) is the marketing, buying and selling of merchandise or services over the Internet. It encompasses the entire scope of online product and service sales from start to finish. E-commerce tools include computer platforms, applications, solutions, servers and various software formats manufactured by e-commerce service providers and purchased by merchants to increase online sales.

Understanding the Electronic Commerce (E-Commerce)

The e-commerce concept relates to business or financial transactions that facilitate electronic payments of items purchased from online stores and service vendors. E-commerce covers a broad range of business activities, from digital content used for online consumption to conventional orders of online merchandise. Online banking is another form of e-commerce. E-commerce transactions are conducted between businesses, businesses and consumers, businesses and government, businesses and employees and consumers and businesses.

Thuật ngữ liên quan

  • Secure Electronic Transaction (SET)
  • Commerce Services Provider (CSP)
  • Automated Merchandising
  • Business Payments Directory (BPD)
  • Clearing House Interbank Payments Company (CHIPS)
  • E-Commerce Advisor (E-Com Advisor)
  • Return Material Authorization (RMA)
  • Tablet Commerce (T-Commerce)
  • Disintermediation
  • E-Distribution

Source: Electronic Commerce (E-Commerce) là gì? Technology Dictionary - Filegi - Techtopedia - Techterm

  • Lê Thị Phương Lan
  • 14/04/2021, 08:38 am
  • 1,191

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hình thức giao dịch thương mại điện tử (E-commerce) là một trong những phương thức không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Hình thức E-commerce đang dần được nhắc đến nhiều hơn trên các diễn đàn thương mại. Vậy E-commerce là gì? Cần nắm rõ những điều gì trước khi hoạt động trong lĩnh vực này? Các mô hình thương mại điện tử bao gồm những mô hình nào? Tất cả được Nhân Hòa giải đáp trong bài viết sau đây.

Mục lục [Ẩn]

  • 1. E-commerce là gì?
  • 2. Ưu điểm của thương mại điện tử E-commerce 
  • 3. Những hạn chế của thương mại điện tử E-commerce
  • 4. Các hình thức kinh doanh thương mại điện tử
  • 5. Lời kết

1. E-commerce là gì?

Electronic Commerce (EC) hay trong tiếng Việt còn được gọi là thương mại điện tử là một thuật ngữ để chỉ những hoạt động liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, buôn bán. Đây là một mô hình kinh doanh cho phép các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện hình thức kinh doanh qua các nền tảng mạng điện tử trong đó bao gồm Internet hoặc các Website ứng dụng di động.

Electronic commerce là gì

E-commerce là gì?

Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, các hệ thống quản lý hàng tồn kho và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu.

Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như điện thoại.

>>> Xem thêm: World Wide Web là gì?

2. Ưu điểm của thương mại điện tử E-commerce 

Các nền tảng như Shopify và WooCommerce cho phép ngay cả những cá nhân ít hiểu biết về công nghệ cũng dễ dàng thiết lập một cửa hàng trực tuyến để có thể bắt đầu kinh doanh online.

Một vài lý do khiến cho thương mại điện tử trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nhân phải kể đến như: 

- Giảm thiểu khoảng cách 

Với hình thức thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ trong thời điểm hiện tại thì việc tiếp cận những khách hàng ở những vùng miền xa xôi thậm chí là trên thế giới sẽ trở nên dễ dàng hơn so với hình thức kinh doanh truyền thống miễn sao nơi đó có thể kết nối được mạng Internet là có thể tiếp cận với sản phẩm dịch vụ của bạn

- Không bị giới hạn về vị trí cửa hàng

Đối với vị trí cửa hàng, các chủ doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ không bị giới hạn về bất cứ một địa điểm kinh doanh nào khi điều hành doanh nghiệp. Chỉ với một chiếc laptop, bạn có thể quản lý doanh nghiệp của mình ở bất kỳ đâu theo ý muốn của bạn

Electronic commerce là gì

Lợi ích của thương mại điện tử E-commerce

- Không bị giới hạn về thời gian

Các cửa hàng truyền thống thường làm việc theo giờ hành chính trung bình khoảng 8 giờ 1 ngày. Tuy nhiên đối với Ecommerce thì sẽ không bị giới hạn về mặt thời gian, các cửa hàng Ecommerce có thể mở 24 giờ mỗi ngày. Điều này cực kỳ thuận tiện cho khách hàng và là cơ hội tuyệt vời cho các thương gia

- Tiết kiệm chi phí

Với mô hình thương mại điện tử, bạn có thể không mất tiền thuê mặt bằng, không cần quá nhiều nhân viên hay cơ sở vật chất. Điều này làm cho một doanh nghiệp thương mại điện tử có lợi thế cạnh tranh về giá và cơ hội gia tăng thị phần đáng kể

- Có thể quản lý tồn kho một cách tự động

Thông qua những công cụ trực tuyến, bạn sẽ kiểm soát được mặt hàng nào còn, số lượng bao nhiêu. Nhờ đó bạn có thể vận hành hiệu quả được doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí và hạn chế bỏ xót hàng hóa

>>> Xem thêm: Khai báo Website thương mại điện tử với Bộ Công Thương

3. Những hạn chế của thương mại điện tử E-commerce

- Xây dựng lòng tin của khách hàng

Đối với các sản phẩm được mua bán online, việc bạn dành được niềm tin của khách hàng cho sản phẩm của mình là rất khó. Lý do là vì đã và đang tồn tại rất nhiều hình thức bán hàng online kém chất lượng hay thậm chí là lừa đảo

Khách hàng khi mua hàng online sẽ không thể trực tiếp nhìn và chạm vào sản phẩm một cách trực tiếp, do đó, họ thường lo lắng về uy tín của cửa hàng, chất lượng sản phẩm cũng như giá cả

- Có khả năng gặp phải sự cố kỹ thuật

Đa số chủ cửa hàng tham gia vào hệ thống E-commerce không phải là một người có kiến thức chuyên sâu về công nghệ. Kỹ thuật cũng là một vấn đề quan trọng có thể ảnh hưởng tới hiệu quả và quá trình vận hành của một Website

Electronic commerce là gì

Những hạn chế của thương mại điện tử E-commerce

- Đối thủ cạnh tranh

Việc bạn bây giờ mới bắt tay vào kinh doanh qua thương mại điện tử có lẽ là thời điểm nó trở thành một thị trường bão hòa. Bên cạnh đó, những chi phí mà bạn bỏ ra có thể sẽ là quá nhỏ so với những đối thủ cạnh tranh cùng ngành

- Vấn đề thanh toán 

Đứng trên phương diện là khách hàng, việc thanh toán đối với hệ thống E-commerce được xem là điểm thu hút lớn đối với họ. Tuy nhiên, khi bạn đang là người kinh doanh, bạn cần phải lường trước những rủi ro phát sinh, đặc biệt là với hình thức nhận hàng thanh toán - COD

4. Các hình thức kinh doanh thương mại điện tử

- Business to business (B2B)

Mô hình công ty với công ty này bao gồm tất cả các giao dịch điện tử, trực tuyến cho hàng hóa hoặc dịch vụ thực hiện giữa các công ty. Mô hình này thường áp dụng với các công ty bán sỉ và nhà sản xuất hàng hóa truyền thống 

- Business to Consumer (B2C)

Đây được gọi là mô hình công ty với người tiêu dùng là loại hình thương mại điện tử được phân biệt bởi sự hình thành mối quan hệ kinh doanh thương mại trong môi trường trực tuyến giữa công ty với khách hàng trực tiếp

- Consumer to Consumer (C2C)

Mô hình người tiêu dùng với người tiêu dùng là loại hình thương mại điện tử bao gồm tất cả các loại giao dịch trao đổi hàng hóa hay dịch vụ người tiêu dùng với nhau, những loại giao dịch này thực hiện thông qua một đơn vị thứ 3 - các sàn giao dịch trực tuyến giúp cho các giao dịch diễn ra

Electronic commerce là gì

Các hình thức kinh doanh thương mại điện tử

- Consumer to Business (C2B)

Đây là loại hình hoàn toàn ngược lại với trao đổi hàng hóa truyền thống. Loại hình thương mại điện tử này khá phổ biến với các dự án được gọi vốn từ cộng đồng. Sẽ có nhiều người chuẩn bị hàng hóa hay sản phẩm của mình để bán cho các công ty đang tìm kiếm chính xác những loại hàng hóa hay dịch vụ đó

- Business to Business to Consumer (B2B2C)

Là một mô hình thương mại điện tử kết hợp mô hình công ty với công ty giúp đưa sản phẩm của các công ty nhỏ đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua nền tảng phân phối và vận hành của công ty có nền tảng TMĐT

- Business to Administrator (B2A)

Bao gồm tất cả các giao dịch thực hiện qua mạng giữa công ty và cơ quan quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực đặc thù như thuế, bảo hiểm xã hội, việc đăng ký và giấy tờ pháp lý, việc làm liên quan đến các dịch vụ của chính phủ

- Consumer to Administrator (C2A)

Bao gồm các giao dịch điện tử qua mạng giữa cá nhân với cơ quan Nhà nước như giáo dục, an sinh xã hội, thuế, y tế,... 

5. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được khái niệm thương mại điện tử E-commerce là gì và các vấn đề xoay quanh E-commerce. Nếu bạn còn có thắc mắc hãy để lại số điện thoại hoặc địa chỉ email, Nhân Hòa sẽ giải đáp trong thời gian sớm nhất.