File hợp đồng cho hợp thức hóa lãnh sự xnk năm 2024

Chứng từ xuất nhập khẩu Invoice hay còn được gọi là hóa đơn, biên lai thanh toán. Invoice là một trong những giấy tờ quan trọng, bắt buộc phải có trong các giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quốc tế. Thông thường bên bán sẽ tự lập mẫu Invoice riêng, vì không có hình thức, biểu mẫu riêng cho các loại hóa đơn.

Những chứng từ đi kèm cùng lô hàng nhập khẩu, chứng minh cho giá trị giao dịch đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật VN. Thông qua bản hợp pháp hóa lãnh sự Invoice, các đơn vị giao dịch tiến hành thanh toán hợp đồng, đóng thuế và khai báo hải quan.

Tại sao cần HPHLS Invoice trong xuất nhập khẩu?

Hợp pháp hóa lãnh sự Invoice là việc đơn vị có thẩm quyền của VN tiến hành chứng nhận về con dấu, chữ ký, chức danh trên hóa đơn xuất nhập khẩu nhằm giúp cho văn bản đó được công nhận và có giá trị sử dụng hợp pháp tại VN.

Đây là thủ tục hành chính quan trọng không thể bỏ qua đối với các chứng từ khi chủ thể nước ngoài muốn nhập khẩu hàng hóa vào thị trường Việt, trừ các trường hợp thuộc cơ chế miễn trừ theo quy định pháp luật.

Khi một nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đã chuẩn bị hồ sơ, chứng từ đã hợp pháp hóa lãnh sự sẽ dễ dàng giúp hàng hóa được thông quan, nhập khẩu và được pháp luật bảo vệ khi tiến hành giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Không những thế hoạt động hợp pháp hóa lãnh sự cũng là cơ chế để nhà nước tiến hành quản lý số lượng, chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường một cách chặt chẽ và dễ dàng hơn.

File hợp đồng cho hợp thức hóa lãnh sự xnk năm 2024

Việc hợp pháp hóa lãnh sự Invoice – hóa đơn xuất nhập khẩu chủ yếu gồm 02 bước sau đây:

Bước 1: Xin chứng nhận lãnh sự của cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài

Hóa đơn Invoice và các chứng từ của hàng hóa xuất nhập khẩu khác phải được cơ quan có thẩm quyền của nước cấp giấy tờ xác nhận thông qua con dấu chứng nhận lãnh sự.

Bước 2: Hợp pháp hóa lãnh sự Invoice tại cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận(cụ thể là Việt Nam).

Chủ thể nước ngoài hoặc người đại diện cần chuẩn bị:

  • Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân khi nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân khi đi nộp trực tiếp;
  • Bản gốc và bản chụp Invoice và các chứng từ nhập khẩu liên quan mà bạn đã xin dấu chứng nhận lãnh sự ở nước ngoài;
  • 01 bản dịch và bản chụp dịch Invoice và các chứng từ nhập khẩu liên quan sang tiếng Việt/tiếng Anh.

Sau đó, bạn mang đến cơ quan có thẩm quyền để xin con dấu/dán tem hợp pháp hóa lãnh sự. Cuối cùng, bạn cầm chứng từ đó đến tổ chức hành nghề công chứng để xin dịch công chứng chuẩn và đưa vào sử dụng cho các thủ tục nhập khẩu tại cửa hải quan, giao dịch hợp tác tại lãnh thổ VN.

Người nước ngoài phải hợp pháp hóa lãnh sự Invoice ở đâu?

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Invoice tại Việt Nam được thực hiện tại các cơ quan sau đây:

  • Cục Lãnh sự – Bộ ngoại giao tại TP. Hà Nội – 40 P. Trần Phú, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội.
  • Sở Ngoại vụ tại TP. Hồ Chí Minh – 6 Alexandre de Rhodes, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Các Sở/Phòng/ Bộ phận Ngoại vụ của các tỉnh, thành phố đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự và trả kết quả.

Trường hợp, chứng từ xuất nhập khẩu, invoice của hàng hóa vẫn đang ở nước ngoài thì bạn có thể mang đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán hoặc cơ quan khác được ủy quyền của Việt Nam được đặt tại nước ngoài.

Nếu bạn cần đơn vị chuyên nghiệp hỗ trợ hợp pháp hóa lãnh sự các chứng từ xuất nhập khẩu, vui lòng liên hệ ngay cho PNVT qua số Hotline nhé!

1,Nộp hồ sơ: Thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương (Vụ Xuất nhập khẩu)

2. Cấp Giấy chứng nhận: Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho thương nhân không có hiện diện tại Việt Nam trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho thương nhân nước ngoài để bổ sung hoặc làm lại hồ sơ. Trong trường hợp từ chối không cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam bằng văn bản và nêu rõ lý do;

3. Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải công bố công khai các nội dung được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của mình trong ba số liên tiếp trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc trên một trong các loại tờ báo viết được phổ biến toàn quốc tại Việt Nam.

1. Áp dụng thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với thương nhân nước ngoài thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO và các nước, vùng lãnh thổ có thỏa thuận song phương với Việt Nam về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam. 2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu không điều chỉnh hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của thương nhân nước có chung đường biên giới. 3. Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện quyền xuất khẩu như sau: + Được xuất khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế. Đối với hàng hóa xuất khẩu có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật; + Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, thực hiện theo lộ trình cam kết; + Được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng mua hàng ký với thương nhân Việt Nam; + Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu. + Thương nhân không hiện diện chỉ được trực tiếp mua hàng hóa của thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền xuất khẩu hoặc quyền phân phối hàng hóa đó để xuất khẩu; không được tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm việc mở địa điểm để mua gom hàng hóa xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. 4. Thương nhân không hiện diện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện quyền nhập khẩu như sau: + Được nhập khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu theo cam kết quốc tế. Đối với hàng hóa nhập khẩu có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật; + Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, thực hiện theo lộ trình cam kết; + Được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật trên cơ sở hợp đồng bán hàng ký với thương nhân Việt Nam; + Mặt hàng nhập khẩu phải phù hợp với nội dung Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu. + Thương nhân không hiện diện chỉ được trực tiếp bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh hoặc có quyền phân phối hàng hóa đó, không được tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.