File word bảng kê hóa đơn mua hàng năm 2024

Bên cạnh hóa đơn bảng kê mua hàng là loại giấy tờ quan trọng trong quá trình mua bán và kê khai hàng hóa giữa bên bán và bên mua hàng hóa dịch vụ. Điều này giúp kế toán dễ dàng hơn trọng việc căn cứ lập phiếu nhập, xuất kho, hạch toán chi phí liên quan. Nếu như bận đọc quan tâm, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Bảng kê mua hàng (BKMH) là chứng từ dùng để kê khai mua vật tư, công cụ, hàng hóa hay các dịch vụ trên thị trường tự do đối với các trường hợp người bán thuộc diện không cần phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vị theo quy định pháp luật.

BKMH sẽ được dùng để làm căn cứ lập phiếu nhập kho, thanh toán, hạch toán các chi phí vật tư, hàng hóa, dịch vụ.

File word bảng kê hóa đơn mua hàng năm 2024

Lưu ý: BKMH sẽ không được khấu trừ vào thuế GTGT của các doanh nghiệp.

Với những trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ mà người bán không có hóa đơn thì để được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ, các doanh nghiệp phải tiến hành lập “Bảng kê mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn” theo Mẫu số 04/GTGT.

File word bảng kê hóa đơn mua hàng năm 2024

Tải về mẫu số 04/GTGT file word: Tờ khai thuế GTGT dành cho NNT tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu

Tổng hợp mẫu bảng kê mua hàng

1/ Mẫu BKMH theo Mẫu số 06 – VT của Thông tư 133/2016/TT-BTC

File word bảng kê hóa đơn mua hàng năm 2024

2/ Mẫu BKMH theo Mẫu số 06 – VT của Thông tư 200/2014/QĐ-BTC

File word bảng kê hóa đơn mua hàng năm 2024

3/ Mẫu Bảng kê mua hàng – Mẫu số 06-VT theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC

File word bảng kê hóa đơn mua hàng năm 2024

Hướng dẫn kê khai trên mẫu bảng kê mua hàng số 06 – VT

Bảng kê mua hàng hợp lệ phải được điền đầy đủ các thông tin cần thiết được quy định cụ thể tại từng mục. Người lập sẽ đối chiếu và điền các thông tin như sau

  • Người lập bảng cần ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc nơi làm việc trực tiếp của doanh nghiệp mình (bên mua hàng).
  • Cột A: Bạn điền số thứ tự.
  • Cột B: Bạn điền tên, quy cách, phẩm chất hàng hóa mà doanh nghiệp mình đã mua.
  • Cột C: Bạn điền địa chỉ mà đơn vị mình đã mua hàng (thông tin bên bán).
  • Cột D: Bạn điền đơn vị tính của từng thứ vật tư, công cụ hay dụng cụ đã mua.
  • Cột 1: Bạn điền số lượng của mỗi loại vật tư, công cụ hay dụng cụ đã mua.
  • Cột 2: Bạn điền đơn giá mua của từng thứ vật tư, công cụ hay dụng cụ đã mua.
  • Cột 3: Bạn điền số tiền của từng thứ vật tư, công cụ hay dụng cụ đã mua (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2).
  • Mục “Tổng số tiền”: Bạn điền tổng số tiền đã mua tất cả các vật tư, công cụ hay dụng cụ đã được kê khai trong bảng kê.
  • Mục “Ghi chú”: Bạn điền các ghi chú (nếu có).

Một số lưu ý quan trọng người tạo lập bảng cần nhớ

  • Các cột B, C, 1, 2, 3 nếu còn thừa thì sẽ gạch 1 đường chéo từ trên xuống.
  • Bảng kê mua hàng phải do người mua lập 2 liên (có thể đặt giấy than viết 1 lần hoặc in từ máy tính 02 bản giống nhau).
  • Sau khi đã kê khai hoàn tất bảng kê mua hàng, người mua sẽ ký và chuyển cho kế toán trưởng của doanh nghiệp để kiểm tra, soát lại và ký vào bảng kê. Thông thường, liên 1 bảng kê sẽ dùng để lưu lại và liên 2 chuyển cho kế toán để làm thủ tục thanh toán và ghi sổ.

Kết luận

Như vậy đối với BKMH bạn đọc cần nhớ một vài các điều kiện như trên khi tiến hành lập bảng kê. Hi vọng rằng vói những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về BKMH và cách thức sử dụng theo đúng quy định. Nếu như bạn đọc có câu hỏi hoặc thắc mắc cần được giải đáp, bạn đọc có thể để lại ý kiến phía dưới phần bình luận của bài viết này. Hóa đơn điện tử xác thực luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Bảng kê mua hàng là chứng từ kê khai mua vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, dịch vụ lặt vặt trên thị trường tự do trong trường hợp người bán thuộc diện không phải lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo quy định làm căn cứ lập phiếu nhập kho, thanh toán và hạch toán chi phí vật tư, hàng hoá,… lập trong Bảng kê khai này không được khấu trừ thuế GTGT. (Trường hợp mua vật tư, hàng hoá,… của người bán không có hoá đơn với khối lượng lớn để được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ thì phải lập “Bảng kê mua hàng hoá mua vào không có hoá đơn” (Mẫu số 04/GTGT) theo quy định của Luật thuế)

2. Phương pháp và trách nhiệm ghi

– Góc bên trái của Bảng kê mua hàng ghi rõ tên đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận sử dụng Bảng kê mua hàng. Bảng kê mua hàng phải đóng thành quyển và ghi số từng quyển dùng trong 1 năm. Mỗi quyển “Bảng kê mua hàng” phải được ghi số liên tục từ đầu quyển đến cuối quyển.

– Ghi rõ họ tên, địa chỉ hoặc nơi làm việc của người trực tiếp mua hàng.

+ Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, quy cách, phẩm chất, địa chỉ mua hàng và đơn vị tính của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá.

+ Cột 1: Ghi số lượng của mỗi loại vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá đã mua.

+ Cột 2: Ghi đơn giá mua của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá đã mua.

+ Cột 3: Ghi số tiền của từng thứ vật tư, công cụ, dụng cụ, hàng hoá đã mua (Cột 3 = Cột 1 x Cột 2).

+ Dòng cộng ghi tổng số tiền đã mua các loại vật tư, công cụ, hàng hóa ghi trong Bảng.

+ Các cột B, C, 1, 2, 3 nếu còn thừa thì được gạch 1 đường chéo từ trên xuống.

– Bảng kê mua hàng do người mua lập 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần).

– Sau khi lập xong, người mua ký và chuyển cho kế toán trưởng soát xét, ký vào Bảng kê mua hàng. Người đi mua phải chuyển “Bảng kê mua hàng” cho giám đốc hoặc người được uỷ quyền duyệt và làm thủ tục nhập kho (nếu có) hoặc giao hàng cho người quản lý sử dụng.

Liên 1 lưu, liên 2 chuyển cho kế toán làm thủ tục thanh toán và ghi sổ.

Trên đây, Kế toán Hà Nội đã chia sẻ Mẫu Bảng kê mua hàng các bạn có thể tham khảo. Hi vọng bài chia sẻ này sẽ giúp ích với các bạn trong quá trình học tập và làm việc. Tổng đài hotline của Kế toán Hà Nội sẵn sàng giải đáp thắc mắc, hỗ trợ các bạn khi cần.