Ggdt-đánh giá cuối học kì 2

Thực hiện Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 11 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về việc Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh, Phòng GDĐT huyện Ngọc Hồi hướng dẫn kiểm tra, đánh giá cuối kì, năm học 2023-2024 đối với cấp THCS như sau:

1. Nội dung kiểm tra

Nội dung kiểm tra phải đảm bảo theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với môn học được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (đối với lớp 9) và yêu cầu cần đạt được quy định tại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8).

Nội dung kiểm tra đảm bảo các kiến thức được thực hiện từ tuần đầu học kì đến thời điểm kiểm tra; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung tinh giản theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Đối với môn Khoa học tự nhiên: Ma trận, nội dung, tỉ lệ điểm số giữa các nội dung dạy học theo sự phân công của nhà trường cho giáo viên được xây dựng phù hợp đến thời điểm kiểm tra. Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra các nội dung trên các tờ giấy riêng biệt để thuận tiện trong việc phân công giáo viên chấm bài, tổng hợp kết quả.

Đối với môn Lịch sử và Địa lý: Nội dung bài kiểm tra, đánh giá phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học tính đến thời điểm kiểm tra. Hiệu trưởng phân công giáo viên chủ trì phụ trách môn học ở mỗi lớp phối hợp các giáo viên cùng dạy môn học (Lịch sử và Địa lý) ở lớp đó để tổng hợp điểm, ghi điểm, nhận xét vào sổ theo dõi, đánh giá học sinh và học bạ.

Đối với Hoạt động trải nghiệm – Hướng nghiệp: Nhà trường chỉ đạo các giáo viên được phân công giảng dạy thống nhất về nội dung và yêu cầu đánh giá định kì, trong đó xác định cụ thể các tiêu chí đánh giá để đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình; chú trọng đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động trải nghiệm của học sinh.

Đối với môn Tiếng Anh: Thực hiện xây dựng ma trận và đặc tả ma trận đề kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ, Sở và Phòng GD&ĐT đã tập huấn, triển khai; cấu trúc ra đề kiểm tra đã được thống nhất chung (Có mẫu Form gửi kèm). Đối với môn Tiếng Anh thực hiện theo Chương trình GDPT 2018 và Đề án Dạy và học ngoại ngữ (hệ 10 năm), thời lượng phần kiểm tra Viết là 45 phút; Phần kiểm tra Nói được bố trí trước hoặc sau phần kiểm tra Viết. Tuỳ theo tình hình thực tế, các đơn vị linh hoạt trong khâu tổ chức kiểm tra, đánh giá học sinh; việc kiểm tra kĩ năng nói có thể theo hình thức tập trung hoặc giáo viên tự tổ chức theo kế hoạch dạy học, triển khai các hoạt động trên lớp; có thể sử dụng kết quả trình bày dự án theo nhóm, cá nhân hoặc video …mà học sinh thực hiện bài nói để lấy điểm nói cuối kỳ. Giáo viên cần xây dựng các tiêu chí chấm điểm cụ thể cho bài nói và có minh chứng kèm theo. Đối với lớp 9 chương trình Tiếng Anh hệ 7 năm không tổ chức kiểm tra kỹ năng Nói.

2. Hình thức kiểm tra, đánh giá các môn, hoạt động giáo dục

Căn cứ vào tình hình thực tiễn tại đơn vị, các đơn vị chọn hình thức kiểm tra, đánh giá cuối kì phù hợp; các hình thức kiểm tra, đánh giá được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

Lưu ý: Đối với việc đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh khuyết tật, thực thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 14 của Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT , Điều 11 của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

3. Đề kiểm tra

  1. Tổ chức ra đề

– Phòng GD&ĐT tổ chức ra đề chung đối với các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.

– Đối với các môn học còn lại, hoạt động giáo dục và nội dung giáo dục của địa phương giao cho các đơn vị trường học tổ chức ra đề kiểm tra đảm bảo đúng quy định của Phòng GD&ĐT tại Công văn này.

  1. Thời gian làm bài kiểm tra (đối với những môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số)

– Đối với lớp 9:

+ Các môn Toán, Ngữ văn: 90 phút/môn;

+ Môn Tiếng Anh: 60 phút (trong đó bao gồm cả thời lượng dành cho kiểm tra kĩ năng nói đối với lớp 9 chương trình hệ 10 năm);

+ Các môn học còn lại: 45 phút/môn.

– Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8:

+ Các môn Toán, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên: 90 phút/môn;

+ Môn Tiếng Anh: 60 phút (trong đó bao gồm cả thời lượng dành cho kiểm tra kĩ năng nói);

+ Môn Lịch sử và Địa lí: 45 phút/phân môn;

+ Các môn học còn lại: 45 phút/môn.

  1. Cấu trúc bài kiểm tra

– Các môn học/hoạt động giáo dục thực hiện theo hình thức và cấu trúc từ 50% đến 70% trắc nghiệm, phần còn lại là tự luận.

– Riêng môn Ngữ văn thực hiện theo hình thức và cấu trúc 100% tự luận.

* Lưu ý:

– Đề kiểm tra phải được xây dựng theo ma trận đề và bản đặc tả đề.

– Đối với các môn học kiểm tra theo hình thức kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận thì đề ra phải đảm bảo thời gian làm bài tương ứng cho mỗi phần.

– Đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan với hình thức tự luận thì phần trắc nghiệm làm thành 04 phiên bản.

  1. Mức độ đề kiểm tra

Đề kiểm tra cần xây dựng theo các mức độ sau:

– Nhận biết khoảng 40% (tương ứng 4,0 điểm);

– Thông hiểu khoảng 30% (tương ứng 3,0 điểm);

– Vận dụng 20% (tương ứng 2,0 điểm);

– Vận dụng cao 10% (tương ứng 1,0 điểm).

4. In sao, bảo quản và sử dụng đề kiểm tra

– Công tác in sao đề cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Các đơn vị ra Quyết định thành lập Ban/tổ in sao đề và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban/tổ. Thành phần in sao đề lưu ý một số điểm sau: Không có con, em (ruột) bên vợ hoặc bên chồng dự kiểm tra, phải bố trí 01 lãnh đạo đơn vị làm trưởng ban in sao đề và chỉ bố trí giáo viên làm nhiệm vụ in sao. Số lượng đề in sao phải đảm bảo 01 đề/học sinh/môn.

+ Địa điểm in sao và cất giữ đề phải đảm bảo tính bảo mật, an toàn; quá trình in sao đề đảm bảo tính chính xác, đặc biệt tránh nhầm lẫn giữa các phiên bản của đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

+ Phải có biên bản tường trình quá trình in sao đề kiểm tra.

+ Đối với những trường có hai cơ sở, yêu cầu bỏ đề kiểm tra vào các bì đựng đề riêng cho từng cơ sở.

– Đối với đáp án của đề chính thức, các đơn vị chỉ được mở vào cuối ngày sau khi tổ chức kiểm tra xong các môn học trong ngày đó.

– Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm trước Phòng GD&ĐT về tính bảo mật của đề kiểm tra.

– Ma trận đề, bản đặc tả đề, đề kiểm tra, đáp án và hướng dẫn chấm kiểm tra của mỗi môn học được các đơn vị đăng công khai trên website và tài khoản office 365 của đơn vị ngay sau buổi kiểm tra của môn học đó.

5. Công tác coi kiểm tra

Các đơn tổ chức cho cán bộ, giáo viên coi kiểm tra chặt chẽ, nghiêm túc. Phòng GD&ĐT lưu ý thêm một số nội dung sau:

– Đối với những đơn vị có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên: lập danh sách học sinh dự kiểm tra trong từng khối lớp của trường theo thứ tự A, B, C, … và bố trí học sinh theo từng phòng (tối đa 24 học sinh/phòng); bố trí 01 học sinh/bàn; 02 giáo viên coi kiểm tra/phòng.

– Đối với các đơn vị khác, tùy theo điều kiện cụ thể của đơn vị mình, bố trí số lượng học sinh/phòng, số lượng giáo viên coi kiểm tra/phòng sao cho hợp lý, đảm bảo thời gian tổ chức kiểm tra đúng quy định.

– Đối với các môn kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan, việc giao đề cho học sinh phải đảm bảo 02 học sinh ngồi cạnh nhau (theo hàng ngang, hàng dọc) không trùng mã đề; có biện pháp ngăn chặn việc học sinh chuyển các đáp án cho nhau và làm bài không đúng với mã đề được phát. Không cho học sinh ra ngoài trong thời gian làm bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, trừ các trường hợp đặc biệt.

– Đối với các môn kiểm tra có kết hợp 2 hình thức, học sinh làm bài trên 02 tờ giấy riêng biệt (01 tờ bài làm phần trắc nghiệm khách quan, 01 tờ bài làm phần tự luận). Sau khi hết thời gian làm bài phần trắc nghiệm khách quan, học sinh phải nộp bài làm phần trắc nghiệm khách quan và tiếp tục làm phần bài tự luận trong thời gian còn lại.

6. Tổ chức đánh giá bài kiểm tra

Trong quá trình đánh giá bài làm của học sinh, các đơn vị cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

– Bám sát đáp án, biểu điểm, tránh trường hợp tự ý điều chỉnh đáp án, biểu điểm.

– Tổ chức chấm chéo, hạn chế tối đa việc giáo viên chấm bài của học sinh mình dạy.

– Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, chỉ ra những ưu, khuyết điểm của học sinh.

– Điểm kiểm tra phải phản ánh đúng thực tế bài làm của học sinh.

7. Đối với kiểm tra, đánh giá bằng bài thực hành, hoặc dự án học tập

Yêu cầu cần đạt của bài thực hành hoặc dự án học tập phải được hướng dẫn cụ thể bằng bảng kiểm các mức độ đạt được phù hợp với 4 mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao của các kiến thức, kĩ năng được sử dụng.

Thời gian tổ chức kiểm tra, đánh giá cuối kì

1. Kiểm tra cuối kì I: Từ ngày 18/12/2023 đến ngày 29/12/2023 (trừ ngày 24 và 25/12/2023).

2. Kiểm tra cuối kì II:

+ Đối với các lớp 6, lớp 7, lớp 8: Từ ngày 03/5/2024 đến ngày 14/5/2024.

+ Đối với lớp 9: Hoàn thành kiểm tra học kì trước ngày 30/4/2024.

3. Lịch kiểm tra các môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh

3.1. Cuối kỳ I

* Lớp 6, 9

Ngày Buổi Môn kiểm tra Thời gian làm bài Giờ phát đề kiểm tra Giờ bắt đầu làm bài 21/12/2023 Sáng Ngữ văn 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 Tiếng Anh 60 phút (lớp 9 hệ 7 năm); 45 phút (lớp 6 và lớp 9 hệ 10 năm) 9 giờ 25 9 giờ 30 22/12/2023 Sáng Toán 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30

* Lớp 7, 8

Ngày Buổi Môn kiểm tra Thời gian làm bài Giờ phát đề kiểm tra Giờ bắt đầu làm bài 21/12/2023 Chiều Ngữ văn 90 phút 13 giờ 25 13 giờ 30 Tiếng Anh 45 phút 15 giờ 25 15 giờ 30 22/12/2023 Chiều Toán 90 phút 13 giờ 25 13 giờ 30

3.2. Cuối kỳ II

* Lớp 9

Ngày Buổi Môn kiểm tra Thời gian làm bài Giờ phát đề kiểm tra Giờ bắt đầu làm bài 16/4/2024 Sáng Ngữ văn 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 Tiếng Anh 60 phút (hệ 7 năm); 45 phút (hệ 10 năm) 9 giờ 25 9 giờ 30 17/4/2024 Sáng Toán 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30

* Lớp 6

Ngày Buổi Môn kiểm tra Thời gian làm bài Giờ phát đề kiểm tra Giờ bắt đầu làm bài 06/5/2024 Sáng Ngữ văn 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30 Tiếng Anh 45 phút 9 giờ 25 9 giờ 30 07/5/2024 Sáng Toán 90 phút 7 giờ 25 7 giờ 30

* Lớp 7, 8

Ngày Buổi Môn kiểm tra Thời gian làm bài Giờ phát đề kiểm tra Giờ bắt đầu làm bài 06/5/2024 Chiều Ngữ văn 90 phút 13 giờ 25 13 giờ 30 Tiếng Anh 45 phút 15 giờ 25 15 giờ 30 07/5/2024 Chiều Toán 90 phút 13 giờ 25 13 giờ 30

* Lưu ý: Đối với môn Tiếng Anh thực hiện theo Chương trình GDPT 2018 (lớp 6,7,8) và lớp 9 (hệ 10 năm), thời lượng phần kiểm tra Viết là 45 phút. Đối với lớp 9 chương trình Tiếng Anh hệ 7 năm thời lượng kiểm tra Viết là 60 phút.

Năm học 2023

Tất cả các cấp học đều kết thúc năm học vào ngày 31/5/2024.

Học kỳ 2 bắt đầu từ tuần bao nhiêu?

- Học kì II, gồm 17 tuần, cụ thể như sau: + Học kì II bắt đầu từ ngày 09/01/2023, kết thúc trước ngày 27/5/2023 (trừ 02 tuần lễ nghỉ Tết Nguyên đán) gồm: 01 tuần ổn định nề nếp lớp sau Tết và 17 tuần thực học. + Kết thúc năm học 2022 - 2023 trước ngày 28/5/2023.

Tốt nghiệp cấp 2 vào tháng mấy?

Như vậy, kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2023 sẽ được diễn ra vào tuần cuối cùng của tháng 6, thay vì diễn ra vào đầu tháng 7 như năm ngoái. Theo thống kê, kỳ thi năm 2022 diễn ra từ ngày từ 7/7/2022 đến ngày 8/7/2022, với sự tham gia của hơn 1 triệu thí sinh đăng ký.

Năm học 2023

(ĐCSVN) - Sáng nay 5/9, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên toàn quốc đến trường dự lễ khai giảng năm học mới 2023-2024.