Giá biểu nước 11 là gì

Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt này thực hiện theo chủ trương từ năm 2019, theo Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND của UBND TP.HCM đã ban hành về giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM, lộ trình 2019 - 2022.

Từ năm 2019 đến nay, giá nước sinh hoạt trên địa bàn TP.HCM đã được điều chỉnh vào đầu mỗi năm, với mức tăng từ 300 - 400 đồng/lần/m3. Đây là lần điều chỉnh cuối theo lộ trình 2019 - 2022.

Công nhân ngành nước TP.HCM lắp đặt hệ thống cấp nước sạch trong mùa dịch Covid-19

Với lộ trình đã thực hiện, việc điều chỉnh vào đầu năm 2022 như sau:

Nước sinh hoạt có định mức cho mỗi hộ dân sử dụng là 4m3/người/tháng, sẽ điều chỉnh từ 6.300 đồng thành 6.700 đồng/m3. Riêng hộ nghèo và cận nghèo là những hộ dân cư trên địa bàn TP.HCM có Giấy chứng nhận hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sẽ điều chỉnh từ 6.000 đồng thành 6.300 đồng/m3.

Với định mức sử dụng từ 4 m3 đến 6 m3/người/tháng sẽ điều chỉnh từ 12.100 đồng thành 12.900 đồng/m3.

Với định mức sử dụng trên 6 m3/người/tháng sẽ điều chỉnh từ 13.600 đồng thành 14.400 đồng/m3.

Cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể sẽ điều chỉnh từ 12.300 đồng thành 13.000 đồng/m3.

Đơn vị sản xuất sẽ điều chỉnh từ 11.400 đồng thành 12.100 đồng/m3.

Đơn vị kinh doanh, dịch vụ sẽ điều chỉnh từ 20.100 đồng lên 21.300 đồng/m3.

Ngành nước TP.HCM lắp đặt nhiều trụ nước sạch uống tại vòi miễn phí

Thu hộ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải

Ngoài ra, ngày 1.6.2021, UBND TP.HCM có Quyết định số 17/2021/QĐ-UBND về ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn TP.HCM từ giai đoạn 2022 - 2025.

\n

Theo đó, từ năm 2022, UBND TP.HCM giao Tổng công ty cấp nước Sài Gòn [SAWACO] tổ chức thu tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải thông qua hóa đơn tiền nước. Số tiền thu hộ sẽ căn cứ khối lượng nước sạch tiêu thụ hằng tháng, mức giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải theo quy định.

Về mức giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải, UBND TP.HCM cũng ban hành lộ trình thu giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải tính trên giá nước cấp, bắt đầu từ năm 2022 là 15%, năm 2023 là 20%, năm 2024 là 25% và năm 2025 về sau là 30%.

Như vậy, việc bắt đầu thu hộ dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải cộng với thuế giá trị gia tăng có thể sẽ khiến chi phí nước sinh hoạt tăng ít nhiều từ năm tới.

Nếu xét riêng tiền cấp nước đơn thuần, mức giá nước sinh hoạt dành cho các hộ dân sau điều chỉnh tăng từ 400 đồng mỗi mét khối so với năm 2021, tương ứng 6%. Nếu một hộ dân nhà 4 người sử dụng dưới 15 m3/tháng, thì số tiền tăng thêm vào khoảng 6.000 đồng mỗi tháng.

Vừa qua, để chia sẻ những khó khăn với bà con TP.HCM trong tình hình dịch bệnh, SAWACO đã miễn 100% tiền nước trong 6 tháng [từ tháng 6 đến hết tháng 12.2021] cho hộ nghèo, cận nghèo và các khu cách ly tập trung phòng dịch, bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.

Cùng với đó, tất cả khách hàng sử dụng nước sinh hoạt được giảm giá 10% trên hóa đơn tiền nước trong 3 tháng 9, 10, 11.2021. Việc giảm giá này cũng áp dụng cho doanh nghiệp theo kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19 tại TP.HCM.

Bảng phí theo lộ trình giá nước sạch

Mức sử dụng nước

Đơn giá [đồng/m3]

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

a] Đến 4m3/người/tháng

- Hộ dân cư

5.600

6.000

6.300

6.700

- Riêng hộ nghèo và cận nghèo

5.300

5.600

6.000

6.300

b] Từ 4 m3 đến 6 m3/người/tháng

10.800

11.500

12.100

12.900

c] Trên 6 m3/người/tháng

12.100

12.800

13.600

14.400

[đơn giá nêu trên chưa bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng]

Đối tượng sử dụng nước

Đơn giá [đồng/m3]

Năm

2019

Năm

2020

Năm

2021

Năm

2022

Cơ quan hành chính, sự nghiệp

10.900

11.600

12.300

13.000

Doanh nghiệp hoạt động sản xuất

10.200

10.800

11.400

12.100

Kinh doanh - Dịch vụ

17.900

19.000

20.100

21.300

[đơn giá nêu trên chưa bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng]

Tin liên quan

Hiện nay có nhiều người vẫn còn khá thắc mắc về việc tính tiền nước sinh hoạt như thế nào là đúng nhất để có thể chủ động được vấn đề tính toán tiền nước tiêu thụ của gia đình cũng như cơ quan, công ty. Điều này giúp bạn có thể đưa ra phương án sử dụng sao cho phù hợp và tiết kiệm nhất. Trong bài viết ngày hôm nay, daychuyennuocsanxuattinhkhiet.net sẽ hướng dẫn bạn cách tính tiền nước sinh hoạt chi tiết và chính xác nhất nhé.

Bảng giá nước sinh hoạt hiện nay

Giá nước sạch sinh hoạt luôn theo đổi theo từng thời điểm khác nhau, chưa kể giá nước sinh hoạt còn phụ thuộc vào nguồn nước cung cấp cho bạn là ở nhà máy nước nào. Giá nước sạch cũng phù thuộc vào từng đối tượng khách hàng và mục đích sử dụng khác nhau, các nhà máy/ công ty sẽ căn cứ vào tình hình sử dụng nước thực tế để thống nhất giá cụ thể nhất. Sau đây là bảng giá nước sinh hoạt mà bạn có thể tham khảo:

Bảng giá bán nước sạch cho các đối tượng là hộ gia đình sử dụng vào mục đích sinh hoạt

Bảng giá bán nước sạch cho các đối tượng là hộ gia đình

Bảng giá bán nước sạch cho các đối tượng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ.

Bảng giá bán nước sạch cho các đối tượng cơ quan hành chính, đơn vị sản xuất

Việc phân loại đối tượng, lập bảng giá riêng phù hợp cho từng nhu cầu sử dụng như thế này sẽ tạo ra sự công bằng cho người tiêu dùng, khuyến khích người dân tiết kiệm nước hơn.

Công thức tính tiền nước sinh hoạt

Theo như bảng giá phí nước sinh hoạt ở trên thì 1 khối nước sẽ có giá dao động khoảng từ 6.869 VNĐ cho đến 25.378 VNĐ. Công thức tính tiền nước sinh hoạt sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng khác nhau. Nếu đối tượng là hộ gia đình sử dụng nước cho sinh hoạt hằng ngày như nấu ăn, tắm giặt,… trong một tháng sử dụng hết 26 khối nước thì hóa đơn tiền nước lúc này được tính theo 3 bậc như sau:

  • Bậc 1: 10 khối đầu tiên * đơn giá [6.869 VNĐ/khối]
  • Bậc 2: 10 khối tiếp theo * đơn giá [8.110 VNĐ/khối]
  • Bậc 3: 6 khối còn lại* đơn giá [9.969 VNĐ/khối]

=> Tổng số tiền cần phải thanh toán = Bậc 1 + bậc 2 + bậc 3.

Mẹo giúp bạn tiết kiệm nước tối đa

Hàng tháng bạn phải mất một khoản tiền khá lớn để chi trả tiền nước, tiền điện, tiền điện thoại,… Chính vì vậy mà bạn đừng quên nắm bắt những mẹo nhỏ sau đây, vừa bạn đảm bảo nhu cầu sử dụng nước hàng ngày mà vẫn tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể cho gia đình mình.

Mẹo giúp bạn tiết kiệm nước tối đa

Nhiều người có thói quen vặn nước và để đó ngay cả khi không có nhu cầu sử dụng hoặc quên tắt vòi nước, điều này khiến bạn tiêu tốn khá nhiều lượng nước cũng như là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền nước tháng nào cũng cao. Tốt nhất là bạn nên tắt vòi nước khi không có nhu cầu sử dụng đồng thời phải vặn van nước thật chặt, tránh để nước liên tục nhỏ giọt

Thay thế vòi nước thường bằng voi phun, vòi hoa sen

Nếu bạn sử dụng vòi nước thông thường nhưng không có chậu hứng thì đến 60% lượng nước bị lãng phí, do vậy mà để tiết kiệm nước thì bạn nên lắp đặt vòi nước dạng phun tia nhỏ, voi hoa sen để vừa dễ dàng sử dụng, vừa tiện lợi, sang trọng mà có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí chi trả.

Hạn chế sử dụng bồn tắm nằm

Nhiều người rất thích việc ngâm mình trong  bồn tắm, những bồn tắm nằm thường có kích thước khá lớn có thể chứa 1 – 2 khối nước, do vậy nếu sử dụng bồn tắm thường xuyên sẽ có thể gây ra tình trạng tiêu tốn rất nhiều nước. Do vậy tốn nhất là bạn nên hạn chế sử dụng bồn tắm mà nên sử dụng tắm dưới vòi sen, vừa tiết kiệm nước vừa tốt cho sức khỏe.

Kiểm tra định kì xem hệ thống vòi nước

Sau một thời gian sử dụng thì các khớp nối của vòi nước sẽ xảy ra hiện tượng bị rò rỉ cho nên bạn phải kiểm tra định kì xem hệ thống vòi nước có bị hư hỏng, rò rỉ không. Nếu phát hiện nước chảy nhỏ giọt mặc dù đã khóa van thì tốt nhất là bạn nên thay vòi nước mới. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm nước mà nhiều người còn cho rằng nước đại diện cho tài lộc, nếu để bị rò rỉ thì cũng như tài lộc bị phân tán.

Sử dụng máy giặt hợp lý

Việc sử dụng máy giặt cũng tốn khá nhiều lượng nước, do vậy mà bạn vẫn nên quan tâm nhiều đến vấn đề này. Tốt hơn hết là bạn gom một lượng quần áo vừa đủ để giặt một lần, không nên giặt quá ít tránh phung phí nước. Nên để chế độ giặt tự động và hạn chế sử dụng chế độ giặt cố định. Điều đặc biệt là  nên kiểm tra, bảo dưỡng máy định kì, nên thay thế máy giặt nếu thấy thiết bị này quá cũ.

Tận dụng những nguồn nước khác

Nhiều gia đình rất biết cách tận dụng nguồn nước khác đặc biệt là nước mưa để thay thế cho nước sạch. Mỗi khi trời mưa thì bạn có thể dùng xô, chậu để hứng nước mưa, nước này có thể dùng để dội rửa sân, dội bồn cầu, tưới cây,… Nếu ở vùng nông thôn không khí trong lành thì có thể dùng nước mưa để giặt, tắm,…

Tái sử dụng nước đã dùng

Đối với các loại nước giặt đồ thì bạn có thể sử dụng để dội sàn, nước rửa rau hoặc nước vô gạo có thể dùng để tưới cây,… Việc tái sử dụng nước như thế này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một nguồn nước vô cùng lớn, đồng thời sử dụng nước vo gạo, nước rửa rau cũng sẽ giúp cho cây xanh tươi tốt hơn, phòng tránh sâu bệnh.

Wepar.vn Giải pháp công nghệ lọc nước hàng đầu Việt Nam

Bài viết đã gợi ý Công thức và cách tính tiền nước sinh hoạt chi tiết và chính xác nhất, hi vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp sẽ giúp bạn có thể chủ động tính hóa đơn tiền nước cho gia đình, văn phòng của mình để điều chính lại việc sử dụng nước sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất.

Video liên quan

Chủ Đề