Giá trị giáo dục của tác phẩm Chí Phèo

Tác phẩm Chí Phèo đang gây tranh cãi trong việc có nên để tiếp tục tồn tại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 hiện hành?

Tác phẩm Chí Phèo là một tác phẩm văn xuôi hiện thực của nhà văn Nam Cao, được nhiều học giả và nhà phê bình văn học Việt Nam đánh giá là một trong những tác phẩm văn học hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8/1945. Tác phẩm này được Bộ GD&ĐT đưa vào chương trình Ngữ Văn lớp 11 từ khá lâu, trở thành đề thi đại học của nhiều năm. Tuy nhiên, mới đây anh Nguyễn Sóng Hiền, hiện là nghiên cứu sinh Trường ĐH Newcastle [Australia] đã có bài viết nêu quan điểm về việc có nên tiếp tục dạy tác phẩm Chí Phèo trong chương trình phổ thông hay không.

Tác giả Sóng Hiền đánh giá, ở khía cạnh văn học, tác phẩm có thể là thành công về phong cách viết. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lại. Bởi, khi bản thân tác phẩm Chí Phèo không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục, mà ngược lại, có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh.

Để minh chứng cho những nhận định của mình, tác giả Sóng Hiền phân tích: “Nhiều nhà phê bình văn học đã cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hóa. Nhưng theo tôi, đây là một nhận xét phiến diện và mang tính áp đặt. Nếu xem xét kỹ toàn bộ tác phẩm, chúng ta đều có thể nhận thấy rằng Chí Phèo chỉ là bi kịch của một cá nhân. Xuất thân không cha, không mẹ, không nhà cửa, không người thân, không được giáo dục,... Nếu là đại diện cho tầng lớp nông dân thì thật mang tiếng cho nông dân mình quá” - tác giả viết.

Đồng thời, tác giả cũng cho rằng, Chí Phèo, bản thân một đứa trẻ bị bỏ rơi đã mang cho mình số phận thiệt thòi, huống chi lại được sinh ra trong một xã hội lạc hậu và đầy rẫy bất công ấy. Vậy, Chí đơn giản chỉ là một đứa trẻ không được giáo dục, và không thể là đại diện hay điển hình cho một tầng lớp nào trong xã hội ấy…

Trước khi đưa ra những lập luận để làm cơ sở cho đề xuất loại tác phấm Chí Phèo ra khỏi chương trình môn Văn ở bậc học phổ thông, anh Hiền khẳng định: “Ở khía cạnh văn học, tác phẩm có thể được đánh giá là thành công về phong cách viết. Tuy nhiên, đứng trên góc độ giáo dục, theo tôi, cần cân nhắc kỹ lại”.

Sau khi bài viết được đăng tải trên mạng xã hội đã gây nhiều tranh cãi trong dư luận và phản ứng mạnh mẽ từ giáo viên. Nhiều giáo viên cho rằng, đánh giá hay khen chê cần phải xét vào lịch sử ra đời của tác phẩm.

“Vừa đọc được suy nghĩ lệch lạc của tác giả Nguyễn Sóng Hiền, cảm thấy buồn. Tác giả đã đem những suy nghĩ nông cạn, hời hợt, méo mó vào việc đánh giá một nhà văn chân chính và một tác phẩm có giá trị. Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đã đẩy những giá trị tốt đẹp, nhân văn có từ nhân vật. Hình ảnh bát cháo hành mà Thị Nở cho Chí Phèo ăn, là hạnh nhân thúc đẩy điều thiện ở trong con người Chí Phèo…” - đó là ý kiến của giáo viên dạy Văn một trường phổ thông trên địa bàn quận Hoàng Mai chia sẻ. Giáo viên này cho rằng, các tác phẩm Văn học trong sách giáo khoa phổ thông luôn luôn cuốn hút, tạo tính ham học và ứng dụng cao trong tuổi học trò nên không nên bỏ tác phẩm này".

Còn độc giả Minh Hương cho rằng: "Phân tích kiểu như thạc sĩ này thì cần bỏ hết các tác phẩm kinh điển. Truyện Kiều cũng nên bỏ vì không có tính giáo dục, các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng cũng không nên đưa vào chương trình. Rồi các câu chuyện cổ tích cũng phải bỏ cả Tấm Cám, Sự tích trầu cau... Vì truyện nào cũng phải xét trên góc độ pháp luật thuần túy...".

Được biết, tác phẩm Chí Phèo thuộc dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao được coi là một kiệt tác của văn học Việt Nam thế kỷ XX.

CHUYÊN ĐỀLÍ TƯỞNG THẨM MĨ CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC THỂHIỆN QUA TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO CỦA NHÀ VĂNNAM CAOTổ Văn – trường THPT chuyênBắc Kạn1. Chủ nghĩa hiện thực ra đời từ thế kỉ XIX ở phương Tây. Tràolưu văn học hiện thực xuất hiện sau và có sự khác biệt với trào lưuvăn học lãng mạn trước hết ở lí tưởng thẩm mĩ.Lí tưởng thẩm mĩ là hình ảnh về các giá trị thẩm mĩ mongmuốn, cần phải có. Lí tưởng thẩm mĩ là tiêu chuẩn cao nhất đểđánh giá thẩm mĩ, cho phép đối chiếu một cách tự giác hoặc khôngtự giác các hiện tượng đời sống với lí tưởng thẩm mĩ. Nếu cácquan niệm thẩm mĩ [của các nghệ sĩ và các nhà lí luận] biểu hiệndưới khái niệm trừu tượng thì lí tưởng thẩm mĩ không tách rời hìnhthức biểu hiện cụ thể - cảm tính, bởi nếu không có hình thức ấy thìkhông thể ghi nhận hình ảnh của cái đẹp cần phải có. Lí tưởngthẩm mĩ có sự tương quan với các lí tưởng xã hội, chính trị, đạođức…nhưng vẫn có tính độc lập của nó. Lí tưởng thẩm mĩ pháthiện các phẩm chất của cái đẹp, nó biểu hiện cái đẹp tâm hồnngười, cái cao cả của tinh thần nhân dân, nhân loại. Lí tưởng thẩmmĩ của người nghệ sĩ thể hiện qua các yếu tố của tác phẩm như: sựthể hiện các nhân vật chính diện, cảm hứng chủ đạo…nhưng nhìnchung cần phải xác định lí tưởng thẩm mĩ thông qua toàn bộ cơ cấunghệ thuật của một tác phẩm, toàn bộ cơ cấu nghệ thuật của mộtnghệ sĩ.Lịch sử văn học cho thấy chủ nghĩa hiện thực này sinh trướchết là từ cái hiện có chứ không phải là cái cần có. Chủ nghĩa hiệnthực không áp đặt những lí tưởng của mình cho thực tại mà lấy nótừ chính thực tại. Cảm hứng của chủ nghĩa hiện thực, cơ sở thốngnhất tư tưởng của nó, nền tảng lí tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa hiệnthực là tư tưởng vĩ đại của chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng tự do vàđộc lập của nhân cách con người, sự thừa nhận quyền con người.Chủ nghĩa nhân đạo là cơ sở lí tưởng thẩm mĩ của nghệ thuậthiện thực. Khi định nghĩa bản chất của nó, nhà dân chủ nhân văn vĩđại của Nga Belinxki đã viết: “Niềm kính trọng đối với tên tuổicon người, tình yêu bao la đối với con người chỉ vì rằng anh ta làcon người, không có bất kì quan hệ nào đối với nhân cách, dân tộc,tôn giáo, thứ bậc, thậm chí cả phẩm giá hay không phẩm giá củariêng anh ta”. Do đó, ta có thể chứng minh rằng không một lậptrường, quan điểm triết học, chính trị xã hội và các quan điểm kháccó thể ngăn cách Seecxpia và Xecvantec, Ban – dắc và X-tăng –đan…tất cả họ đều có chung tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa là “nỗiđau về con người”[Dobroliabop] mà với mức độ khác nhau, nóthúc đẩy sự khám phá đặc điểm bi kịch của sự sống con ngườitrong những điều kiện xã hội có áp bức, bóc lột.Xuất phát từ lí tưởng nhân đạo nêu trên, lí tưởng thẩm mĩ củachủ nghĩa hiện thực có liên quan chặt chẽ với nhiệm vụ trung tâmcủa nó – tái hiện một cách nghệ thuật chân lí cuộc sống. Đối vớinhà hiện thực, cái đẹp trong nghệ thuật là cuộc sống được phản ánhmột cách trung thực. Thiếu sự thật, nói chung sẽ không có cái đẹptrong nghệ thuật. Cái đẹp trong cuộc sống được miêu tả một cáchsai lệch sẽ làm mất vẻ đẹp trong nghệ thuật và có thể trở thành quèquặt. Cái đẹp trong nghệ thuật hiện thực là chân lí của cuộc sốngđược tái tạo dưới dạng nghệ thuật hoàn chỉnh, phù hợp “Bởi vì đốitượng của thơ ca là chân lí, cho nên vẻ đẹp vĩ đại nhất chính là ởchân lí, ở sự giản dị, còn tính chân thực và tự nhiên tạo điều kiệncần thiết cho một sáng tác nghệ thuật chân chính” [Plekhanop].Như vậy, mĩ học hiện thực chủ nghĩa chú trọng tính kháchquan của sự thể hiện nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện thực cố gắng táihiện thực tế một cách toàn vẹn, chân thực lịch sử - cụ thể và nhìnthấy ý nghĩa, tác dụng xã hội của nghệ thuật trong tính đúng đắncủa sự miêu tả, trong tính chân thực đầy sự thuyết phục của hìnhtượng được sáng tạo. Lí tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa hiện thực đãquy định các nguyên tắc tái hiện đời sống, đó là:- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể [xem xét sự vật trong một hoàn cảnhcụ thể, nhìn sự vật bao giờ cũng từ quá trình phát sinh, phát triển,chuyển hóa];-Nguyên tắc miêu tả đời sống bằng hình tượng tương ứng với bảnchất của đời sống chứ không bóp méo;- Nguyên tắc chú trọng mối quan hệ biện chứng giữa tính cách điểnhình và hoàn cảnh điển hình;- Nguyên tắc biểu hiện khách quan để sự vật, hiện tượng tự bộc lộ.Có thể nói, chính lí tưởng thẩm mĩ và các nguyên tắc sáng táccủa chủ nghĩa hiện thực nêu trên đã giúp các nhà văn hiện thựcphát hiện được những mâu thuẫn của thực tế, khám phá bản chấtcủa các mối quan hệ sâu hơn bất kì nghệ sĩ nào thuộc các trào lưutrước. Nhân vật của Ban-dắc thấy trong xã hội đương thời “đồngtiền là điểm tựa cho trí thông minh” và những suy tưởng, trầm tưvề triết học, về “tồn tại hay không tồn tại” trở thành “có lợi tức haykhông có lợi tức”. Tình yêu trong tác phẩm hiện thực cũng chịu sựchi phối của hoàn cnahr xã hội như mọi quan hệ khác. Các nhàhiện thực cũng chấm dứt cả sự lí tưởng hóa nông thôn trong vănhọc lãng mạn. Trong tác phẩm của Ban –dăc, nông thôn sôi sụcđấu tranh giai cấp. Do biểu hiện được bản chất và quy luật củathực tế, các tác phẩm hiện thực có giá trị nhận thức hết sức to lớnvà chính giá trị nhận thức ấy đã hướng con người muốn vươn tớimột xã hội tốt đẹp hơn.2. Văn học hiện thực phê phán Việt Nam ra đời sau phương Tâyhàng thế kỉ. Với sự tiếp thu, kế thừa có sáng tạo, văn học hiện thực1930-1945 ở nước ta đã đạt được những thành tựu khá nổi bật,không thể không nhắc đến trong tiến trình phát triển của văn họcdân tộc. Chỉ trong vòng 15 năm, trào lưu văn học hiện thực phêphán Việt Nam đã để lại nhiều tên tuổi lớn như Nguyễn CôngHoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phung, Nguyên Hồng… và đỉnh caolà nhà văn Nam Cao.Nam Cao đã để lại nhiều tác phẩm xuất sắc cùng trên các đềtài mà các nhà văn lớp trước đã đào xới kĩ, song vì biết “khơinhững nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” nên ôngđã có dược những thành công nổi bật. Trong sự nghiệp sáng táccủa ông, trước hết ta phải kể đến kiết tác Chí Phèo.Truyện ngắn Chí Phèo in lần đầu tiên vào năm 1941. Với tácphẩm này, Nam Cao đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật hiện thực.Trong Trăng sáng [1943], Nam Cao đã phát biểu tuyên ngônnghệ thuật của mình: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ánhtrăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thểlà tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than…”. TheoNam Cao, người cầm bút không được trốn tránh sự thực, mà hãy“cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang độngcủa cuộc đời…”. Rõ ràng, lí tưởng thẩm mĩ của Nam Cao chính làlí tưởng thẩm mĩ của chủ nghĩa hiện thực: cái đẹp trong nghệ thuậtlà cuộc sống được phản ánh một cách trung thực.Thật vậy, trong kiệt tác Chí Phèo, cuộc sống được phản ánhmột cách trung thực ấy là xã hội nông thôn Việt Nam trước Cáchmạng tháng Tám 1945. Các nhân vật, sự kiện của tác phẩm hầunhư được Nam Cao lấy từ nguyên mẫu cuộc đời thực. Đó là nhữngcon người, những sự việc của làng Đại Hoàng quê hương ông màtrong tác phẩm là làng Vũ Đại. Đã là người, có mấy ai chẳng yêuquý và gắn bó với mảnh đất quê hương mình? Song điều đó khôngthể ngăn ông chỉ ra hiện thực tàn nhẫn trên mảnh đất ấy. Có thểnói, chính tình cảm với những người nông dân chất phác ở quêhương đã khiến Nam Cao phải viết về hiện thực cuộc sống tối tămcủa họ dưới ách áp bức bóc lột của bọn địa chủ cường hào, để từđó góp thêm tiêng nói tố cáo gay gắt xã hội thực dân nửa phongkiến.Không gian nghệ thuật của tác phẩm rất nhỏ hẹp: làng VũĐại, một làng quê ở vùng đồng chiêm trũng, xa phủ, xa tỉnh. Thếnhưng, nó lại điển hình cho bức tranh làng quê Việt Nam trướcCách mạng. Có thể nói, nó như một xã hội nông thôn Việt Nam thunhỏ dưới chế độ thực dân. Ở đó có bọn cường hào, địa chủ ác bá.Dưới chế độ xã hội đương thời, quan chức được mua bằng tiền nênbọn chức dịch trong làng rất đông. Chúng chia năm bè bảy cánh.Một mặt chúng kết lại để hà hiếp, bóc lột nông dân. Mặt khác,chúng muốn cưỡi lên đầu lên cổ nhau, muốn cho nhau “ăn bùn”.Thực chất, chúng là một đàn cá tranh mồi. Cũng vì miếng ăn, mỗikẻ đều tìm cho mình một mánh khóe sống. Nam Cao đã xây dựngđược một nhân vật điển hình về bọn cường hào ác bá ấy là Bá Kiến“khôn róc đời”. Hắn có đầy đủ mánh khóe của một con cáo già:“thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân”, “mộtngười khôn ngoan chỉ bóp đến nửa chừng” và biết “nắm thằng cótóc chứ không ai nắm thằng chọc đầu”, “lấy thằng đầu bò trị thằngđầu bò”…Đã có nhiều bè cánh, trong làng lại có một “tiên chỉlàng” như Bá Kiến, thử hỏi người nông dân nào còn ngóc đầu lênđược?Người nông dân trong tác phẩm ấy có cuộc sống thật bầncùng, tối tăm. Cuộc sống của Thị Nở, bà cô thị, tự Lãng…đâu cóthể gọi là sống mà chỉ là tồn tại. Viết về nỗi khổ của người nôngdân, trước Nam Cao đã có chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố,anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan…vậy mànhững con người ấy đâu đã khổ nhất. Với hình tượng nhân vật ChíPhèo, Nam Cao còn phát hiện ra con người “cùng hơn cả dâncùng” trong xã hội ấy. Sự thối nát của xã hội nông thôn Việt Namtrước Cách mạng là mảnh đất màu mỡ sản sinh ra những con ngườinhư Chí Phèo. Bởi Chí Phèo sinh ra đâu đã phải là kẻ lưu manh?Anh vốn là người lương thiện, thưở nhỏ sống trong tình yêuthương đùm bọc của dân làng, lớn lên sống lương thiện bằng sứclao động của mình và rất có lòng tự trọng. Ngòi bút hiện thực củaNam Cao đã chỉ ra tính cách rất người của anh “hai mươi tuổi,người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt”. ChíPhèo thấy nhục khi bị bà ba Bá Kiến gọi đế để đấm lưng hay bópchân gì đó…Như vậy, trước khi là một kẻ lưu manh, một con quỷdữ, Chí Phèo là một Con Người. Chính xã hội thối đã đẩy ChíPhèo vào con đường lưu manh hóa. Chỉ vì ghen, Bá Kiến ngấmngầm đẩy Chí Phèo vào tù mà bản thân Chí không rõ lí do gì. Vànhà tù thực dân ấy đã nhào nặn Chí từ một con người trở thành tênlưu manh, thành con quỷ dữ. Trước đây hắn hiền lành, lương thiện,tự trọng là thế, giờ chuyên nghề đâm thuê, chém mướn, rạch mặtăn vạ. Trước đây người làng quý hắn là thế, giờ thấy hắn là tránhmặt, không ai coi hắn là một con người. Hỏi nỗi khốn cùng nàohơn? Có thể nói, hình tượng người nông dân bị tha hóa, lưu manhhóa là hình tượng nói lên được nỗi đau khổ ghê gớm nhất củanhững con người bé nhỏ. Với phương châm “nghệ thuật khôngphải là ánh trăng lừa dối”, Nam Cao đã vạch trần cái xấu xa mụcnát của xã hội đương thời, nhằm giúp người đọc nhận thức đượcbản chất của xã hội ấy mà muốn vươn tới một xã hội tươi sánghơn. Lí tưởng thẩm mĩ ấy của Nam Cao thật nhân đạo.Cũng xuất phát từ lòng nhân đạo mà ông còn phát hiện ra bảnchất Người không thể mất của người nông dân như Chí Phèo. Tìnhyêu thương chân thành của người đàn bà xấu “ma chê quỷ hờn”dành cho Chí đã cảm hóa được một tâm hồn tội lỗi. Song một lầnnữa Nam Cao chỉ ra rằng muốn làm người trong xã họi ấy thật khóbiết bao. Ước mơ lương thiện, cuộc sống có vợ có chồng của Chíbị dập tắt. Người ta không coi Chí Phèo là một con người, lời nóicủa bà cô Thị Nở chính là tiêu biểu cho định kiến của xã hội vớiChí Phèo. Trong cơn phẫn uất, Chí xách dao đến nhà Bá Kiến giếtkẻ thù và tự kết thúc cuộc đời mình. Câu hỏi “Ai cho tao lươngthiện?” chính là lời kết tội đanh thép chế độ xã hội đương thời.Hiện tượng Chí Phèo đâu phải là cá biệt? Trước chí Phèo đã cóNăm Thọ, Binh Chức vốn hiền như cục đất trở thành lưu manh.Chí Phèo chết, biết đâu lại chẳng có một Chí Phèo con cũng vẫn cócuộc đời như thế nếu như cái xã hội thối nát ấy vẫn tồn tại? Bi kịchbị cự tuyệt quyền làm người của Chí gợi ở người đọc nỗi thươngcảm xót xa, đồng thời cũng giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹptâm hồn của người lao động. Trong giông bão cuộc đời, bản chấtlương thiện của họ không dễ bị triệt tiêu. Chí Phèo chỉ có thể áctrong những cơn say. Chí phải uống say để tự biến mình thành mộtcon sói. Bởi trong xã hội đầy hùm beo hổ báo ấy, nếu là một concừu hiền lành thì sao có thể tồn tại? Nhưng khi tỉnh rượu, ý thứcđược cuộc đời mình, lại thêm sự chăm sóc của Thị Nở điều đầutiên Chí khao khát có được là hạnh phúc giản dị, lương thiện. Khaokhát ấy là minh chứng cho phần Người không thể mất trong ChíPhèo. Ở đây Nam Cao không chỉ thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông,chia sẻ với bi kịch của người nông dân mà còn tỏ thái độ bênh vựchọ, thể hiện niềm tin của nhà văn vào bản chất tốt đẹp vốn có củangười lao động.Qua truyện ngắn Chí Phèo, một tác phẩm tuyệt với của vănhọc hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945, ta thấy rõ ràng cáiđẹp của nghệ thuật đâu phải chỉ có ngợi ca, mơ mộng. Nó phảiđược xuất phát từ cuộc sống, gắn với cuộc sống. Cái đẹp của nghệthuật không chỉ là nhìn thấy và ngợi ca vẻ lung linh, huyền ảo, thơmộng mà còn là phát hiện cái đẹp khuất lấp sau những lấm lem,cát bụi của cuộc đời. Cái đẹp của nghệ thuật là phải làm cho conngười ta nhận thức sâu sắc về cuộc sống, giúp con người sống tốthơn, thôi thúc, khích lệ con người có suy nghĩ, hành động nhằmhướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minhhơn. Lí tưởng thẩm mĩ ấy mới thật cao cả vì cuộc đời là nơi xuấtphát cũng là nơi đi đến của văn học.3. Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu văn học tiến bộ, mang tínhdân chủ và nhân dân sâu sắc. Với tinh thần khám phá sâu sắc bảnchất của hiện thực đời sống trên nền tảng tư tưởng tiến bộ của mọinền nghệ thuật trong mọi thời đại là chủ nghĩa nhân đạo, lí tưởngthẩm mĩ của chủ nghĩa hiện thực không bao giờ cũ. Nó luôn hướngtới chân giá trị vĩnh hằng của con người và cuộc đời; thể hiện khátvọng vươn tới sự hài hòa giữa con người và môi trường sống, giữasự phát triển chân chính của mỗi cá nhân với gia đình, cộng đồngvà nhân loại. Chính điều đó là một trong những cơ sở chắc chắnđể đảm bảo cho trào lưu văn học này còn tồn tại và phát triển trongvăn học thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng.Trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945phát triển mạnh mẽ, để lại nhiều tên tuổi, nhiều kiệt tác vănchương và những điển hình nghệ thuật bất hủ, đem lại vinh quangcho nền văn học nước ta. Lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp của chủ nghĩahiện thực đã được nhiều cây bút của văn học thời kì đổi mới nhưNguyễn Minh Châu, Lưu Quang Vũ, Phạm Thị Hoài…kế thừa vàphát huy mạnh mẽ.

Video liên quan

Chủ Đề