Giá trị nghệ thuật của Bài học đường đời đầu tiên thể hiện ở điểm nào

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác giả

1. Tiểu sử 

- Tô Hoài [1920-2014] tên khai sinh là Nguyễn Sen.

 - Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công.

- Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông [nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.

- Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp

- Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

- Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

- Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

2. Sự nghiệp văn học

- Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Tô Hoài đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá:

+ Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 [Truyện Tây bắc];

+ Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 [tiểu thuyết Quê nhà];

+ Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 [tiểu thuyết Miền Tây];

+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật [đợt 1 - 1996].

+ Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2010.

a. Tác phẩm chính

   Sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: Dế Mèn phiêu lưu kí [truyện, 1941]; O chuột [tập truyện, 1942]; Truyện Tây Bắc [tập truyện, 1953]; Miền Tây [tiểu thuyết, 1967]; Ba người khác [tiểu thuyết, 2006],...

b. Phong cách nghệ thuật

- Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- “Bài học đường đời đầu tiên” [tên do người biên soạn đặt] trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi

b. Bố cục: 2 phần

- Đoạn 1 [Từ đầu đến "sắp đứng đầu thiên hạ rồi"]: Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.

- Đoạn 2 [Còn lại]: Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

c. Tóm tắt

    Chuyện kể về một chàng dế thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình. Trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc, Dế Mèn vô tình dẫn tới cái chết thương tâm của Dế Choắt - anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

b. Giá trị nghệ thuật

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Sơ đồ tư duy đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên":

Loigiaihay.com

Bài Làm:

[1]. Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của văn bản” Bài  học đường đời đầu tiên” [ trích Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của Tô Hoài] là gì[ chọn ý đúng] 

Đáp án: C. Khả năng quan sát tinh tế ngôn ngữ trong sáng gần với cuộc sống

[2] Truyện Bức tranh của em gái tôi đã cảnh tỉnh mọi người điều gì?

Đáp án: 

  • A. Cần quan tâm đến những người em gái
  • B. Cần có tấm lòng trong sáng hồn nhiên nhân hậu[ như nhân vật người em gái]
  • C. Không nên ích kỷ[ như nhân vật người anh trai]
  • D. Cần tin tưởng vào tài năng và đạo đức của người khác

[3]  hình tượng cây tre trong bài thơ Cây tre Việt Nam mà ẩn dụ tượng trưng cho điều gì?

Đáp án: C. Tâm hồn cốt cách của con người Việt Nam

[4] Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ được miêu tả  vào thời điểm nào?

Đáp án: B. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

[5] Dòng nào Miêu tả đúng và đủ nhất chân dung của chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu?

Đáp án: B. Nhí nhảnh hồn nhiên Gan Dạ

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Bài học đường đời đầu tiên. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc điểm nào chưa đúng về nhà văn Tô Hoài?

  • A. Tô Hoài sinh năm 1920,
  • C. Ông viết văn từ trước cách mạng tháng Tám – 1945
  • D. Là nhà văn hiện đại Việt Nam, có nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Câu 2: Đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Đất rừng phương Nam.
  • C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
  • D. Những năm tháng cuộc đời.

Câu 3: Đoạn trích nằm ở phần nào của tác phẩm?

  • B. Chương III
  • C. Chương VI

Câu 4: Chi tiết nào sau đây không thể hiện sự trịch thượng, ích kỉ và khinh thường Dế Choắt

  • A. Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng bằng tuổi
  • B. Sang chơi nhà Dế Choắt thì hết sức chê bai nhà Dế Choắt
  • C. Khi Dế Choắt xin đào giúp một ngách sang nhà thì Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng.

Câu 5: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

  • A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.
  • B. Dế Mèn và chị Cốc.
  • D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 6: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

  • A.   Buồn rầu và sợ hãi
  • C.   Than thở và buồn phiền
  • D.   Nghĩ ngợi và xúc động

Câu 7: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là

  • A. Tự sự
  • B. Biểu cảm
  • D.  Nghị luận

Câu 8: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên sử dụng hiệu quả nhất biện pháp tu từ nào?

  • A. So sánh
  • B. Ẩn dụ
  • D. Hoán dụ

Câu 9: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

  • A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.
  • C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.
  • D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 10: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

  • A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.
  • B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,
  • D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người. 

Câu 11: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì?

  • A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.
  • B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.
  • D. Cần đối xử với mọi người thân thiện, hòa nhã, tránh thái độ xem thường người khác.

Câu 12: Trước khi chết, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn những gì?

  • B. Ở đời không nên xem thường người khác, cần tôn trọng người khác như chính bản thân mình.
  • C. Cần phải báo thù cho Choắt.
  • D. Không nên trên ghẹo người khác.

Câu 13: Bài học rút ra từ đoạn trích là gì?

  • A. Sống ở đời phải khiêm tốn, biết nhường nhịn và cảm thông với người khác. 
  • B. Không được kiêu căng, tự phụ để rồi không chỉ hại mình mà còn gây vạ cho người khác.
  • C. Cần phải sống đoàn kết, thân ái với mọi người xung quanh.

Câu 14: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

  • A. Truyện kể theo ngôi thứ nhất hấp dẫn.
  • B. Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động,  trí tưởng tượng phong phú.
  • C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Bài học đường đời đầu tiên, trắc nghiệm văn 6, ngữ văn 6

Video liên quan

Chủ Đề