Giá trị nghệ thuật của đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên là gì

Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?

Bài học đường đời đầu tiên được trích từ?

Ai là nhân vật chính của truyện?

Qua đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, nhận định đúng nhất về Dế Mèn?

Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Truyện viết về đối tượng nào?

Nội dung chính của đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" là gì?

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên chương trình lớp 6 mới 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo & Cánh diều:

Bài giảng: Bài học đường đời đầu tiên - Cô Trương San [Giáo viên VietJack]

Quảng cáo

- Tô Hoài [1920-2014] tên khai sinh là Nguyễn Sen, quê nội ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây [nay thuộc Hà Nội], lớn lên ở quê ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Tô Hoài viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

- Ông có khối lượng tác phẩm phong phú và đa dạng, gồm nhiều thể loại

- Năm 1996, ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật

1. Xuất xứ

Quảng cáo

- “Bài học đường đời đầu tiên”[tên do người biên soạn đặt] trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi

2. Tóm tắt

Dế Mèn là chàng dế thanh niên cường tráng biết ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực. Tuy nhiên Dế Mèn tính tình kiêu căng, tự phụ luôn nghĩ mình “là tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ”. Bởi thế mà Dế Mèn không chịu giúp đỡ Dế Choắt- người hàng xóm trạc tuổi Dế Mèn với vẻ ngoài ốm yếu, gầy gò như gã nghiện thuốc phiện. Dế Mèn vì thiếu suy nghĩ, lại thêm tính xốc nổi đã bày trò nghịch dại trêu chị Cốc khiến Dế Choắt chết oan. Trước khi chết, Dế Choắt tha lỗi và khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng, bậy bạ. Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt vô cùng ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

3. Bố cục [2 phần]

- Phần 1 [từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”]: Vẻ ngoài và tính tình của Dế Mèn

- Phần 2 [còn lại]: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

4. Giá trị nội dung

Quảng cáo

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

5. Giá trị nghệ thuật

- Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài [tiểu sử, sự nghiệp sáng tác…]

- Giới thiệu về văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” [xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…]

II. Thân bài

1. Hình ảnh Dế Mèn

- Ngoại hình:

   + Càng: mẫm bóng

   + Vuốt:cứng, nhọn hoắt

   + Cánh: áo dài chấm đuôi

   + Đầu: to, nổi từng tảng

   + Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạm

   + Râu: dài, cong vút

→ Dế Mèn là một chàng thanh niên có vẻ ngoài tự tin, khỏe mạnh, cường tráng

- Hành động:

   + Đi đứng oai về, làm điệu, nhún chân, rung đùi

   + Quát mấy chị cào cào, đá ghẹo anh gọng vó

   + Co cẳng, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, dáng điệu tỏ vẻ con nhà võ.

   + Nhai ngoàm ngoạm, trịnh trọng vuốt sâu

→ Sử dụng dày đặc các động từ và tính từ

- Ý nghĩ của Dế Mèn: sắp đứng đầu thiên hạ được rồi

⇒ Dế Mèn là một anh chàng khỏe mạnh,cường tráng, hùng dũng nhưng tính tình kiêu căng, hợm hĩnh, xốc nổi…

2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn

- Hình ảnh Dế Choắt:

   + Trạc tuổi Dế Mèn

   + Người gầy gò, cánh ngắn củn, càng bè bè, râu cụt

→ Dế Choắt là người xấu xí, yếu đuối, trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn

- Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt: coi thường, trịch thượng.

   + Lời lẽ, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.

   + Cư xử : ích kỷ, không thông cảm, bận tâm gì về việc giúp đỡ Choắt.

- Dế Mèn trêu chọc chị Cốc

   + Dế Mèn nghĩ kế trêu chọc chị Cốc

   + Kết quả:gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt

- Tâm trạng của Dế Mèn sau khi trêu chọc chị Cốc:

   + Hả hê vì trò đùa tai quái của mình: chui vào trong hang nằm khểnh, bụng nghĩ thú vị…

   + Sợ hãi khi nghe tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt: nằm im thin thít

   + Hốt hoảng, lo sợ, bất ngờ trước cái chết và lời khuyên của Dế Choắt

   + Ân hận, chân thành sám hối: đứng yên lặng trước mộ Dế Choắt

- Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

   + Nội dung: Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

   + Nghệ thuật: cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, miêu tả loài vật sinh động, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình…

- Bài học cho bản thân: không được kiêu căng, hợm hĩnh, phải biết yêu thương và giúp đỡ người khác…

Bài giảng: Bài học đường đời đầu tiên - Cô Nguyễn Ngọc Anh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 6 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 6 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 6 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 6 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-6.jsp

2. Cũng cố một số nội dung của các văn bản đã học

[1]. Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của văn bản” Bài  học đường đời đầu tiên” [ trích Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của Tô Hoài] là gì[ chọn ý đúng] 

  • A. Lối kể chuyện lôi cuốn
  • B. Cách miêu tả sinh động hấp dẫn
  • C. Khả năng quan sát tinh tế ngôn ngữ trong sáng gần với cuộc sống
  • D. Thể hiện tư tưởng bảo vệ thiên nhiên

[2] Truyện Bức tranh của em gái tôi đã cảnh tỉnh mọi người điều gì?

  • A. Cần quan tâm đến những người em gái
  • B. Cần có tấm lòng trong sáng hồn nhiên nhân hậu[ như nhân vật người em gái]
  • C. Không nên ích kỷ[ như nhân vật người anh trai]
  • D. Cần tin tưởng vào tài năng và đạo đức của người khác

[3]  hình tượng cây tre trong bài thơ Cây tre Việt Nam mà ẩn dụ tượng trưng cho điều gì?

  • A. Tình cảm gắn bó giữa người với người
  • B. Sự gần gũi thân thuộc giữa con người với thiên nhiên
  • C. Tâm hồn cốt cách của con người Việt Nam
  • D. Cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam

[4] Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ được miêu tả  vào thời điểm nào?

  • A. Trong thời kỳ cách mạng tháng Tám năm 1945
  • B. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp
  • C. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Mỹ
  • D. Trong những năm đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc

[5] Dòng nào Miêu tả đúng và đủ nhất chân dung của chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu?

  • A. Khỏe mạnh hoạt bát vui tươi
  • B. Nhí nhảnh hồn nhiên Gan Dạ
  • C. Bé Nhỏ Đáng Yêu
  • D. Anh hùng bất khuất

[1]. Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của văn bản” Bài  học đường đời đầu tiên” [ trích Dế Mèn Phiêu Lưu Ký của Tô Hoài] là gì[ chọn ý đúng] 

Đáp án: C. Khả năng quan sát tinh tế ngôn ngữ trong sáng gần với cuộc sống

[2] Truyện Bức tranh của em gái tôi đã cảnh tỉnh mọi người điều gì?

Đáp án: 

  • A. Cần quan tâm đến những người em gái
  • B. Cần có tấm lòng trong sáng hồn nhiên nhân hậu[ như nhân vật người em gái]
  • C. Không nên ích kỷ[ như nhân vật người anh trai]
  • D. Cần tin tưởng vào tài năng và đạo đức của người khác

[3]  hình tượng cây tre trong bài thơ Cây tre Việt Nam mà ẩn dụ tượng trưng cho điều gì?

Đáp án: C. Tâm hồn cốt cách của con người Việt Nam

[4] Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ được miêu tả  vào thời điểm nào?

Đáp án: B. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

[5] Dòng nào Miêu tả đúng và đủ nhất chân dung của chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu?

Đáp án: B. Nhí nhảnh hồn nhiên Gan Dạ


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 33 Ôn tập cuối năm, Ôn tập cuối năm ngữ văn trang 116, bài Ôn tập cuối năm ngữ văn ngữ văn vnen 6, giải ngữ văn 6 sách vnen chi tiết dễ hiểu

Video liên quan

Chủ Đề