Giải bt trắc nghiệm 6,7,8,9,10 trang 43 sbt sinh học 7

Di chuyển ở trai sông được thực hiện nhờ chân trai thò ra thụt vào kết hợp với động tác đóng mở đóng mở vỏ (ống thoát nước)
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 6
  • Câu 7
  • Câu 8
  • Câu 9
  • Câu 10

Câu 6

Di chuyển ở trai sông được thực hiện bằng

A. ống hút nước

B. ống thoát nước

C. chân trai

D. cả B và C

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết Trai sông

Lời giải chi tiết:

Di chuyển ở trai sông được thực hiện nhờ chân trai thò ra thụt vào kết hợp với động tác đóng mở đóng mở vỏ (ống thoát nước)

Chọn D

Câu 7

Khả năng di chuyển cao nhất của Thân mềm là

A. mực. B. Trai sông.

C. ốc sên. D. ốc nhồi.

Phương pháp giải:

Trai sông sống ở đáy bùn, ốc sên di chuyển chậm chạp ở trên cạn, ốc nhồi sống bám.

Lời giải chi tiết:

Khả năng di chuyển cao nhất của Thân mềm là mực: bơi lội tự do

Chọn A

Câu 8

Ấu trùng loài thân mềm có tập tính kí sinh ngoài ở cá là

A. mực. B. trai sông

C. ốc bươu. D. bạch tuộc

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết Đặc điểm chung của ngành Thân mềm

Lời giải chi tiết:

Ấu trùng loài thân mềm có tập tính kí sinh ngoài ở cá là trai sông

Chọn B

Câu 9

Lớp Thân mềm có ý nghĩa kinh tế lớn nhất là

A. chân đầu (mực, bạch tuộc)

B. chân rìu (trai, sò),

C. chân bụng (ốc sên, ốc bươu)

D. cả A, B và C.

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết Vai trò của ngành Thân mềm

Lời giải chi tiết:

Lớp Thân mềm có ý nghĩa kinh tế lớn nhất làchân đầu (mực, bạch tuộc).

Chọn A

Câu 10

Trai sông tự vệ bằng cách

A. thu cơ thể vào trong vỏ.

B. khép vỏ, ống thoát thải nước ra.

C. ống hút hút nước vào.

D. cả A và B.

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết Trai sông

Lời giải chi tiết:

Trai sông tự vệ bằng cách thu cơ thể vào trong vỏ hoặc khép vỏ, ống thoát thải nước ra.

Chọn D