Giải phóng tàu là gì

QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC DÂY CHUYỀN GIẢI PHÓNG TÀU

Tag: Vận chuyển hàng hóa xnk, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không.

-> Quy trình giao nhận hàng và Container

-> Phiếu giao nhận Container

-> Lệnh giao hàng

1. Phân cấp chỉ huy trong dây chuỵền giải phóng tàu

            a. Trưởng trực ban sản xuất

            Chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo công tác xếp dỡ giải phóng tàu, cụ thể là:

-         Chủ trì các cuộc họp, giao ban với các bên hữu quan như: đại lý, hải quan, các XN, phòng, ban của cảng, trưởng các bộ phận thuộc Trung tâm điều độ; các đội công nhân bốc xếp để thống nhất các giải pháp, ban hành các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động xếp dỡ giải phóng tàu.

-         Quyết định phương án bố trí tàu, kiểm tra việc lập kế hoạch sử dụng phương tiện cơ giới, đề xuất các giải pháp luân chuyển container trong phạm vi toàn cảng phục vụ cho xuất nhập tàu, đôn đốc trưởng các khu hàng triển khai việc sắp xếp, quy hoạch bãi.

-          Thông qua cán bộ trực ban điều hành giải phóng tàu để chỉ đạo chung công tác giải phóng tàu trong phạm vi toàn cảng. Chủ trì giải quyết những vướng mắc phát sinh với các bên liên quan.

b. Trưởng các khu hàng

Chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến việc xếp dỡ giải phóng tàu tại Khu hàng, gồm:

-        Nắm bắt các thông tin, kế hoạch xếp dỡ tàu từ trực ban sản xuất. Lập phương án quy hoạch và điều hành việc sắp xếp, chuẩn bị bãi bảo đảm tiếp nhận nhập container xuất/nhập tàu. Lập kế hoạch sử dụng phương tiện cơ giới.

-       Bố trí nhân sự hợp lý trong bước công việc liên quan của dây chuyền giải phóng tàu và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên.

-      Chỉ đạo và kiểm tra việc tiếp nhận chứng từ, cập nhật thông tin quản lý đối với hàng hoá và container.

-          Chủ trì giải quyết những vướng mắc phát sinh trong phạm vi trách nhiệm với các bên liên quan.

c. Trực ban điều hành giải phóng tàu

-          Đôn đốc việc cung cấp chứng từ liên quan đến công tác giải phóng tàu của các đại lý; đôn đốc nhân viên trực ban kế hoạch nắm chính xác thời gian tàu cập cảng thông qua hoa tiêu, cảng vụ, hay đại lý để lập kế hoạch sát thực tế.

-          Thông qua kế hoạch làm hàng của trực ban kế hoạch [phân bổ thời gian làm hàng, bố trí phương tiện].

-          Kiểm tra tình hình chuẩn bị bãi của các khu hàng, tình hình tập kết hàng [hàng xuất], nắm tình trạng phương tiện cơ giới chuẩn bị làm tàu.

-          Đặc biệt khi đồng thời xếp dỡ cho nhiều tàu, phải theo dõi chung tiến độ làm hàng của các tàu, tình hình thừa thiếu phương tiện. Chỉ đạo điều tiết kịp thời như: tăng cường phương tiện thiết bị cho tàu này, giảm bớt của tàu kia, bắt đầu làm sớm tàu này, làm muộn hơn đối với tàu kia…]

-          Trực tiếp phối hợp các bộ phận liên quan giải quyết những vướng mắc phát sinh.

d. Nhân viên Trực ban tàu:

-          Chịu trách nhiệm chính ề việc điều hành xếp dở cho 1 tàu: quyết định cách thức, trình tự, thời gian xếp dỡ. Làm chủ tiến độ giải phóng tàu, kịp thời yêu cầu bổ sung phương tiện làm hàng khi cần thiết, bảo đảm nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian tàu đậu ở cảng

-          Thông qua nhân viên điều máng để điều hành tất cả các lực lượng tham gia trong dây chuyền xếp dỡ giải phóng tàu gồm; nhân viên chấm Bay, nhân viên điều độ khu hàng, nhân viên giao nhận, công nhân xếp dỡ, phương tiện vận chuyển.

-          Khi nhập tàu: dựa vào các chứng từ hàng nhập để nắm số lượng chủng loại container cần dỡ, thống nhất trình  tự làm hàng hợp lý với các khu hàng.

-          Khi xuất tàu: Lập sơ đồ xếp hàng dự kiến; trực tiếp giao dịch với tàu để điều chỉnh sơ đồ xếp hàng theo tình hình thực tế; hoàn thành sơ đồ tổng quát [theo cảng dỡ, theo trọng lượng], sơ đồ bay chi tiết và báo cáo tổng hợp để chuyển giao cho đại lý tàu ngay khi xếp hàng xong.

e. Nhân viên điều máng: Thực hiện theo chức trách, chú ý vào các việc sau đây:

-          Nắm các yêu của nhân viên trực ban tàu để trực tiếp điều động phương tiện vận chuyển

-          Thông tin cho nhân viên điều độ khu hàng để tiếp nhận container nhập và giao container xuất theo đúng số lượng chủng loại.

-          Chỉ đạo công nhân xếp container lên tàu theo sơ đồ.

2. Phân cấp thừa hành trong dây chuyền giải phóng tàu

a.       Nhân viên điều máng, nhân viên chấm Bay thực hiện công việc theo sự điều hành trực tiếp của nhân viên trực ban tàu.

b.      Nhân viên giao nhận, công nhân xếp dỡ, lái xe vận chuyển thực hiện công việc theo sự điều hành trực tiếp của nhân viên điều máng

c.       Nhân viên điều độ khu hàng nhận thông tin trực tiếp từ nhân viên điều máng để chủ động tiếp nhận container [khi nhập đưa container ra cầu tàu [khi xuất] theo đúng yêu cầu của nhân viên điều máng.

d.      Phương tiện, công nhân làm hàng tại bãi, nhân viên ghi sản lượng thực hiện công việc theo sự điều hành trực tiếp của nhân viên điều độ khu hàng.

e.       Phương tiện, công nhân làm hàng tại cầu tàu thực hiện công việc theo sự điều hành trực tiếp của nhân viên điều máng.

3 . Phối hợp

Các bộ phận sau đây có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong suốt trình lập kế hoạch và triển khai việc làm hàng, theo yêu cầu của trực ban tàu, thông qua chỉ đạo của cán bộ TBSX phụ trách giải phóng tàu.

-          Trực ban kế hoạch sản xuất

-          Trực ban cảng vụ

-          Trực ban khu hàng

-          Trực ban tàu

-          Cán bộ đại lý hãng tàu

1.      Chế độ báo cáo:

1.1. Nhân viên trực ban kế hoạch: tổng hợp nội dung báo cáo vào sổ báo ban

a. Nội dung báo cáo

-          Tình hìng cung cấp thông tin, chứng từ của các đại lý

-          Tình hình tàu cập/rời cảng so với dự kiến

-          Số liệu về sản lượng nhập và dự kiến xuất của các tàu

-          Số liều về sản lượng vận tải vòng ngoài

-          Tình trạng phương tiện thiết bị xếp dỡ

-          Tình hình thực hiện KHSX trong ca

b. Tình hình báo cáo: 7h00 và 17h00 hàng ngày

1.2. Trực ban tàu:  báo cáo trực ban điều hành giải phóng tàu

a. Nội dung báo cáo:

-          Sản lượng container đã nhập/xuất

-          Sản lượng container còn phải nhập/xuất

-          Năng suất làm hàng bình quân

-          Tình hình phương tiện tham gia làm tàu

-          Những vấn đề đặc biệt khác [nếu có]

b. Thời gian báo cáo: cứ mỗi 4 giờ [khi tàu làm hàng]

1.3. Khu hàng: báo cáo trực ban kế hoạch

a. Nội dung báo cáo:

-          Sản lượng tồn bãi

-          Sản lượng hạ bãi theo tàu, sản lượng đã thanh lý hải quan [bãi xuất]

-          Tình hình phương tiện làm hàng tại bãi

-          Những vấn đề đặc biệt khác [nếu có]

b. Thời gian báo cáo:

7h00 và 17h00 hàng ngày

            Ghi chú: Các số liệu báo cáo gửi về nhân viên trực ban kế hoạch theo mẫu quy định.

            5. Quy định đối với phương tiện cơ giới và công nhân:

-          Công nhân phải có mặt và tập kết dụng cụ tại cầu tàu trước giờ làm hàng 15 phút

-          Công nhân phải lên tàu trước 15 phút để tháo chằng buộc [khi nhập]

-          Xe vận chuyển phải tập kết đủ tại cầu tàu [khi nhập] và tại bãi [khi xuất] vào lúc bắt đầu làm hàng.

-          Xe nâng phải tập kết đủ tại bãi tại thời điểm bắt đầu làm hàng

-     Xe nâng phải làm hàng theo yêu cầu của nhân viên điều độ khu hàng, không được đảo container sang line khác không thuộc phạm vi xếp container của tàu đang xuất.

6. Quy định về điều hành chung:

-          Trong trường hợp có nhiều tàu cùng đồng thời làm hàng, nhân viên điều máng của các tàu phải trao đổi, thống nhất phương án mở máng, điều container giữa các tàu sao cho giảm thiểu ách tắc bãi [nếu có thể]

-          Có thể điều trạm 1 số xe trung chuyển hoặc xe nâng đang làm tàu này sang hỗ trợ tàu kia 1-2 chuyến. Trong trường hợp này, người phụ trách điều hành chung có quyền điều trực tiếp, yêu cầu phương tiện chấp hành ngay.

-          Khi kẹt đường giao thông nội bộ, kẹt tại cổng [trong trường hợp xuất nhập tại bãi 125], cho phép xe trung chuyển làm tàu chạy vào đường xe buýt. Đề nghị cảnh vệ hỗ trợ lưu thông vào những thời điểm căng thẳng.

VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XNK


==========

Page 2

Trang chủ Giới thiệu Sản phẩm dịch vụ Cập nhật cước vận chuyển Hỏi báo giá vận chuyển Tài liệu Liên hệ

Video liên quan

Chủ Đề