Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Đã gửi 12-08-2011 - 09:28

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Phổ biến

Đây là bài báo của tạp chí THTT mà tôi đã tìm được từ những năm 1976 nên có phần hơi khác so với hiện nay, mong các bạn có thể bổ sung và góp ý.Khi học phương trình vô tỉ ở lớp 8, trong vấn đề phương trình quy về bậc 2 các bạn đã làm quen với một loại phương trình mới,hiểu rõ hơn về biến đổi tương đương, được củng cố về phương trình bậc hai, ôn lại khái niệm căn số học và biến đổi căn thức, rèn luyện tính toán bằng số. Các bạn, ngay ở lớp 8, đã biết các phương pháp như: cô lập căn thức, nâng lên lũy thừa, nhân với nhân tử liên hợp, thông qua việc giải các bài tập trong sgk Đại số lớp 8, các bạn biết thêm được một số phương pháp nữa là phương pháp đánh giá hai vế. Sau đây xin trình bày để các bạn biết được một vài phương pháp để giải phương trình vô tỉ nữa.

1. Phương pháp đặt ẩn phụ

Ví dụ 1: Giải phương trình


$15x-2x^2-5=\sqrt{2x^2-15x+11}$

Phương trình trên tương đương với

$(2x^2-15x+5)+\sqrt{2x^2-15x+11}=0$

Ta đặt $t=\sqrt{2x^2-15x+11}$ (ở đây vì $t$ là giá trị căn số học nên $t \ge 0$). Ta có $t^2+t-6=0 \Rightarrow t_1=2; t_2=-3$ (loại).Với $t=2$, ta có:

$\sqrt{2x^2-15x+11}=2$$2x^2-15x+7=0$

$x_1=7;x_2=1/2$.

Sau khi thử nghiệm ta thấy $x_1=7$ và $x_2=1/2$ đúng là nghiệm của phương trình đã cho.Nếu không dùng phương pháp đặt ẩnn phụ thì các bạn sẽ phải bình phương một đa thức và phải giải một phương trình bậc 4.

Ví dụ 2: Giải phương trình


$\sqrt{x-1+2\sqrt{x-2}}+\sqrt{7+x+6\sqrt{x-2}}=2$

Ta có $\sqrt{(x-2)+2\sqrt{x-2}+1}+\sqrt{(x-2)+2.3\sqrt{x-2}+9}=2$.Đặt $t=\sqrt{x-2}(t \ge 0)$, ta sẽ viết được:

$\sqrt{t^2+2t+1}+\sqrt{t^2+6t+9}=2$
$\sqrt{(t+1)^2}+\sqrt{(t+3)^2}=2$

Ở đây, vì $t$ dương nên $t+1$ và $t+3$ cũng đều dương, và ta có:

$(t+1)+(t+3)=2 \Rightarrow t=-1$

Như vậy phương trình đã cho vô nghiệm.

2. Phương pháp phản chứng

Các bạn đã biết phương pháp phản chứng ngay từ khi học lớp 6. Dùng phương pháp phản chứng để giải phương trình vô tỉ nhiều khi khá tốt. Chẳng hạn ta có thể giải phương trình đã cho trong ví dụ 2 ở trên bằng phương pháp phản chứng.Đầu tiên, ta thấy, nếu phương trình có nghiệm là $x_0$ thì $x_0 \ge 2$ để cho $x_0-2 \ge 0$ (số dưới căn bậc hai).Ta có:

$\sqrt{x_0-1+2\sqrt{x_0-2}}+\sqrt{7+x_0+6\sqrt{x_0-2}} > \sqrt{7+x_0+6\sqrt{x_0-2}}>\sqrt{7}>2$

Điều này trở nên vô lí, vì nếu $x_0$ là nghiệm thì vế trái của phương trình phải bằng vế phải. Do đó, phương trình đã cho vô nghiệm.

3. Phương pháp hệ

Phương pháp hệ dùng để giải phương trình vô tỉ có dạng

$\sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{cx+d} =k \ \ \ \ \ \ \ (1)$

Ta có thể thử được dễ dàng đẳng thức sau đây:

$\left ( \sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{cx+d} \right )^2=k^2=\left ( \sqrt{\dfrac{c}{a}}.\sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{\dfrac{a}{c}}.\sqrt{cx+d} \right )^2+\left ( a-c \right )\left ( \dfrac{b}{a}-\dfrac{d}{c} \right ) \ \ \ \ \ \ \ (2)$

Như vậy, việc giải $(1)$ ta được đưa đến việc giải hệ:

$\left\{\begin{matrix} \sqrt{ax+b} \ \pm \sqrt{cx+d}=k & & \\ \sqrt{\dfrac{c}{a}}.\sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{\dfrac{a}{c}}.\sqrt{cx+d}=l & & \end{matrix}\right.$

Ta sẽ tìm được $ax+b$ hoặc $cx+d$ và do đó sẽ xác định được $x$. Trong thức hành, khi đã quen thì việc thành lập $(2)$ khá nhanh gọn.

Ví dụ 3: Giải phương trình $\sqrt{x+3} \ + \ \sqrt{2x-1}=4$.

Phân tích $\left ( \sqrt{2x-1} \ + \ \sqrt{x+3} \right )^2=\left (\dfrac{1}{\sqrt{2}}.\sqrt{2x-1} \ + \ \sqrt{2}.\sqrt{x+3} \right )^2-3,5=16.$Từ đó ta viết được:

$\dfrac{1}{\sqrt{2}}.\sqrt{2x-1} \ + \sqrt{2}.\sqrt{x+3}=\sqrt{19,5}.$

Sau khi nhân cả hai vế với $\sqrt{2}$, ta có:

$\sqrt{2x-1} \ +\sqrt{x+3} \ + \ \sqrt{x+3}=\sqrt{39}$
$4+ \ \sqrt{x+3}= \sqrt{39} \Rightarrow x=(52-8\sqrt{39})$.

Thử lại phương trình đã cho, ta có $x=(52-8\sqrt{39})$ là nghiệm.Ngoài ra, phương trình đã cho không có nghiệm nào khác vì

$\dfrac{1}{\sqrt{2}}.\sqrt{2x-1}\ +\sqrt{2}.\sqrt{x+3}=-\sqrt{19,5}$

là phương trình vô nghiệm (tổng của hai số dương không thể nào là số âm).

Ví dụ 4: Giải phương trình: $\sqrt{4x-2} \ + \ \sqrt{4x+2}=4$.

Đây là trường hợp $a=c$, nên ta có:

$\dfrac{4}{\sqrt{4x+2} \ - \ \sqrt{4x-2}}=4 \Rightarrow \sqrt{4x+2} \ - \ \sqrt{4x-2}=1$

Cộng vế phương trình này với vế phương trình đã cho, ta có:

$2\sqrt{4x+2}=5 \rightarrow x= \dfrac{17}{16}.$


(Còn nữa...)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Quang Toàn: 12-08-2011 - 09:30

  • perfectstrong, vanhongha, Minhnguyenquang75 và 35 người khác yêu thích

“People's dream will never end!” - Marshall D. Teach.

Đã gửi 04-11-2011 - 21:12

Anh viết tiếp đi

Không biết là mình cũng có một số bộ sách viết về pt vô tỉ! Ko biết có viết được ko?

  • Canhochoitoanthanh loan thích

Đã gửi 05-11-2011 - 15:40

Không biết là mình cũng có một số bộ sách viết về pt vô tỉ! Ko biết có viết được ko?

Bạn cứ viết cho tụi mình tham khảoSau đây mình xin đóng góp một bài phương trình áp dụng cách Toàn đã nói trênGiải phương trình nghiệm nguyên:$$10^{x}+6y=2011$$

  • diendantoanhoc2013 yêu thích

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
Học gõ công thức toán học tại đây

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

Đã gửi 05-11-2011 - 18:55

Khi giải các phương trình mà ẩn nằm ở trong dấu căn thức (pt vô tỉ), một số bạn do chưa nắm vững kiến thức về căn thức và các phép biến đổi tương đương nên thường mắc một số sai lầm. Bài viết này mong muốn giúp các bạn, đặc biệt là các học sinh lớp 9 chuẩn bị thi vào các trường THPT tránh được những sai lầm đó.

VD1: Giải pt: $(x+3)\sqrt{x-1}=0$


Lời giải SAI:$((x+3)\sqrt{x-1}=0\Leftrightarrow \left[\begin{array}{l} x+3=0\\ \sqrt{x-1}=0 \\ \end{array} \right.\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=-3 \\ x=1 \\ \end{array} \right.$

Nhận xét: Rõ ràng x=-3 không phải nghiệm của pt trên:


Chú ý: $A\sqrt{B}=0\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} B\geq 0\\ \left[ \begin{array}{l} A=0 \\ \sqrt{B}=0 \\ \end{array} \right.\\ \end{matrix}\right.$

VD2: Giải pt: $\sqrt{x+4}=x+2$


Lời giải SAI:$\sqrt{x+4}=x+2\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x+4\geq 0\\ x+4=(x+2)^{2}\\ \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq -4\\ x+4=x^{2}+4x+4\\ \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq -4\\ x(x+3)=0\\ \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq -4\\ \left[ \begin{array}{l} x=0 \\ x=-3 \\ \end{array} \right.\\ \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x=0 \\ x=-3 \\ \end{array} \right.$

Nhận xét: Rõ ràng x=-3 không phải nghiệm của pt trên


Chú ý: $\sqrt{A}=B\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} B\geq 0\\ A=B^{2}\\ \end{matrix}\right.$

VD3: Giải pt: $\sqrt{\dfrac{2x+5}{x-2}}=1$


Lời giải SAI:$\sqrt{\dfrac{2x+5}{x-2}}=1\Leftrightarrow \dfrac{\sqrt{2x+5}}{\sqrt{x-2}}=1$$\Leftrightarrow \sqrt{2x+5}=\sqrt{x-2}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x-2\geq 0\\ 2x+5=x-2\\ \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq 2\\ x=-7\\ \end{matrix}\right.$Vậy pt vô nghiệm ?!

Nhận xét: PT đã cho thực nghiệm x=-7


Chú ý: $\sqrt{\dfrac{A}{B}}=\left\{\begin{matrix} \dfrac{\sqrt{-A}}{\sqrt{-B}} (1)\\ \\ \dfrac{\sqrt{A}}{\sqrt{B}}(2)\\ \end{matrix}\right.$Với $(1)$ khi $A\leq 0 ; B < 0$Với $(2)$ khi $A\geq 0 ; B > 0$Lời giải trên đã bỏ sót 1 trường hợp $A\leq 0 ; B < 0$ nên đã tìm thiếu nghiệm

VD4: Giải pt: $2\sqrt{x-4}+\sqrt{x-1}=\sqrt{2x-3}+\sqrt{4x+16}$


Lời giải SAI:$2\sqrt{x-4}+\sqrt{x-1}=\sqrt{2x-3}+\sqrt{4x+16}$$\Leftrightarrow 2\sqrt{x-4}+\sqrt{x-1}=\sqrt{2x-3}+\sqrt{4(x-4)}$$\Leftrightarrow \sqrt{x-1}=\sqrt{2x-3}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x-1\geq 0\\ x-1=2x-3\\ \end{matrix}\right.$$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq 1\\ x=2\\ \end{matrix}\right.$Vậy pt có nghiệm x=2

Nhận xét: Ta thấy ngay x=2 không phải là nghiệm đúng của pt


Chú ý: $\sqrt{A}+\sqrt{B}=\sqrt{A}+\sqrt{C}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} A\geq 0\\ \sqrt{B}=\sqrt{C}\\ \end{matrix}\right.$

VD5: Giải pt: $\sqrt{x(x-1)}+\sqrt{x(x-2)}=2\sqrt{x(x-3)}$


Lời giải SAI:pt tương đương với:$\sqrt{x}.\sqrt{x-1}+\sqrt{x}.\sqrt{x-2}=2\sqrt{x}.\sqrt{x-3}$$\sqrt{x-1}+\sqrt{x-2}>2\sqrt{x-3}$Căn thức có nghĩa <=> $x \geq 3$. Khi đó ta có:$\left\{\begin{matrix} \sqrt{x-1}>\sqrt{x-3}\\ \sqrt{x-2}>\sqrt{x-3}\\ \end{matrix}\right.$$\Rightarrow \sqrt{x-1}+\sqrt{x-2}> 2\sqrt{x-3}$Vậy pt vô nghiệm ?!

Nhận xét: Có thể thấy ngay x=0 là nghiệm

Việc chia 2 vế cho $\sqrt{x}$ đã vô tình làm mất nghiệm này.

Chú ý: $\sqrt{AB}=\left\{\begin{matrix} \sqrt{A}.\sqrt{B}(1)\\ \sqrt{-A}.\sqrt{-B}(2)\\ \end{matrix}\right.$

$(1)-khi- A\geq 0; B\geq 0$$(2)-khi-A\leq 0; B\leq 0$Vì vậy lời giải trên phải bổ xung trường hợp $\sqrt{x}=0$ và trường hợp x<0.

[Còn tiếp...]


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnguyenquang75: 05-11-2011 - 18:56

  • hoangtrong2305, hai_ddt_311, Cao Xuân Huy và 13 người khác yêu thích

Đã gửi 08-11-2011 - 19:20

Bạn cứ viết cho tụi mình tham khảoSau đây mình xin đóng góp một bài phương trình áp dụng cách Toàn đã nói trênGiải phương trình nghiệm nguyên:$$10^{x}+6y=2011$$

Xin lỗi bạn, nhưng đây nói về Giải phương trình vô tỉ, không phải phương trình nghiệm nguyên, bạn ạ.Bài của bạn nghĩ bạn nên chuyển sang box Số học.

  • Yagami Raitothanhgia9a108 thích

“People's dream will never end!” - Marshall D. Teach.

Đã gửi 20-11-2011 - 16:16

Mình đã kết hợp topic "Vài phương pháp giải phương trình vô tỉ " của Toàn với topic "Những sai lầm khi giải phương trình vô tỉ " của anh Minhnguyenquang75

  • diendantoanhoc2013, thanhgia9a108Element hero Neos thích

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Đã gửi 19-01-2013 - 22:01

Xin được đóng góp cho topic một phương pháp: GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ BẰNG CÁCH ĐÁNH GIÁ

* Cách 1. Tìm một nghiệm và chứng minh đó là nghiệm duy nhất


Thí dụ 1: Giải phương trình: $\sqrt{\frac{6}{3-x}}+\sqrt{\frac{8}{2-x}}=6$ $(1)$
Lời giải : Điều kiện $x<2$Với phương trình dạng này ta thường dự đoán nghiệm là các giá trị của $x$ mà biểu thức dưới căn nhận giá trị là một số chính phương. Nhận thấy nghiệm của $(1)$ phải lớn hơn $1$. Bằng cách thử ta thấy rằng $(1)$ có một nghiệm là $x=\frac{3}{2}$. Ta chứng minh đó là nghiệm duy nhất của $(1)$. Thật vậy:- Với $x< \frac{3}{2}$ ta có $\sqrt{\frac{6}{3-x}}<2$ và $\sqrt{\frac{8}{2-x}}<4$. Do đó $\sqrt{\frac{6}{3-x}}+\sqrt{\frac{8}{2-x}}<6$Suy ra $(1)$ không có nghiệm trong $\left ( -\infty ;\frac{3}{2} \right )$- Với $\frac{3}{2}6$.Suy ra $(1)$ không có nghiệm trong $\left ( \frac{3}{2};2 \right )$Vậy PT $(1)$ có nghiệm duy nhất $x=\frac{3}{2}$* Muốn giải phương trình bằng cách đánh giá thì điều quan trọng là phải đoán được nghiệm của nó. Để đoán nghiệm ta nên chỉ ra khoảng chứa nghiệm và xét trường hợp đặc biệt để tìm ra nghiệm trong đó.

* Cách 2. Đánh giá hai vế

Xét phương trình $f(x)=g(x)$ xác định trên $D$.Nếu $\left\{\begin{matrix} f(x)\geq m(x)\\ g(x)\leq m(x) \end{matrix}\right. \forall x\in D$ thì $f(x)=g(x)$ với $x\in D\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} f(x)=m(x)\\ g(x)=m(x) \end{matrix}\right.$Trong cách đánh giá này ta thường dùng các bất đẳng thức quen thuộc để đánh giá hai vế. Sau đây là một thí dụ minh họa.

Thí dụ 2: Giải phương trình: $\sqrt{1+\sqrt{2x-x^2}}+\sqrt{1-\sqrt{2x-x^2}}=2(x-1)^4(2x^2-4x+1)$ $(2)$


Lời giải: Điều kiện: $0\leq x\leq 2$. Đặt $t=(x-1)^2$, ta có $0\leq t\leq 1$. PT $(2)$ trở thành$$\sqrt{1+\sqrt{1-t}}+\sqrt{1-\sqrt{1-t}}=2t^2(2t-1)$$Nhận thấy: $2t-1\geq 0\Leftrightarrow t\geq \frac{1}{2}$Bình phương hai vế và rút gọn ta được:$$1+\sqrt{t}=2t^4(2t-1)^2\Leftrightarrow \frac{1}{t^4}+\frac{1}{t^3\sqrt{t}}=2(2t-1)^2$$Vì $t\leq 1$ nên $\frac{1}{t^4}+\frac{1}{t^3\sqrt{t}}\geq 2$. Từ đó suy ra $t=1\Leftrightarrow x=2$ (thỏa mãn ĐK).Vậy nghiệm của phương trình $(2)$ là $x=2$.

Thí dụ 3: Giải phương trình: $\sqrt{3x^2-1}+\sqrt{x^2-x}-x\sqrt{x^2+1}=\frac{1}{2\sqrt{2}}(7x^2-x+4)$ $(3)$


Lời giải: Điều kiện là $x\geq 1$ hoặc $x\leq -\frac{1}{\sqrt{3}}$Gọi vế trái và vế phải của $(3)$ thứ tự là $A$ và $B$.Áp dụng BĐT $Bunyakovsky$ cho hai bộ số $(1,1,-x)$ và $(\sqrt{3x^2-1},\sqrt{x^2-x},\sqrt{x^2+1})$ ta có:$$A\leq \sqrt{(x^2+2)(5x^2-x)}$$Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=-1$. Do $x\geq 1$ hoặc $x\leq -\frac{1}{\sqrt{3}}$ nên $5x^2-x>0$. Áp dụng BĐT $Cauchy$ ta có:$$B=\frac{1}{2\sqrt{2}}[5x^2-x+2(x^2+2)]\geq \frac{1}{2\sqrt{2}}.2\sqrt{(5x^2-x)2(x^2+2)}=\sqrt{(5x^2-x)(x^2+2)}$$Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=-1$ và $x=\frac{4}{3}$.Vậy nghiệm của PT $(3)$ là $x=-1$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Forgive Yourself: 19-01-2013 - 22:05

  • Zaraki, Yagami Raito, thuynguyenly và 7 người khác yêu thích

Facebook: https://www.facebook.com/ntn3004

Đã gửi 04-05-2013 - 21:00

Tiếp tục bài nữa với phương pháp mới 

Giải PT: $2\sqrt{x^{2}-x+2}-\sqrt{2\left ( x^{2} +2x\right )}= x-2$     $\left ( \ast \right )$

Giải: ĐKXĐ: $x\leq -2$ hoặc $x\geq 0$

Ta nhân  2 vế của $\left ( \ast \right )$ với liên hợp VT là $2\sqrt{x^{2}-x+2}+\sqrt{2\left ( x^{2}+2x \right )}$

Sau đó ta được phương trình $2\left ( x-2 \right )^{2}= \left ( x-2 \right )\left [ 2\sqrt{x^{2}-x+2}+\sqrt{x\left ( x^{2}+2x \right )} \right ]$

Ta xét 2 TH

$\oplus x-2=0 \Leftrightarrow x=2$

$\oplus 2\sqrt{x^{2}-x+2}+\sqrt{2\left ( x^{2}+2x \right )}= 2\left ( x-2 \right )$  $\Rightarrow$ PT vô nghiệm

Vậy PT có 1 ngiệm x=2

Đây là bài áp dụng GPT: $\sqrt{4x^{2}+5x+1}+3=2\sqrt{x^{2}-x+1}+9x$ 

Các bạn giải luon mấy câu này nha  

1)   $\left ( \sqrt{x-5}-\sqrt{x+2} \right )\left ( 1+\sqrt{x^{2}+7x+110} \right )=3$

2) $x+\sqrt{x+\frac{1}{2}+\sqrt{x+\frac{1}{4}}}=2$

3) $\sqrt{x-4}+\sqrt{x^{3}+x^{2}+x+1}=1+\sqrt{x^{4}-1}$    .Câu này mình chịu

P/s: Không phải chỉ giải cách liên hợp đâu nha. Mình post vào đây luôn cho tiện


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuannguyena1: 04-05-2013 - 21:12

  • Canhochoitoankeobongon thích

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
Đừng bao giờ ngồi một chỗ và ước. Hãy đứng dậy và làm
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Đã gửi 02-06-2013 - 21:47

2) $x+\sqrt{x+\frac{1}{2}+\sqrt{x+\frac{1}{4}}}=2$

$*u=\sqrt{x+\frac{1}{4}} ; v=\sqrt{x+\frac{1}{2}+v} \rightarrow \left\{\begin{matrix} x+v=2\\ x+\frac{1}{4}=u^{2}\\ x+\frac{1}{2}+u=v^{2}\end{matrix}\right. \leftrightarrow \left\{\begin{matrix} v=2-x=2\tfrac{1}{4}-u^{2}\\ u^{2}=x+\frac{1}{4}\\ v^{2}=\left ( x+\frac{1}{4} \right )+\frac{1}{4}+u=u^{2}+u+\frac{1}{4}\end{matrix}\right. \leftrightarrow 2\tfrac{1}{4}-u^{2}=u^{2}+u+\frac{1}{4}\leftrightarrow 2u^{2}+u=0 \rightarrow u=0 \left ( u\geq 0 \right ) \leftrightarrow x=-\frac{1}{4}$

Thế này đúng k?!

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi minhhieuchu: 02-06-2013 - 21:51

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  Số 11 Ams 2 basketball team  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  HỌC...  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  HỌC nữa...  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  HỌC mãi...  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  98er  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  PHẢI THI ĐỖ!! 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
)))))  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 

Đã gửi 02-06-2013 - 22:53

Đây là bài áp dụng GPT: $\sqrt{4x^{2}+5x+1}+3=2\sqrt{x^{2}-x+1}+9x$ 

$PT\Leftrightarrow \sqrt{4x^{2}+5x+1}=\sqrt{4x^{2}-4x+4}+9x-3$

Đặt $\sqrt{4x^{2}+5x+1}=a\geq 0;\sqrt{4x^{2}-4x+4}=b\geq 0\Rightarrow a^{2}-b^{2}=9x-3$

Do đó ta có $a=b+a^{2}-b^{2}\Leftrightarrow (a-b)(1-a-b)=0\Leftrightarrow continue...$

Mấy câu 1,3 hình như đề sai, câu 3 đề thi HSG tỉnh Tiền Giang 2009-2010

$\sqrt{x-1}+\sqrt{x^{3}+x^{2}+x+1}=1+\sqrt{x^{4}-1}$


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !

Đã gửi 02-06-2013 - 22:58

Tiếp tục nhé ! Đây là bài mình sáng tác, mọi người xem thử nếu thấy sai chỗ nào thì cho mình  thêm ý kiến nhé ! 

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải hệ :

$\left\{\begin{matrix} x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}=1 & & \\ \frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}=\frac{4}{\sqrt[4]{8}} & & \end{matrix}\right.$


  • thuynguyenlyKir thích

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !

Đã gửi 03-06-2013 - 01:24

Tiếp tục nhé ! Đây là bài mình sáng tác, mọi người xem thử nếu thấy sai chỗ nào thì cho mình  thêm ý kiến nhé ! 

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải hệ :

$\left\{\begin{matrix} x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}=1 & & \\ \frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}=\frac{4}{\sqrt[4]{8}} & & \end{matrix}\right.$

Bạn có cách giải hay (bài bạn chế ra mà) thì post lên nhé!! Mình có làm ra nhưng cách làm không hay... Nghiệm: $x=y=\frac{1}{\sqrt{2}}$

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 


Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  Số 11 Ams 2 basketball team  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  HỌC...  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  HỌC nữa...  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  HỌC mãi...  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  98er  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  PHẢI THI ĐỖ!! 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
)))))  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 

Đã gửi 03-06-2013 - 10:20

Bạn có cách giải hay (bài bạn chế ra mà) thì post lên nhé!! Mình có làm ra nhưng cách làm không hay... Nghiệm: $x=y=\frac{1}{\sqrt{2}}$

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Hi vọng là không sai chỗ nào ! 

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Áp dụng BĐT Bu-nhi-a-cốp-xki cho phương trình đầu :$1=x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}\leq \sqrt{(x^{2}+y^{2})(2-x^{2}-y^{2})}\Leftrightarrow (x^{2}+y^{2})^{2}-2(x^{2}+y^{2})+1\leq 0\Leftrightarrow (x^{2}+y^{2}-1)^{2}\leq 0\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}=1$

Áp dụng BĐT $a^{4}+b^{4}\geq \frac{(a+b)^{4}}{8}$ :

$\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}\geq \frac{4}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}\geq \frac{4}{\sqrt[4]{8(x^{2}+y^{2})}}=\frac{4}{\sqrt[4]{8}}$

Đẳng thức xảy ra khi $x=y=\frac{1}{\sqrt{2}} (x,y>0)$

Đó cũng là nghiệm của hệ đã cho


  • Kir, minhhieuchu, Canhochoitoan và 1 người khác yêu thích

Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !

Đã gửi 04-06-2013 - 00:26

Hi vọng là không sai chỗ nào ! 

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Áp dụng BĐT Bu-nhi-a-cốp-xki cho phương trình đầu :$1=x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}\leq \sqrt{(x^{2}+y^{2})(2-x^{2}-y^{2})}\Leftrightarrow (x^{2}+y^{2})^{2}-2(x^{2}+y^{2})+1\leq 0\Leftrightarrow (x^{2}+y^{2}-1)^{2}\leq 0\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}=1$

Áp dụng BĐT $a^{4}+b^{4}\geq \frac{(a+b)^{4}}{8}$ :

$\frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}\geq \frac{4}{\sqrt{x}+\sqrt{y}}\geq \frac{4}{\sqrt[4]{8(x^{2}+y^{2})}}=\frac{4}{\sqrt[4]{8}}$

Đẳng thức xảy ra khi $x=y=\frac{1}{\sqrt{2}} (x,y>0)$

Đó cũng là nghiệm của hệ đã cho

Ừ nhỉ!!
Cách này hay hơn cách mình, lại đỡ vất vả hơn nữa *bài tự chế ra có khác*


  • Canhochoitoanthanhgia9a108 thích

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  Số 11 Ams 2 basketball team  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  HỌC...  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  HỌC nữa...  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  HỌC mãi...  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  98er  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  PHẢI THI ĐỖ!! 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
)))))  
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 

Đã gửi 05-06-2013 - 19:22

Tiếp tục nhé ! Đây là bài mình sáng tác, mọi người xem thử nếu thấy sai chỗ nào thì cho mình  thêm ý kiến nhé ! 

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức

Giải hệ :

$\left\{\begin{matrix} x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}=1 & & \\ \frac{1}{\sqrt{x}}+\frac{1}{\sqrt{y}}=\frac{4}{\sqrt[4]{8}} & & \end{matrix}\right.$

$1=x\sqrt{1-y^{2}}+y\sqrt{1-x^{2}}\leq \sqrt{(x^{2}+1-x^{2})(y^{2}+1-y^{2})}=1$

Bu-nhi-a theo 2 cặp số này có lẽ hay hơn


  • Juliel, Canhochoitoan, rainbow99 và 1 người khác yêu thích

Kir - Kẻ lang thang giàu nhất thế giới

Đã gửi 05-06-2013 - 22:52

xin đóng góp 1 con phương trình vô tỉ khá hóc :

$4\sqrt{1-x^{3}}=21-25\sqrt{1-x}$


Đã gửi 12-06-2013 - 11:41

Xin được đóng góp cho topic một phương pháp: GIẢI PHƯƠNG TRÌNH VÔ TỈ BẰNG CÁCH ĐÁNH GIÁ

* Cách 1. Tìm một nghiệm và chứng minh đó là nghiệm duy nhất


Thí dụ 1: Giải phương trình: $\sqrt{\frac{6}{3-x}}+\sqrt{\frac{8}{2-x}}=6$ $(1)$
Lời giải : Điều kiện $x<2$ Với phương trình dạng này ta thường dự đoán nghiệm là các giá trị của $x$ mà biểu thức dưới căn nhận giá trị là một số chính phương. Nhận thấy nghiệm của $(1)$ phải lớn hơn $1$. Bằng cách thử ta thấy rằng $(1)$ có một nghiệm là $x=\frac{3}{2}$. Ta chứng minh đó là nghiệm duy nhất của $(1)$. Thật vậy: - Với $x< \frac{3}{2}$ ta có $\sqrt{\frac{6}{3-x}}<2$ và $\sqrt{\frac{8}{2-x}}<4$. Do đó $\sqrt{\frac{6}{3-x}}+\sqrt{\frac{8}{2-x}}<6$ Suy ra $(1)$ không có nghiệm trong $\left ( -\infty ;\frac{3}{2} \right )$ - Với $\frac{3}{2}6$. Suy ra $(1)$ không có nghiệm trong $\left ( \frac{3}{2};2 \right )$ Vậy PT $(1)$ có nghiệm duy nhất $x=\frac{3}{2}$ * Muốn giải phương trình bằng cách đánh giá thì điều quan trọng là phải đoán được nghiệm của nó. Để đoán nghiệm ta nên chỉ ra khoảng chứa nghiệm và xét trường hợp đặc biệt để tìm ra nghiệm trong đó.

* Cách 2. Đánh giá hai vế

Xét phương trình $f(x)=g(x)$ xác định trên $D$. Nếu $\left\{\begin{matrix} f(x)\geq m(x)\\ g(x)\leq m(x) \end{matrix}\right. \forall x\in D$ thì $f(x)=g(x)$ với $x\in D\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} f(x)=m(x)\\ g(x)=m(x) \end{matrix}\right.$ Trong cách đánh giá này ta thường dùng các bất đẳng thức quen thuộc để đánh giá hai vế. Sau đây là một thí dụ minh họa.

Thí dụ 2: Giải phương trình: $\sqrt{1+\sqrt{2x-x^2}}+\sqrt{1-\sqrt{2x-x^2}}=2(x-1)^4(2x^2-4x+1)$ $(2)$


Lời giải: Điều kiện: $0\leq x\leq 2$. Đặt $t=(x-1)^2$, ta có $0\leq t\leq 1$. PT $(2)$ trở thành $$\sqrt{1+\sqrt{1-t}}+\sqrt{1-\sqrt{1-t}}=2t^2(2t-1)$$ Nhận thấy: $2t-1\geq 0\Leftrightarrow t\geq \frac{1}{2}$ Bình phương hai vế và rút gọn ta được: $$1+\sqrt{t}=2t^4(2t-1)^2\Leftrightarrow \frac{1}{t^4}+\frac{1}{t^3\sqrt{t}}=2(2t-1)^2$$ Vì $t\leq 1$ nên $\frac{1}{t^4}+\frac{1}{t^3\sqrt{t}}\geq 2$. Từ đó suy ra $t=1\Leftrightarrow x=2$ (thỏa mãn ĐK). Vậy nghiệm của phương trình $(2)$ là $x=2$.

Thí dụ 3: Giải phương trình: $\sqrt{3x^2-1}+\sqrt{x^2-x}-x\sqrt{x^2+1}=\frac{1}{2\sqrt{2}}(7x^2-x+4)$ $(3)$


Lời giải: Điều kiện là $x\geq 1$ hoặc $x\leq -\frac{1}{\sqrt{3}}$ Gọi vế trái và vế phải của $(3)$ thứ tự là $A$ và $B$. Áp dụng BĐT $Bunyakovsky$ cho hai bộ số $(1,1,-x)$ và $(\sqrt{3x^2-1},\sqrt{x^2-x},\sqrt{x^2+1})$ ta có: $$A\leq \sqrt{(x^2+2)(5x^2-x)}$$ Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=-1$. Do $x\geq 1$ hoặc $x\leq -\frac{1}{\sqrt{3}}$ nên $5x^2-x>0$. Áp dụng BĐT $Cauchy$ ta có: $$B=\frac{1}{2\sqrt{2}}[5x^2-x+2(x^2+2)]\geq \frac{1}{2\sqrt{2}}.2\sqrt{(5x^2-x)2(x^2+2)}=\sqrt{(5x^2-x)(x^2+2)}$$ Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi $x=-1$ và $x=\frac{4}{3}$.

Vậy nghiệm của PT $(3)$ là $x=-1$

Bài 3 còn cách giải khác là ta nhân $\frac{1}{2\sqrt{2}}$ qua rồi chuyển vế biến đổi thành 3 tổng bình phương  = 0


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi NgADg: 12-06-2013 - 11:43

  • huuphuc292, Canhochoitoan, pettyboy và 1 người khác yêu thích

 

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
   Tự hào là member CQT
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
 
Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức
  

 
Trên con đường thành công , không có bước chân của kẻ lười biếng

Đã gửi 17-06-2013 - 23:19

3. Phương pháp hệ Phương pháp hệ dùng để giải phương trình vô tỉ có dạng

$\sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{cx+d} =k \ \ \ \ \ \ \ (1)$

Ta có thể thử được dễ dàng đẳng thức sau đây:

$\left ( \sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{cx+d} \right )^2=k^2=\left ( \sqrt{\dfrac{c}{a}}.\sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{\dfrac{a}{c}}.\sqrt{cx+d} \right )^2+\left ( a-c \right )\left ( \dfrac{b}{a}-\dfrac{d}{c} \right ) \ \ \ \ \ \ \ (2)$

Như vậy, việc giải $(1)$ ta được đưa đến việc giải hệ:

$\left\{\begin{matrix} \sqrt{ax+b} \ \pm \sqrt{cx+d}=k & & \\ \sqrt{\dfrac{c}{a}}.\sqrt{ax+b} \ \pm \ \sqrt{\dfrac{a}{c}}.\sqrt{cx+d}=l & & \end{matrix}\right.$

Ta sẽ tìm được $ax+b$ hoặc $cx+d$ và do đó sẽ xác định được $x$. Trong thức hành, khi đã quen thì việc thành lập $(2)$ khá nhanh gọn.

cho mình hỏi nếu hệ số a hoặc c có 1 số < 0 thì phải làm sao 

Giải phương trình vô tỉ bằng phương pháp bất đẳng thức


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi emhoctoan777: 17-06-2013 - 23:21

Đã gửi 26-06-2013 - 07:49

Các bạn làm đánh giá bài hệ này coi

$x\sqrt{8y-5}+y\sqrt{8x-5}=\sqrt[4]{24x^{2}+24y^{2}+96}$

$11x^{2}-6xy+3y^{2}=12-4y$


Đã gửi 12-08-2013 - 14:31

hay thật, lần trước mò mãi không ra cách giải


dich thuat | dich thuat tieng anh | Dich tieng nga sang tieng viet |