Giải quyết thai sản mất bao nhiêu thời gian năm 2024

Để bù đắp về thiếu hụt tài chính cho nữ giới khi mang thai, Bảo hiểm xã hội ra chính sách chi trả bảo hiểm cho lao động nữ khi sinh con. Vậy bảo hiểm thai sản bao lâu thì có?

Bảo hiểm thai sản bao lâu thì có?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm, trong 45 ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho đơn vị/ người sử dụng lao động. Nếu người lao động đã thôi việc trước khi sinh con thì nộp trực tiếp cho cơ quan BHXH.

Trong 10 ngày làm khi nhận đủ hồ sơ, đơn vị sử dụng nguồn lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ đầy đủ của người lao động cho cơ quan BHXH. Sau khi nhận đủ hồ sơ từ đơn vị sử dụng nguồn lao động, cơ quan BHXH sẽ xem xét và giải quyết. Thời gian chi trả bảo hiểm dành cho thai sản đến người lao động trong vòng 10 ngày.

Người lao động chấm dứt công việc trước thời gian sinh con và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH giải quyết sẽ mất khoảng 5 ngày làm việc. Nếu cơ quan BHXH không giải quyết được sẽ trình bày bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Như vậy, trong vòng 20 ngày người lao động nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH sẽ được giải quyết chi trả và nhận tiền bảo hiểm thai sản. Nếu người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con sẽ được giải quyết chi trả trong vòng 5 ngày làm việc.

Bảo hiểm cho thai sản bao lâu thì có tùy vào trường hợp của người lao động

Tiền bảo hiểm thai sản gồm các khoản nào?

Bảo hiểm đã quy định, người lao động được nghỉ thai sản trong vòng 6 tháng. Trong thời gian này, người lao động không đi làm nhưng vẫn được bảo hiểm xã hội trợ cấp chi trả bằng 6 tháng lương tương ứng với tiền đóng BHXH. Ngoài ra, người lao động còn nhận được trợ cấp cho con khi sinh bằng 2 tháng lương cơ sở [Không phải lương thực].

Lao động nữ được hưởng quyền lợi nào?

Ngoài chế độ thai sản, lao động nữ khi sinh con còn có rất nhiều quyền lợi, cụ thể:

Trong 6 tháng nghỉ thai sản, người lao động được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế miễn phí mà không phải đóng hàng tháng như khi còn đi làm.

Trong thời gian 6 tháng nghỉ sinh con, người lao động được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội miễn phí. Điều này được hiểu là khi nghỉ sinh con 6 tháng, người lao động vừa được hưởng trợ cấp 6 tháng lương, vừa không phải đóng bảo hiểm nhưng vẫn được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận tham gia bảo hiểm xã hội 6 tháng.

Ngoài việc hiểu hơn về bảo hiểm thai sản bao lâu thì có, người lao động nên ghi nhớ. Trong thời gian 6 tháng nghỉ thai sản, người lao động không được cơ quan bảo hiểm thất nghiệp chi trả nên người lao động cần lưu ý cách tính quyền hưởng chế độ thất nghiệp khi nghỉ việc.

Lưu ý: Tất cả các quyền lợi trên chỉ áp dụng cho người lao động nghỉ thai sản mà vẫn làm việc tại công ty, còn người lao động nghỉ việc tự làm có sổ BHXH tại địa phương để hợp chế sẽ không được hưởng chế độ này.

Lao động nữ được hưởng nhiều quyền lợi của bảo hiểm

Lao động nữ được nghỉ thai sản bao lâu?

Theo Luật bảo hiểm năm 2014 có quy định, lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ theo từng trường hợp. Cụ thể:

Tính tổng thời gian nghỉ và sau sinh của lao động nữ là 6 tháng. Trường hợp nếu lao động nữ sinh đôi sẽ được nghỉ thêm 1 tháng cho mỗi đứa con. Lao động nam [người chồng] sẽ được khi thai sản từ 5 đến 14 ngày làm việc khi vợ sinh.

Nếu quá hạn làm thủ tục nhận tiền thai sản thì sao?

Quy định của Luật bảo hiểm đặt ra đối với người lao động sẽ quay trở lại làm việc sau đó. Nếu lao động nữ đã kết thúc hợp đồng lao động không cần phải lo lắng. Dù lao động nữ nộp sau khi sinh thời gian nào vẫn sẽ nhận được chế độ bảo hiểm thai sản.

Riêng trường hợp người lao động vẫn đi làm công ty và nộp hồ sơ chậm hơn 45 ngày phải có văn bản giải trình với cơ quan BHXH để họ xem xét chi tiền thai sản.

Nếu quá trình nộp hồ sơ bị chậm trễ do người/ đơn vị sử dụng lao động dẫn đến thời gian chi trả bảo hiểm thai sản chậm, gây thiệt hại cho người lao động thì họ phải bồi thường cho người lao động.

Bên cạnh bồi thường, người/ đơn vị sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính vì không nộp hồ sơ đúng quy định theo quy định của pháp luật. Mức phạt nằm trong khoảng từ 2 đến 4 triệu đồng cho một người lao động.

Lao động nữa đã chấm dứt hợp đồng vẫn được nhận tiền bảo hiểm dù quá hạn làm thủ tục

Hồ sơ nhận bảo hiểm

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản quy định tại Bộ luật Lao động 2014 bao gồm những giấy tờ sau:

– Bản sao giấy khai sinh/ trích lục của khai sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con.

– Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, hộ khẩu của mẹ để đối chiếu.

– Trường hợp con chết, ngoài việc chuẩn bị các giấy tờ nêu trên, kèm theo bản sao giấy chứng tử hoặc giấy chứng tử của con hoặc bản sao giấy chứng tử của con. Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy khai sinh thì thay bằng bản sao hoặc tóm tắt bệnh án của người mẹ hoặc giấy ra viện của lao động nữ đại diện cho con đã chết.

Bổ sung hồ sơ nhận bảo hiểm dành cho thai sản theo quy định

Hồ sơ nhận chế độ dưỡng sức sau sinh

Theo khoản 2 Điều 4 quyết định của BHXH, cơ quan BHXH giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động theo hồ sơ 01B-HSB do người sử dụng nguồn lao động lập. Điều này đồng nghĩa với việc người lao động phải nằm trong danh sách nghỉ thai sản [Hồ sơ 01B-HSB].

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động khi cho phép sử dụng đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Vậy bảo hiểm thai sản bao lâu thì có? Kể từ ngày nữ lao động đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, trong thời hạn 10 ngày, người sử dụng lao động cần lập hồ sơ nộp cho cơ quan BHXH.

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng nguồn lao động, tối đa 6 ngày cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả chế độ cho người lao động.

Khi đã tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động nữ được nghỉ dưỡng thai và nhận tiền dưỡng sức sau khi sinh là một quyền lợi thiết thực và đặc biệt mà người lao động được hưởng.

Thời gian chi trả bảo hiểm thai sản dưỡng sức sau sinh tùy theo từng trường hợp

Căn cứ Điều 4 quy trình giải quyết các chế độ BHXH, BHTN ban hành theo quyết định năm 2019, người lao động nữ để được hưởng chế độ thai sản thì phải thuộc danh sách người lao động hưởng chế độ BHXH, BHTN, đã nghỉ chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập [Hồ sơ 01B-HSB].

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nữ lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội [BHXH].

Căn cứ Điều 5 Quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH, BHTN ban hành theo Quyết định 166 BHXH năm 2019 thì tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động và cơ quan BHXH sẽ được chi trả đến người lao động.

Kết luận

Hy vọng qua bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp được cho bạn câu hỏi bảo hiểm thai sản bao lâu thì có. Hãy tìm hiểu kỹ các thông tin về bảo hiểm thai sản để dễ dàng hơn trong việc mang thai và sinh con. Nếu bạn còn có thắc mắc về bảo hiểm cho thai sản nói chung, có thể liên hệ với MB Ageas Life để được giải đáp nhé!

Chủ Đề