Giáo dục là gì đào tạo là gì năm 2024

Giáo dục là một khái niệm quan thuộc với tất cả mọi người từ những người làm trong ngành sư phạm và xuất hiện ngay ở trong những câu chuyện trong mỗi bữa cơm. Nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu hết được khái niệm “Giáo dục là gì? Mục tiêu của giáo dục là gì? Giáo dục có vai trò gì và mang lại lợi ích gì cho mỗi người và xã hội”. Bây giờ, hãy cùng IPER đi tìm lời giải cho những câu trả lời trên nào. Và nếu bạn có câu trả lời nào hay hơn thì hãy đừng ngần ngại chia sẻ với IPER nhé!

Giáo dục là một cách tiếp thu về tri thức, các thói quen, phong tục tập quán và những kỹ năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ từ đời này qua đời khác bởi hình thức nghiên cứu, giảng dạy hoặc đào tạo.

Giáo dục có thể do mỗi người tự học hỏi và tìm hiểu cũng có thể do người khác hướng dẫn. Điều này đồng nghĩa với việc những trải nghiệm mà con người có được cùng với các suy nghĩ, hành động và sự cảm nhận sẽ được coi là giáo dục.

Đối với cá nhân mỗi người, giáo dục sẽ được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau: từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học cho tới giáo dục trung học và đại học.

Mục tiêu của giáo dục

Đối với từng quá trình phát triển khác nhau của xã hội, mục tiêu của giáo dục cũng sẽ thay đổi và tương ứng theo từng các giai đoạn. Mục tiêu của giáo dục được chia ra làm 3 loại. Đó là:

Giáo dục tiếp cận với truyền thống

Đây là quá trình con người được giảng dạy về các kiến thức, kỹ năng và các thói quen sống giúp hình thành một mẫu người tiêu chuẩn và đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Mục tiêu này hiện nay đang được nước ta hướng đến.

Giáo dục tiếp cận cá nhân

Mục tiêu này được áp dụng ở Mỹ và một số các nước phương Tây giai đoạn 1970 – 1980. Mục tiêu này giúp tạo điều kiện cho con người tự do phát triển, tuy nhiên nhược điểm lại là quá tự do và buông thả.

Giáo dục truyền thống – cá nhân

Mục tiêu này kết hợp truyền thống và cá nhân. Hiện nay, giáo dục truyền thống – cá nhân đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Giúp hạn chế các nhược điểm và phát huy ưu điểm đồng thời của mục tiêu truyền thống và mục tiêu cá nhân.

Tóm lại có thể thấy mục tiêu của giáo dục là cung cấp, trang bị kiến thức và kỹ năng. Đồng thời cũng giúp rèn luyện đạo đức, nhân cách và lối sống của con người giúp mọi người có thể hòa nhập lại với nhau.

Vai trò của giáo dục

Trong đời sống xã hội, giáo dục là lĩnh vực có vai trò cực kỳ quan trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển xã hội, đất nước ở nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt là Việt Nam.

Con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển xã hội, đất nước. Mà muốn xã hội phát triển,phải chăm lo nhân tố con người về cả thể chất lẫn tinh thần, nhất là về học vấn, nhận thức, thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi nếu ta không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân, con người sẽ luôn phải lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển của chính dân tộc, chính đất nước mình.

Giáo dục còn góp phần nâng cao dân trí cho các quốc gia, các dân tộc. Ngày nay, giáo dục cũng góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục, đồng thời cũng là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội.

Giáo dục và đào tạo cũng góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc bởi giáo dục góp phần xây dựng những đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho cộng đồng, cho xã hội đồng thời cũng có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức để có thể chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu.

Lợi ích của giáo dục

Nhờ các vai trò trên, giáo dục mang tới những lợi ích sau:

  • Giúp mỗi chúng ta có thể sống tự lập hơn.
  • Giúp con người lựa chọn một cuộc sống an toàn, hạnh phúc và ổn định nhất.
  • Nâng cao thu nhập của mỗi cá nhân nếu được giáo dục, rèn luyện tốt.
  • Đảm bảo công bằng, bình đẳng, văn minh trong xã hội.
  • Giúp con người cảm thấy tự tin và tránh được những thói hư tật xấu.
  • Góp phần tăng trưởng nền kinh tế của thế giới.

Qua bài viết trên chắc hẳn phần nào đã giúp các bạn giải đáp và hiểu rõ hơn khái niệm giáo dục là gì. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được về khái niệm, mục tiêu, vai trò và lợi ích của giáo dục đến chúng ta và đối với cuộc sống xã hội hiện nay.

  1. Giáo dục là gì

Định nghĩa 1

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của giáo dục là sự

truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người,

nhờ có giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hoá

nhân loại và dân tộc được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài

người không ngừng tiến lên.

Định nghĩa 2

Giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ

thuật. Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một

cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời

sống xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc

truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội

của loài người. Giáo dục được hiểu dưới hai góc độ:

– Giáo dục được xem như là tập hợp các tác động sư phạm đến

người học với tư cách là một đối tượng đơn nhất;

– Giáo dục được như là một hoạt động xã hội, dạng tái sản xuất ra

lực lượng lao động mới. Ở đây, đối tượng là thế hệ trẻ, là tập hợp

các đối tượng đơn nhất. Giáo dục là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ

lao động;

Khi nói đến giáo dục theo nghĩa rộng, là ta thường liên tưởng ngay

đến cụm từ “giáo dục theo nghĩa hẹp và đào tạo”.

  1. Do đâu mà nảy sinh giáo dục

Ngay từ khi xuất hiện trên trái đất để tồn tại và phát triển con người phải lao

động. Trong lao động và trong cuộc sống hàng ngày, con người một mặt vừa

sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, mặt khác vừa nhận thức thế giới

xung quanh. Trong quá trình nhận thức đó, con người dần dần tích luỹ được

nhiều kinh nghiệm bao gồm kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động, kinh

nghiệm chinh phục tự nhiên. Kinh nghiệm càng ngày càng dồi dào, từ đó

con người nảy sinh nhu cầu truyền đạt những hiểu biết, những kinh nghiệm

ấy cho nhau. Đó chính là nguồn gốc phát sinh của hiện tượng giáo dục. Lúc

đầu, giáo dục xuất hiện như một hiện tượng tự phát, diễn ra đơn giản theo lối

quan sát – bắt chước. Về sau giáo dục trở thành một hoạt động có ý thức.

Con người dần dần biết xác định mục đích, hoàn thiện về nội dung và tìm ra

các phương thức để quản lý giáo dục có hiệu quả. Ngày nay, giáo dục đã trở

thành một hoạt động được tổ chức đặc biệt, đạt tới trình độ cao, có chương

Chủ Đề