Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân sau mổ

  • 04:06 17/10/2020
  • Xếp hạng 4.94/5 với 20242 phiếu bầu

Phẫu thuật làm vững cột sống thắt lưng là một phẫu thuật lớn, đòi hỏi thời gian phục hồi lâu dài. Theo đó để kết quả phục hồi nhanh chóng, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ khi ở viện và sau khi xuất viện về nhà. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ về cách chăm sóc và giáo dục sức khỏe sau phẫu thuật làm vững cột sống thắt lưng.

Phục hồi tại bệnh viện sau phẫu thuật làm vững cột sống tập trung vào việc kiểm soát cơn đau và học cách di chuyển an toàn khi cột sống thắt lưng bị làm cứng. Thời gian nằm viện từ 2 đến 4 ngày là thông thường.


Khi tỉnh dậy sau phẫu thuật, bệnh nhân đều cảm thấy đau và buồn ngủ. Cơn đau dữ dội thường kéo dài vài ngày sau phẫu thuật và thuốc giảm đau được dùng thường xuyên để kiểm soát cơn đau. Thuốc có được tiêm vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào cơ. Đôi khi, thuốc giảm đau truyền tĩnh mạch liên tục cho bệnh nhân. Khi cơn đau giảm, sẽ chuyển sang sử dụng thuốc uống.

Các xét nghiệm máu được thực hiện định kỳ sau khi phẫu thuật. Ví dụ, vì máu bị mất trong quá trình phẫu thuật, hemoglobin sẽ được theo dõi để đảm bảo rằng lượng oxy trong máu không xuống quá thấp. Các xét nghiệm máu khác cũng có thể được sử dụng như glucose, điện giải đồ... Có thể cho bệnh nhân cho thở oxy để hỗ trợ thông khí và monitoring để theo dõi nhịp tim, điện tim sau khi phẫu thuật.

Giữ cho cột sống thẳng để giảm thiểu trọng lượng cơ thể đè lên cột sống thắt lưng và giảm nguy cơ làm gián đoạn quá trình hàn xương. Hướng dẫn bởi nhân viên vật lý trị liệu mỗi ngày để học cách ăn mặc, ngồi, đứng, đi và tham gia các hoạt động khác an toàn nhất mà không gây thêm lực đè lên cột sống thắt lưng. Ngay cả khi bước ra khỏi giường cũng cần một kỹ thuật đặc biệt [xoay khúc gỗ] để tránh xoắn vặn cột sống.

Trong một số trường hợp, có thể khuyên bệnh nhân sử dụng khung tập đi lại cho đến khi ổn định. Nên mang theo dép giày có quai hậu, khuyến khích bệnh nhân đứng dậy và đi lại càng nhanh càng tốt sau khi phẫu thuật.

Ngoài ra, nên mang nẹp thắt lưng để hạn chế chuyển động ở cột sống. Mặc áo thun ôm sát hoặc áo ba lỗ bên dưới nẹp giúp da vùng bụng, lưng thoải mái hơn và ngăn ngừa kích ứng da như phát ban hoặc nổi mụn nước.

nẹp thắt lưng

Dùng một miếng băng lớn trong khoảng ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật, sau đó thay băng nhỏ hơn. Vết mổ được kiểm tra hàng ngày để đảm bảo vẫn khô và sạch.

Thông thường, người bệnh không tắm trong vài ngày đầu sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, có thể dùng khăn lau rửa thân mình và tay chân miễn là vết mổ không bị ướt.

Một số tiêu chuẩn mà bệnh nhân thường cần đạt được trước khi được xuất viện để phục hồi tại nhà như sau:

  • Kiểm soát cơn đau bằng thuốc uống
  • Có thể ra khỏi giường và di chuyển mà không cần hỗ trợ
  • Có thể đã rút thông tiểu
  • Không có dấu hiệu nhiễm trùng tại vết mổ

Bệnh nhân sẽ không thể tự lái xe về nhà, đôi khi một bệnh nhân đã hồi phục đủ để xuất viện nhưng không thể về nhà. Trong những tình huống này, bệnh nhân có thể chuyển tới cơ sở phục hồi chức năng để được chăm sóc bổ sung và phục hồi cho đến khi được trở về nhà.

Nếu các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè không thể hỗ trợ các công việc chính trong gia đình, nên có một trợ giúp chăm sóc tại nhà.

Phẫu thuật cột sống thắt lưng là một phẫu thuật lớn, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Người bệnh có thể được chỉ định uống thuốc để giảm đau

Thông thường bệnh nhân cảm thấy hụt hẫng khi lần đầu tiên từ bệnh viện về nhà. Để đảm bảo tốt sức khỏe khi về nhà, bệnh nhân nên biết những gì sẽ xảy ra và nhận được sự giúp đỡ về những nhu cầu cơ bản từ bạn bè, gia đình hoặc hàng xóm.

Trong giai đoạn đầu của quá trình hồi phục sau phẫu thuật làm vững cột sống, người bệnh phải tuân theo một số hạn chế hoạt động cơ bản:


  • Không uốn cong: Uốn ở đầu gối và hông thì được, nhưng không làm cong lưng [cong cột sống].
  • Không nâng: Không nên nâng bất cứ thứ gì nặng hơn 8 pound.
  • Không xoắn vặn: Mặc dù nhiều hoạt động thường ngày liên quan đến việc xoắn vặn cột sống, nhưng bạn nên tránh làm như vậy trong giai đoạn này.
  • Không lái xe: Do buồn ngủ và do giảm khả năng phối hợp trong những ngày sau cuộc phẫu thuật lớn, cũng như tác dụng phụ của thuốc giảm đau opioid, vì vậy không được phép lái xe.

Tốt hơn hết người bệnh nên tránh những công việc liên quan đến uốn cong hoặc nâng: chẳng hạn như nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, mua sắm hàng tạp hóa và chăm sóc vật nuôi. Bạn nên sắp xếp giúp đỡ những công việc này trước khi phẫu thuật. Nên chuẩn bị trước một số bữa ăn dễ dàng, chẳng hạn như bữa ăn chế biến sẵn hoặc có thể nấu bằng lò vi sóng.

Đau có khả năng tiếp tục xuất hiện sau khi xuất viện và thuốc giảm đau theo toa có thể được bác sĩ tiếp tục chỉ định. Nếu được kê đơn opioid, bệnh nhân không nên uống rượu hoặc điều khiển xe hơi, vì loại thuốc này có thể gây buồn ngủ và / hoặc suy giảm khả năng phán đoán. Chườm đá hoặc quấn nóng có thể được sử dụng để bổ sung thuốc giảm đau, nhưng chỉ nên áp dụng trong vòng 15 hoặc 20 phút và nghỉ ngơi ít nhất 2 giờ để bảo vệ da.

Vì opioid kê đơn trong một khoảng thời gian giới hạn, nên giảm liều dùng hàng ngày, với mục tiêu là hết opioid trong 4 tuần sau phẫu thuật.

Thuốc opioid

Khi hồi phục sau phẫu thuật làm vững thắt lưng, cột sống cần được giữ thẳng ngay cả khi lên và xuống giường. Quá trình này được thực hiện bằng kỹ thuật cuộn gỗ [kỹ thuật log-roll], bao gồm việc giữ hai đầu gối lại với nhau và duy trì lưng thẳng trong khi:

  • Ngồi xuống mép giường
  • Hạ thấp đầu xuống giường đồng thời nhấc chân lên
  • Lăn lưng lên trên giường

Kỹ thuật log-roll

Các cách khác về giấc ngủ bao gồm:

  • Đảm bảo giường không quá cao hoặc quá thấp đối với kỹ thuật cuộn gỗ
  • Thử các loại gối khác nhau để xem loại nào cảm thấy thoải mái nhất

Người bệnh cũng có thể ngủ ở tư thế ngả lưng sẽ thoải mái hơn ngay sau khi phẫu thuật.

Vết mổ cần được vệ sinh hàng ngày và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể có của nhiễm trùng tại vết mổ bao gồm:

  • Tăng mẩn đỏ, đau hoặc tiết dịch
  • Sốt hoặc ớn lạnh

Tắm vòi sen hoặc tắm bằng khăn ướt nhẹ nhàng có thể giúp giữ sạch vết mổ.

Những vật dụng này có thể giúp phục hồi tại nhà thoải mái hơn:

  • Một thiết bị "gắp": Có thể tránh được việc uốn cong cột sống và với tay lên bằng dụng cụ nhẹ này được sử dụng để lấy đồ đạc lên khỏi mặt đất hoặc kệ.
  • Thiết bị vệ sinh và vòi hoa sen: Thêm tấm thảm tắm, tấm lót bồn cầu và bệ ngồi tắm giúp phòng tắm an toàn hơn và dễ sử dụng hơn.
  • Một cây gậy hoặc khung tập đi: nếu cần hoặc muốn ổn định hơn để di chuyển.
  • Tủ lạnh mini hoặc tủ mát: Giữ đồ uống mát và túi đá gần tay thuận tiện hơn và có thể giúp bệnh nhân giảm di chuyển, cúi người hoặc leo cầu thang nhiều hơn mức cần thiết.
  • Một ghế tựa hoặc đệm phụ: Vị trí ngồi trên ghế tựa giúp giảm bớt áp lực cho lưng dưới. Ngồi trên bề mặt có đệm cũng có khả năng thoải mái hơn.
  • Phòng ngừa thất bại: Tốt nhất là loại bỏ bất cứ thứ gì có thể gây nguy hiểm cho việc vấp ngã, chẳng hạn như thảm lỏng hoặc vật dụng bừa bãi. Một số người cũng lắp đặt tay vịn khi cần thiết, chẳng hạn như trên cầu thang hoặc trong phòng tắm.

Khung tập đi

Những thay đổi này có thể giúp bệnh nhân hồi phục với tốc độ an toàn. Người bệnh không nên cố gắng làm quá nhiều, quá nhanh, bởi có thể làm tăng cơn đau và làm chậm quá trình hồi phục.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có đầy đủ các phương tiện phẫu thuật, tập vật lý trị liệu chức năng cho người bệnh sau các cuộc phẫu thuật. Toàn bộ quy trình thăm khám, phẫu thuật điều trị, phục hồi chức năng đều được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm nên kết quả hồi phục sức khỏe có người bệnh đều tiến triển tốt.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bước 1: Tiếp nhận bệnh nhân được bàn giao

Bước 2: Kiểm tra ngay các thông số sống

  • Trong 1 giờ đầu: Kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ … theo dõi 15 phút/lần
  • Giờ kế tiếp: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, … theo dõi 30 phút/lần, rồi thưa hơn đến khi người bệnh tỉnh hoàn toàn [đánh giá dựa vào thang điểm hồi tỉnh ALDRETE].
  • Riêng nhiệt độ nên lấy ở hâụ môn vì ở đó ít ảnh hưởng của thuốc mê và nhiệt độ phòng mổ

Bước 3: Theo dõi hô hấp

  • Theo dõi hô hấp của người bệnh, đánh giá tần số, tính chất, nhịp thở, các dấu hiệu khó thở. Theo dõi chỉ số oxy trên Monitor, khí máu động mạch. Dấu hiệu thiếu oxy trên người bệnh như tím tái, thở co kéo, di động của lồng ngực kém
  • Làm sạch đường thở: hút đờm dãi, chất nôn
  • Khi người bệnh mê cho nằm đầu cao 15 – 30 độ, mặt nghiêng sang một bên. Nếu người bệnh tỉnh cho người bệnh nằm tư thế Flowler.
  • Nếu người bệnh thiếu oxy cho người bệnh thở oxy.

Bước 4: Theo dõi về tuần hoàn

  • Nhận định tình trạng tim mạch, da, niêm mạc, dấu hiệu chảy máu, tiền sử bệnh tim mạch của người bệnh [nếu có], dấu hiệu mất nước, lượng nước xuất nhập, điện tim, …
  • Theo dõi: lắp máy theo dõi mạch, huyết áp
  • Chăm sóc toàn diện người bệnh để phát hiện sớm các dấu hiệu chảy máu: chảy máu vết mổ, qua chân và ống dẫn lưu, tình trạng bụng, …[các dấu hiệu biểu hiện thiếu máu trên lâm sàng như: mạch nhanh, huyết áp hạ, da xanh, niêm mạc nhợt, SpO2 giảm, …]

Bước 5: theo dõi về nhiệt độ

  • Tăng huyết áp: người bệnh sau phẫu thuật hay sốt nhẹ do mất nước, do tình trạng phản ứng của cơ thể. Thường sau mổ ngày thứ nhất đến ngày thứ 2 thân nhiệt tăng nhẹ 37º5 – 38º. Trường hợp người bệnh sốt cao hơn thì cần theo dõi và phát hiện sớm nguyên nhân nhiễm trùng.
  • Hạ than nhiệt: do nhiệt độ phòng phẫu thuật thấp, người già, người suy dinh dưỡng, người bệnh suy kiệt hoặc thời gian cuộc mổ kéo dài, …
  • Chăm sóc: bù nước theo y lệnh; khi nhiệt độ tăng cao phải tiến hành hạ sốt cho người bệnh, theo dõi nhiệt độ thường xuyên, liên tục tùy tình trạng bệnh nhân

Bước 6: theo dõi thần kinh

  • Về ý thức, định hướng, cảm giác và vận động một cách thường xuyên, điểm glassgow
  • Trong quá trình hồi tỉnh người bệnh dễ kích thích vật vã, khó chịu

Bước 7: Theo dõi đau

  • Đánh giá mức độ đau bằng thang điểm VAS
  • Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau
  • Làm giảm đau cho người bệnh bằng biện pháp tâm lý. Phương pháp này làm giảm đáng kể số lượng thuốc giảm đau cho người bệnh, vì bản thân mỗi người bệnh đều có khả năng sản sinh ra morphin nội sinh để tự giảm đau.

Bước 8: Chăm sóc vết mổ và dẫn lưu

  • Chăm sóc vết mổ: thay băng, đánh giá tình trạng vết mổ hàng ngày và ghi hồ sơ bệnh án. Nếu vết mổ chảy máu: lượng ít thì băng ép để cầm máu, nếu nhiều thì băng ép tạm thời, theo dõi dấu hiệu sinh tồn và báo cáo bác sỹ xử trí. Phát hiện sớm các biến chứng nhiễm trùng.
  • Chăm sóc dẫn lưu:

+ Nhận định loại dẫn lưu, mục đích của dẫn lưu để theo dõi và chăm sóc đúng

+ Theo dõi thể, màu sắc và tính chất dịch dẫn lưu

+ Hệ thống dẫn lưu phải kín, vô trùng, lưu thông và một chiều

+ Ống dẫn lưu phải được nối với túi hoặc chai và đặt ở vị trí thấp hơn người bệnh

+ Cần kẹp ống dẫn lưu khi xoay trở người bệnh hoặc tập cho người bệnh tập vận động để tránh dịch dẫn lưu chảy ngược dòng

+ Thay băng chân dẫn lưu hàng ngày

+ Rút dẫn lưu khi có chỉ định

Bước 9: Đảm bảo dinh dưỡng

  • Chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đủ nhu cầu để chống nhiễm khuẩn, nhanh liền vết mổ và phục hồi sức khỏe cho người bệnh: trung bình 30-35 kcalo/kg/cân nặng/ngày
  • Những người bệnh già yếu suy kiệt, người bệnh tiêu hóa kém, ăn uống kém có thể kết hợp với nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch
  • Người bệnh nên ăn chế độ: từ lỏng đến đặc, từ ít tới nhiều và chia làm nhiều bữa
  • Ăn kiêng các chất kích thích, chua cay, …

Bước 10: Vận động

  • Tập vận động tại giường trong những giờ đầu sau mổ, tập thở, tập xoay trở
  • Cho người bệnh đi lại ngay khi có thể

Bước 11: Tâm lý

  • Động viên, an ủi, giúp người bệnh bớt lo lắng, bớt mặc cảm để họ yên tâm điều trị

Bước 12: Vệ sinh cá nhân

  • Giúp đỡ người bệnh vệ sinh cá nhân
  • Vệ sinh rang miệng
  • Vệ sinh cá nhân

Bước 13: giáo dục sức khỏe

  • Khi người bệnh tỉnh táo, ổn định có thể giáo dục sức khỏe cho người bệnh
  • Giải thích cho người bệnh về bệnh tật, chăm sóc trong phạm vi điều dưỡng
  • Hướng dẫn chế độ ăn
  • Hướng dẫn người bệnh biết tự chăm sóc
  • Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh tật
  • Hướng dẫn người bệnh tới tái khám sau khi ra viện

Bước 14: Theo dõi biến chứng sau mổ

  • Theo dõi chảy máu sau mổ
  • Theo dõi liệt ruột, tắc ruột

Video liên quan

Chủ Đề